【lịch bóng đá hnay】Nghi vấn tàu nước ngoài thả độc vụ cá chết hàng loạt ở miền Trung
Cụ thể,ấntàunướcngoàithảđộcvụcáchếthàngloạtởmiềlịch bóng đá hnay để làm rõ những thông tin về vụ cá chết hàng loạt ở các tỉnh miền Trung, chiều ngày 23/4, tại Hà Tĩnh, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đã có buổi làm việc với 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế để đánh giá nguyên nhân ban đầu và bàn biện pháp khắc phục hậu quả của hiện tượng cá chết hàng loạt tại các tỉnh miền Trung trong thời gian qua.
Cá chết hàng loạt và trôi vào bờ biển nhiều tỉnh miền Trung
Nghi vấn tàu nước ngoài thả độc
Thông tin đáng chú ý nhất tại cuộc họp là đại diện Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiết lộ thông tin về việc phát hiện các tàu nước ngoài di chuyển vào vùng biển tỉnh ngày và các tỉnh lân cận trước thời điểm xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt.
Ông Lê Trần Nguyên Hùng - Phó Giám đốc Sở NN&PTNN tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: "Hiện tượng cá chết xuất hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế từ ngày 15/4, xuất phát từ một số lồng bè nuôi cá của người dân vùng ven biển giáp gianh tỉnh Quảng Trị. Sau đó 1 ngày, cá biển bắt đầu chết hàng loạt tại tất cả các khu vực bờ biển của tỉnh (trừ Hội An) và trôi dạt vào bờ. Qua công tác lấy mẫu nước, mẫu xác cá chết, chúng tôi đã loại bỏ nguyên nhân cá chết do dịch bệnh và môi trường nước không đảm bảo".
Kết quả này cũng trùng khớp với kết quả phân tích của Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị đã đưa ra trong cuộc họp.
Điều đặc biệt là ở Nghệ An và Đà Nẵng không xuất hiện hiện tượng cá chết hàng loạt mà chỉ xuất hiện từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) kéo dài đến Lăng Cô (Thừa Thiên Huế). “Điều này cho thấy nguồn phát sinh độc tố nằm hoàn toàn trong khu vực vùng biển của 4 tỉnh, thế nhưng vẫn chưa thể xác định được đó là nguồn độc tố tự nhiên hay do tác động của con người", ông Lê Trần Nguyên Hùng nhận định.
Nguồn độc ở đây nếu là do tác nhân của con người thì có thể là từ các nhà máy, khu công nghiệp dọc bờ biển xả thải gây chết cá hàng loạt và cũng có thể đặt nghi vấn từ các tàu nước ngoài. Ông Hùng tiết lộ: "Vào ngày 8/4, chúng tôi nhận được thông tin có 1 tàu nước ngoài đi vào vùng biển Thừa Thiên Huế để xin nước ngọt. Quan sát trên tàu, thấy rằng đây là dạng tàu thu mua trên tàu chi có 3 người, không có ngư cụ… Rồi trước đó, lực lượng bộ đội biên phòng Quảng Bình cũng đã bắt giữ 5 tàu nước ngoài cùng 28 thuyền viên xâm phạm vùng biển nước ta. Từ các sự việc như vậy, không loại trừ khả năng việc cá nhiễm độc chết hàng loạt có yếu tố của tàu nước ngoài".
Vẫn đang khẩn trương tìm nguyên nhân
Trước đó, như đã đưa tin, từ ngày 6/4 tại xã Kỳ Lợi huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh bất ngờ xuất hiện hiện tượng cá nuôi trong lồng bè và cá biển gần bờ sống ở tầng đáy chết hàng loạt. Sau đó, tại các xã lân cận như Kỳ Ninh, Kỳ Nam, Kỳ Hà, Kỳ Phương cũng xuất hiện tình trạng tương tự. Đến ngày 10/4 tại vùng biển xã Quảng Đông, Quảng Trạch, Quảng Bình người dân cũng ghi nhận hiện tượng cá biển chết nổi trôi dạt vào bờ giống như Hà Tĩnh. Tiếp đó, các ngày từ 14 – 19/4 các vùng biển phía Nam của tỉnh Quảng Bình và các vùng biển của Quảng Trị, Thừa Thiên Huế cũng đồng loạt xuất hiện hiện tượng này.
