【bảng xếp hạng canada】Lãnh đạo trẻ Chương trình Eisenhower: “Nên làm cái khác biệt”
Ông Nguyễn Thành Vinh,ãnhđạotrẻChươngtrìnhEisenhowerNênlàmcáikhácbiệbảng xếp hạng canada Chủ tịch Hội đồng Quản trị của SIR Tailor- thương hiệu may mặc cao cấp, một trong sáu gương mặt lãnh đạo trẻ của Việt Nam đã được lựa chọn và tham gia Chương trình Lãnh đạo Eisenhower- chương trình học bổng danh giá của Mỹ- đã mở đầu câu chuyện về hội nhập và khả năng thích ứng của doanh nghiệp Việt với báo Hải quan như vậy.
Theo ông Vinh, hạn chế của doanh nghiệp Việt khi giao tiếp và làm việc với đối tác nước ngoài là ngoại ngữ và giao tiếp. Việc không mạnh dạn thể hiện quan điểm của mình là do hạn chế về ngoại ngữ, nhưng cũng có nhiều người giỏi ngoại ngữ nhưng chưa có khả năng thể hiện ngôn ngữ, khả năng nói trước đám đông, chủ động tìm kiếm khách hàng, đó là hạn chế về giao tiếp.
Ngược lại, Việt Nam đang có nhiều lợi thế của hội nhập, đó là Việt Nam là nước phát triển, có nguồn lao động rẻ, trẻ, chúng ta cũng chuẩn bị ký nhiều hiệp định đa phương về thương mại với các thị trường lớn.
Đây là điều kiện thuận lợi, tạo nhiều kết nối với các thị trường, kêu gọi đầu tư nước ngoài, như thế chúng ta có quyền chọn những khách hàng tốt, đơn hàng có GTGT cao, loại sản phẩm tạo thặng dư lớn trong thương mại, mang lại giá trị lớn hơn cho nền kinh tế. Cái lợi nữa là thương mại sẽ chiếm nhiều hơn trong cơ cấu xuất khẩu thay vì trước đây chúng ta xuất khẩu nặng về gia công.
Vậy ông đánh giá như thế nào về thách thức và cơ hội của doanh nghiệp Việt trước thềm TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương)?
Nhiều ý kiến đều nói TPP mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội đầu tư nước ngoài nhưng thực ra là thách thức. Lấy ví dụ trong ngành Dệt may, doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam chỉ chiếm phần nhỏ thôi, còn lại là các hãng nước ngoài đặt trụ sở ở việt Nam.
Điều mà TPP thực sự mang lại là tạo được công ăn việc làm, nhưng ngược lại nhà đầu tư tận dụng được nguồn tài nguyên giá rẻ của chúng ta, ngoài ra còn vấn đề môi trường nữa.
Doanh nghiệp nước ngoài đang tận dụng được những điểm đó còn chúng ta vẫn không tham gia được vào chuỗi thặng dư nhất là thương mại phân phối, làm sao để chúng ta phát triển được sản phẩm từ nguyên vật liệu đến thiết kế.
Còn cơ hội trong AEC (Cộng đồng Kinh tế ASEAN), thưa ông?
Từ trước đến nay, các thị trường trong khối AEC đều là các thị trường dệt may truyền thống của Việt Nam. Trước đây chúng ta xuất sang Singapore để xuất sang nước khác nhưng gần đây Singapore đang nổi lên như một thị trường thời trang, xuất khẩu dệt may sang Singapore để tiêu dùng đang tăng. Ngoài ra, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc... đều là những thị trường dệt may truyền thống của Việt Nam.
Khi AEC được hình thành, doanh nghiệp dệt may Việt có thể hưởng lợi khi kết hợp với Thái Lan, Indonexia hay Malaixia. Việt Nam và các nước này có khả năng khá giống nhau về dệt nhưng về công nghệ dệt hoặc hoàn tất chúng ta đang đi sau, do đó thay vì tập trung làm những cái tương tự họ ta nên làm cái khác biệt. Ví dụ như may chẳng hạn, người Việt Nam khá khéo léo và có năng suất trong công nghiệp may nên chúng ta có thể kết hợp với Thái Lan, Indonexia sản xuất vải nguyên liệu và may ở trong nước để xuất khẩu.
