【đội hình bologna gặp juventus】TP.Hồ Chí Minh: Căng thẳng cuộc đua vào đầu cấp
Cuộc chiến “cân não”
Ngày 2 và 3/6 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ chính thức diễn ra. Được biết,ồChíMinhCăngthẳngcuộcđuavàođầucấđội hình bologna gặp juventus năm học 2018-2019, toàn thành phố có 65.290 chỉ tiêu vào lớp 10 công lập (chưa tính các trường chuyên). Trong khi đó, số đăng ký nguyện vọng năm học này lên tới 89.402 thí sinh. Như vậy, năm học 2018-2019, toàn thành phố sẽ có 24.112 thí sinh rớt lớp 10 công lập. Kỳ thi quả thực là một “cuộc chiến” cân não đối với các thí sinh.
Theo số liệu công bố ban đầu của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM mới đây, năm học này, nhiều trường THPT có tỷ lệ chọi tăng so với năm ngoái nên dự báo điểm chuẩn sẽ biến động. Điển hình như Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (quận 6), tổng chỉ tiêu tuyển sinh 720 em nhưng có tới 2.089 nguyện vọng đăng ký; Trường THPT Gia Định (quận Bình Thạnh), chỉ tiêu tuyển sinh 630 em, nhưng có đến 2.084 nguyện vọng đăng ký; Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền (quận Tân Bình) chỉ tiêu tuyển sinh 450 em, nhưng có 1.780 nguyện vọng đăng ký... Ngay cả những trường ở vùng ven năm nay cũng có tỉ lệ chọi rất cao như Trường THPT Lý Thường Kiệt (huyện Hóc Môn) có tỷ lệ chọi 2,22; Trường THPT Nguyễn Hữu Tiến (Hóc Môn) là 2,20; Trường THPT Thủ Đức 2,25.
Bên cạnh đó, trong năm học này, TP.HCM sẽ thực hiện siết chặt việc đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 để học sinh đăng ký nguyện vọng vào trường mình học chứ không phải vì thành tích của trường hay áp lực của phụ huynh. Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cũng đã yêu cầu các trường phải rà soát kỹ, tư vấn cho phụ huynh những nguyện vọng đăng ký quá xa nơi cư trú vì khi hết thời hạn điều chỉnh, thí sinh không được thay đổi nữa. Chẳng hạn, thí sinh hộ khẩu ở Nhà Bè, Củ Chi nhưng đăng ký nguyện vọng các trường ở các quận 1, 3 là không khả thi.
Theo đó, để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi này, hiện các học sinh và giáo viên cũng đang dồn sức ôn luyện, thậm chí học ngày học đêm nhằm vượt qua kỳ thi. Chị Hoàng Thị Luyến (quận Bình Thạnh) đang cho con gái theo học tại Trung tâm bồi dưỡng văn hóa 218 Lý Tự Trọng (quận 1) cho biết, ngay từ đầu tháng 3, đều đặn tuần 3 buổi tối, chị đưa con gái đến trung tâm ôn luyện để “tạo động lực” cho con thi vào trường THPT Gia Định, một trong những trường điểm của quận. Chị Luyến cho biết, do con gái chị lực học cũng tương đối tốt nên tháng 3 mới bắt đầu ôn luyện, chứ nhiều phụ huynh khác đã cho con học ôn từ cuối năm lớp 8, đầu lớp 9.
Nhằm giúp học sinh ôn tập tốt nhất để chuẩn bị cho kỳ thi quan trọng vào đầu tháng 6 tới, Trường THCS Hậu Giang đã lên kế hoạch dự kiến ôn tập tới ngày 30/5. Theo các giáo viên, sau khi kiểm tra học kỳ II, bắt đầu từ 2/5, các em lớp 9 đã được ôn tập ba môn Toán, Ngữ văn, tiếng Anh vào buổi chiều, còn buổi sáng học sinh vẫn học đảm bảo theo chương trình quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tùy vào học lực của học sinh, các thầy cô giáo sẽ linh hoạt thực hiện việc ôn tập. Ngoài ôn tập, thầy cô cũng nhắc nhở các em giữ gìn sức khỏe, không thức quá khuya để học bài, chú ý ăn uống và đi lại do thời tiết Sài Gòn đang vào mùa mưa nên các em rất dễ cảm lạnh và có những cách thư giãn để luôn có tâm lý thoải mái.
Khó hơn thi đại học
Với kỳ thi lớp 6 tại TP.HCM, mặc dù học sinh không phải tham gia kỳ thi tuyển sinh mà sẽ được xét tuyển, phân tuyến theo địa bàn cư trú trừ trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa với đặc thù trường chuyên được thực hiện phương thức xét tuyển, đi kèm bài khảo sát năng lực bằng tiếng Anh. Thế nhưng, năm nào cũng vậy, rất nhiều phụ huynh có mong muốn cho con được vào học tại ngôi trường chuyên nổi tiếng này. Hàng năm, trường này có khoảng 3.500 thí sinh đăng ký dự thi và tỷ lệ chọi trung bình ở trong mức 1 "chọi" 7, khó hơn cả thi đại học. Trong năm học 2018-2019, trường chuyên Trần Đại Nghĩa tuyển 525 học sinh cho 15 lớp 6. Đây cũng là lý do khiến nhiều trẻ phải miệt mài học thêm, ôn thi, thậm chí là bắt đầu ngay từ những năm đầu cấp 1.
