【tỷ số pauli】Quản lý thủy điện tại Gia Lai: Những kiến nghị thiết thực
Thủy điện Ialy luôn quản lý đập,ảnlýthủyđiệntạiGiaLaiNhữngkiếnnghịthiếtthựtỷ số pauli vận hành hồ chứa bảo đảm an toàn |
Theo Sở Công Thương Gia Lai, 36/36 thủy điện có quy trình vận hành hồ chứa được cấp thẩm quyền phê duyệt, đã đăng ký an toàn đập và thực hiện báo cáo hiện trạng an toàn đập năm 2016, lắp đặt hệ thống cảnh báo xả nước khi điều tiết lũ, phát điện cho vùng hạ du đập; 34/36 thủy điện đã được phê duyệt phương án bảo vệ đập, hoàn thành kiểm định an toàn đập. Bên cạnh đó, các chủ đập cũng chú trọng trong công tác phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn những nội dung cơ bản khi vận hành xả lũ, phát điện cho nhân dân quanh khu vực biết, chủ động phòng tránh...
Tuy nhiên, Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai Bùi Khắc Quang chia sẻ: Qua quá trình thực hiện công tác quản lý an toàn đập thủy điện cho thấy, các quy định tại Nghị định 72/2007/NĐ-CP đã không còn phù hợp với thực tế và các luật chuyên ngành khác mới được ban hành. Ngoài ra, các quy định về phân cấp quản lý an toàn đập, vận hành hồ chứa thủy điện hiện nay chưa phù hợp với phân cấp quản lý chất lượng công trình xây dựng, do đó, gây khó khăn trong việc thống nhất triển khai thực hiện, quản lý tại địa phương…
Các quy trình vận hành hồ chứa thủy điện đã được phê duyệt chưa quy định thống nhất thời gian, hiệu lệnh thông báo vận hành phát điện và vận hành xả lũ tương ứng với tần suất lũ hoặc khi xảy ra sự cố đập, vỡ đập; không có phương pháp xác định và quy định cụ thể lưu lượng dòng chảy tối thiểu phải duy trì sau đập. Ngoài ra, UBND tỉnh chỉ có thẩm quyền phê duyệt quy trình vận hành các hồ chứa thủy điện có quy mô dung tích dưới 1 triệu m3. Do vậy, gây khó khăn cho địa phương trong quá trình kiểm tra việc thực hiện cũng như trong công tác chỉ đạo thực hiện, quy trình khi xảy ra các điều kiện thời tiết bất thường.
Đặc biệt, đến nay, các quy trình vận hành đơn hồ của hồ chứa thủy điện thuộc đối tượng điều chỉnh của quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Ba và sông Sê San vẫn chưa được phê duyệt điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với quy trình liên hồ. Do vậy, địa phương và các chủ đập thủy điện này gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương trong công tác kiểm tra việc chấp hành quy định của chủ đập thủy điện tại thực tế từng công trình, Sở Công Thương Gia Lai kiến nghị Bộ Công Thương sớm ban hành thông tư thay thế Thông tư 34/2010/TT-BCT phù hợp với các quy định của nghị định thay thế Nghị đinh 72/2007/NĐ-CP. Trong đó, tập trung đầy đủ các nội dung và biểu mẫu về công tác quản lý an toàn đập, vận hành hồ chứa thủy điện.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng cần kiến nghị Chính phủ sớm ban hành nghị định thay thế Nghị định 72/2007/NĐ-CP và xem xét sửa đổi Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, để địa phương và các chủ đập thủy điện có cơ sở triển khai thực hiện; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành quyết định thay thế Quyết định 285/2006/QĐ-TTg theo hướng phù hợp với các quy định tại nghị định thay thế Nghị định 72/2007/NĐ-CP; thống nhất thời gian, hiệu lệnh thông báo vận hành phát điện và vận hành xả lũ tương ứng với các tần suất lũ hoặc khi xảy ra sự cố đập, vỡ đập (trong đó, thời gian thông báo xả lũ là trước ít nhất 4 giờ, để địa phương và nhân dân vùng hạ du đập thủy điện có đủ thời gian chủ động phòng tránh); quy định phương pháp xác định cụ thể lưu lượng dòng chảy tối thiểu phải duy trì sau đập trong quy trình vận hành hồ chứa để các chủ đập triển khai thực hiện.
Ngoài ra, lãnh đạo Sở Công Thương Gia Lai cũng đề nghị Bộ Công Thương cần có ý kiến với Bộ Xây dựng sớm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia quy định về thiết kế công trình thủy điện; rà soát phân cấp quản lý về an toàn đập, vận hành hồ chứa thủy điện phù hợp với phân cấp quản lý về chất lượng công trình xây dựng để thống nhất triển khai thực hiện cho đồng bộ giữa trung ương và địa phương…
Trên địa bàn tỉnh Gia Lai hiện có 36 thủy điện đang vận hành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Công Thương về an toàn đập, vận hành hồ chứa. Ngoài ra, 2 thủy điện (PleiKrông và Krông HNăng) có một phần vùng hạ du sau đập thuộc địa bàn tỉnh Gia Lai. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Có vợ rồi còn 'tòm tem' nữ sinh cấp 3
- ·Hoàn thiện thể chế quản lý cửa khẩu biên giới đất liền
- ·Lộc Ninh: Tổng kết 20 năm xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư
- ·Bị tai biến nặng sau tiêm chủng vaccine: Được bồi thường
- ·Xem những chiếc bánh kỷ lục ngàn người ăn không hết
- ·Người phụ nữ bán vé số dạo cần mẫn
- ·Bộn bề khó khăn ở khu tái định cư Đắk Ơ
- ·140 cán bộ tập huấn quản lý ATTP
- ·Bị nợ lương, người lao động nên làm gì?
- ·Đau đầu tìm giải pháp hạn chế ùn tắc ở Thành phố Hồ Chí Minh
- ·Hơn 30 triệu đến với bé ung thư mắt
- ·Bé trai 3 tuổi bị kẹt chân ở thang cuốn tòa nhà cao tầng
- ·Thương lượng bồi thường thiệt hại khi đình công bất hợp pháp
- ·Thu tiền của người tham gia tuyển dụng sẽ bị phạt đến 3 triệu đồng
- ·Em thật gần mà cũng rất xa
- ·Muốn thoát nghèo, cần đổi mới cách làm ăn
- ·Sốc... khi lần đầu đi máy bay!
- ·Minh Hưng khổ vì mặt lộ biến thành “sông”
- ·Tìm hiểu thời hạn đăng kí bảo hiểm thất nghiệp
- ·Tin vắn 16