Qua công tác kiểm tra, lấy mẫu, phân tích các mẫu thu từ các vùng biển, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã khẳng định hiện tượng cá chết hàng loạt không phải do dịch bệnh, ô nhiễm môi trường nước mà khả năng cá chết do bị nhiễm độc.
Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Vũ Văn Tám cho biết: “Chức năng của Bộ NN&PTNT là lấy mẫu để kiểm nghiệm xem có dịch hại hay không; môi trường nước có đạt quy chuẩn để nuôi không. Cả 2 chức năng này thuộc về Bộ NN&PTNT đã kiểm nghiệm và kết luận rồi. Trước mắt là loại bỏ 2 nguyên nhân này. Chỉ còn lại khả năng nguyên nhân độc tố. Điều này đòi hỏi phải có thời gian lấy mẫu và phải phân tích ở những phòng thí nghiệm đủ tiêu chuẩn. Thủ tướng đã giao cho Bộ Tài nguyên - Môi trường chủ trì, do vậy Bộ NN & PTNT có lấy được mẫu và phân tích thì kết quả cũng sẽ cung cấp cho Bộ Tài nguyên và Môi trường”.
Như vậy, đến thời điểm hiện nay, Bộ NN&PTNN cùng các bộ ngành liên quan vận chưa xác định được loại độc tố gây chết cá và nguồn gốc phát sinh độc tố.
Bộ Tài nguyên và Môi trường đang phối hợp với nhiều bộ ngành kiểm tra, xác định nguyên nhân cá chết; điều tra làm rõ độc tố xuất phát từ đâu.
Trong khi chờ kết luận của cơ quan chức năng, hàng nghìn người dân các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế đang rất lo lắng trước thực trạng hàng chục loài cá chết đồng loạt mà không rõ nguyên nhân.
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân ở các địa phương có cá chết hàng loạt cần thu gom cá chết để tiêu hủy và không được dùng làm thực phẩm.
>>Nghiêm cấm người dân ăn cá chết hàng loạt
(责任编辑:World Cup)
- ·Chồng ngoại tình, vợ bức xúc đập nát hàng loạt siêu xe
- ·Vai trò của AI trong công cuộc chuyển đổi ngành năng lượng
- ·'Cha đẻ' pin Lithium
- ·Người dân TP.HCM mua xe máy điện được hỗ trợ vốn
- ·Bộ trưởng Đinh La Thăng: Phạt Vietnam Airlines và Vietjet Air nếu chậm chuyến
- ·Cuộc chạy đua hoàn thiện hạ tầng trạm sạc xe điện ở các nước Âu, Mỹ
- ·Cách làm ấm nhà không cần máy sưởi, điều hoà
- ·Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến các gia đình có con nhỏ thế nào?
- ·Xét tuyển nguyện vọng 1: Bắt đầu những ngày
- ·Những loại cây giúp thanh lọc không khí
- ·Tin tức mới cập nhật 24h ngày 23/7/2015
- ·Robot làm sạch tấm pin mặt trời mà không cần nước
- ·Chia sẻ của người dùng về chi phí vận hành của xe VF 5 Plus
- ·Vì sao không nên bỏ pin vào thùng rác?
- ·Tàu ngầm hạt nhân mới nhất của Trung Quốc
- ·Anh sẽ xây dựng nhà máy phát điện thủy triều lớn nhất thế giới
- ·Thụy Sĩ đặt tấm pin mặt trời thẳng đứng trên tường chắn bên đường
- ·Một số rác thải nhựa cần 1.000 năm để phân huỷ
- ·Cháy lớn hạ gục ‘biểu tượng vinh quang và sức mạnh’ Triều Tiên
- ·Xây dựng nhà máy công nghệ điện thủy triều đầu tiên ở Đông Nam Á