Nghĩa là thay vì tư duy cạnh tranh, doanh nghiệp cần thay đổi quan điểm: hợp tác để thành công?
Ngành dệt may là chuỗi liên kết toàn cầu mà không quốc gia nào có thể tách bạch, vì thị trường dệt may toàn cầu rất lớn, năm 2013 là hơn 700 tỷ đô la, Việt Nam và Trung Quốc cũng hợp tác để cung ứng hàng hóa dệt may cho thị trường toàn cầu.
Một điểm nữa doanh nghiệp Việt nên làm, đó là duy trì lợi thế của mình là tập trung vào thiết kế và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực về bán lẻ thời trang. Thị trường Việt Nam cũng rất tiềm năng, 90 triệu dân và doanh số nội địa ước 3 tỷ đô la, nếu chúng ta có khả năng bán lẻ tốt, mở kênh phân phối ngay tại thị trường trong nước, chúng ta sẽ thắng.
Hiện một số thương hiệu dệt may đã làm tốt công tác này như Nhà Bè, Việt Tiến, An Phước nhưng mô hình bán lẻ thay đổi rất nhanh, nếu các doanh nghiệp không thay đổi sẽ không bắt kịp được với Zala, Mango... đang dần thu hút lượng lớn khách hàng hiện hữu của các công ty trong nước.
Thị trường tiêu dùng Việt Nam rất trẻ và khá cởi mở, họ có thể quay sang tiêu dùng thương hiệu nước ngoài ngay. Chúng ta đang làm cho các thương hiệu nước ngoài, xuất sản phẩm đi nước ngoài nên trong quá trình hợp tác cần phải học và làm được điều gì đó cho thị trường trong nước.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:La liga)
- ·Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- ·Hỏi đáp Giao dịch Hàng hóa (Số 65): Các khái niệm cơ bản trong giao dịch hợp đồng quyền chọn
- ·Giá vàng hôm nay 5/5/2024: Vàng trong nước tăng vùn vụt, lên đỉnh 86 triệu đồng/lượng ngày cuối tuần
- ·Wagner tuyên bố sẵn sàng bảo vệ Belarus
- ·Hãng công nghệ Nga ra mắt smartphone chống nghe trộm
- ·Điểm tên 8 địa phương có doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng cao
- ·Chung tay phòng chống bệnh viêm gan
- ·Tổng thống Erdogan tiết lộ thời điểm ông Putin tới thăm Thổ Nhĩ Kỳ
- ·Ngày 6/1: Giá cao su thế giới tiếp tục giảm, trong nước đi ngang sáng đầu tuần
- ·Giám sát chặt khách nhập cảnh vào Việt Nam để phòng cúm H7N9
- ·CSGT đo nồng độ cồn xuyên đêm, phát hiện tài xế vi phạm gấp đôi mức 'kịch khung'
- ·Giá thép hôm nay ngày 5/5/2024: Dự báo tăng trưởng trong quý II
- ·Mỹ đàm phán với thủ lĩnh phe nổi dậy ở Niger, sơ tán nhân viên đại sứ quán
- ·Ban hành thông tư về hỗ trợ chi trả thuốc kháng HIV với người có BHYT
- ·Nhận định, soi kèo Nagaworld vs Svay Rieng, 18h00 ngày 3/1: Cửa trên ‘ghi điểm’
- ·Nam Đông: Hỗ trợ 15 triệu đồng cho một cán bộ y tế bị bệnh hiểm nghèo
- ·Agribank dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng tỷ lệ giao dịch thanh toán chạm
- ·Kiev xem cầu Crưm là mục tiêu tấn công, Mỹ nói Ukraine tổn thất đáng kể
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Giá nông sản hôm nay ngày 9/5: Dừa xiêm ở Tiền Giang khan hàng; Giá cà phê Robusta tăng trở lại