Năm nay, con gái đầu của anh chị Nguyễn Văn Tuấn, ngụ ở quận Gò Vấp (TP.HCM) chuẩn bị vào lớp 6 năm học 2018-2019. Để nuôi ước mơ cho con vào tại trường chuyên Trần Đại Nghĩa, anh chị không chỉ đầu tư học Anh văn từ nhỏ, mà còn bắt đầu cho con học thêm Toán, Anh văn nâng cao từ lớp 3. Hiện con gái của anh chị song song với luyện tiếng Anh, cháu còn đang được ôn luyện thi vào lớp 6 tại một trung tâm văn hóa ngoài giờ nổi tiếng ở quận 1. Tương tự, ngoài ôn luyện ở những trung tâm luyện thi có tên tuổi, thương hiệu, nhiều phụ huynh còn săn lùng giáo viên giỏi chuyên luyện thi lớp 6 của trường này. Vẫn biết, ước mơ cho con học ở những ngôi trường chuyên, trường điểm là nguyện vọng chính đáng của phụ huynh lẫn học sinh.
Công lập không phải là con đường duy nhất
Theo ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM: “Thi vào lớp 10 kiến thức xuyên suốt 4 năm học THCS là nền tảng quan trọng, chứ không phải ôn luyện kiến thức của năm học cuối hoặc giờ cuối. Đề thi năm nay không thách đố, hàn lâm hay có yếu tố bất ngờ. Học chắc, củng cố ôn tập ngay từ đầu sẽ hiệu quả”.
Bên cạnh đó, tuy cánh cổng các trường công lập đang hẹp dần, nhưng với thực trạng “thừa thầy thiếu thợ” và số lượng cử nhân, thạc sĩ không có việc làm như hiện nay, học sinh có thể chọn cho mình cánh cửa học nghề đang rộng mở. Để khuyến khích học sinh sau khi tốt nghiệp lớp 9 chọn học nghề, phù hợp với năng lực của bản thân, tham gia vào thị trường lao động có thu nhập cho bản thân và gia đình, ngành giáo dục TP.HCM đã đưa ra nhiều chính sách để thu hút học sinh vào bậc học này.
Theo đó, các em cần xác định rõ năng lực của mình, nếu không đủ khả năng tiếp tục học lên THPT thì có thể chọn học nghề. Nếu chọn vào trung cấp chuyên nghiệp 9+3,5 năm hoặc 9+4 năm, các em vừa học nghề vừa học chương trình THPT theo hệ giáo dục thường xuyên. Khi hoàn thành chương trình học, các em sẽ được lợi nhiều hơn vì sẽ tốt nghiệp cùng một lúc hai bằng: Tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp và tốt nghiệp THPT. TP.HCM vừa đề xuất mô hình 9+5 năm, HS tốt nghiệp THCS có thể học thẳng lên cao đẳng chính quy mà không cần phải đợi đến khi tốt nghiệp THPT rồi mới thi.
Với cuộc “chạy đua” vào các lớp 6 chuyên, theo cảnh báo của các nhà quản lý giáo dục, ở độ tuổi còn nhỏ, các em phải đối đầu với kỳ kiểm tra năng lực quá sức, tỷ lệ chọi cao hơn cả vào đại học, là không hợp lý. Thế nhưng, khi đã đầu tư và kỳ vọng quá lớn, phụ huynh đã vô tình đẩy con mình vào cuộc đua khốc liệt, tính cạnh tranh cao. Điều này sẽ vô hình gây áp lực tâm lý lớn cho các em.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giá heo hơi hôm nay 11/12/2023: Đã có dấu hiệu tích cực
- ·Cần có chiến lược thu hút FDI thế hệ mới
- ·Chuyển đổi số logistics thúc đẩy xuất nhập khẩu Bình Định thành điểm sáng
- ·Mỹ lập kế hoạch phóng các máy bay in 3D cực nhanh vào vũ trụ
- ·Vàng biến động mạnh, quản lý thị trường ra sao trước những cơn sốt giá?
- ·Vedan Việt Nam đồng hành cùng “tuần lễ Đồng Nai xanh” năm 2023
- ·Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động hội và phong trào phụ nữ
- ·Mạng xã hội của Elon Musk ra mắt tính năng nghe gọi video
- ·Không để 'nút thắt' pháp lý làm giảm sức hút thị trường bất động sản
- ·VietinBank: Tích cực đẩy mạnh tăng thu dịch vụ, cải thiện cơ cấu thu nhập
- ·Đơn vị thiết kế và thi công cảnh quan sân vườn tại Long An uy tín
- ·Petrovietnam tiếp nhận bàn giao hồ sơ Dự án nhiệt điện Ô Môn III và IV từ EVN
- ·Viettel tiếp tục được cấp sáng chế độc quyền tại Mỹ
- ·Trung Quốc ra mắt hệ thống mạng internet nhanh nhất thế giới
- ·Phát động trồng cây chương trình Đường xanh tại xã Vạn Thắng, Nông Cống, Thanh Hóa
- ·Tận dụng lợi thế sàn thương mại điện tử để chủ động tìm đầu ra cho nông sản
- ·Giới trẻ Hà Nội hào hứng trải nghiệm xe tự hành, thiết bị IoT, robot
- ·'Cơn khát' nhân lực bán dẫn và cơ hội cho Việt Nam
- ·Khởi động thị trường bánh trung thu
- ·Tầm quan trọng của công cụ phân tích trong phát triển ứng dụng di động