【handicap trong bóng đá la gì】Đọc mảnh giấy ghi điều ước ngày Tết của học trò khiến thầy giáo trẻ bật khóc
Ước mơ Tết có quần áo mới,ĐọcmảnhgiấyghiđiềuướcngàyTếtcủahọctròkhiếnthầygiáotrẻbậtkhóhandicap trong bóng đá la gì có thùng mì, cân gạo
Đó là ước mơ của những em nhỏ làm nghề nhặt ve chai, bán vé số ở lớp học tình thương Ngọc Việt của anh Huỳnh Quang Khải (32 tuổi, TP.HCM).
Năm 2009, anh Huỳnh Quang Khải cùng vài người bạn mở lớp dạy học miễn phí cho trẻ em nghèo quanh xóm. Sau khi các bạn rời đi vì bận công việc, anh cũng nghỉ dạy một thời gian. Nhưng đến năm 2015, anh Khải quay lại, mang lớp học về nhà vì có nhiều em mong được học tiếp.
Mỗi ngày trôi qua, anh càng thấy quyết định của mình là đúng đắn.
Các em học sinh không chỉ khó khăn về con chữ mà còn khó khăn cả trong cuộc sống mưu sinh. Giúp các em biết đọc, biết viết, rèn luyện đạo đức, nhân phẩm là điều mà người làm thầy như Huỳnh Quang Khải luôn mong muốn.
Tết sắp đến, anh nghĩ ra một bài kiểm tra nhỏ để lắng nghe và thấu hiểu các em học sinh nhiều hơn. “Ước mơ Tết của các con là gì?”, anh Khải đưa ra câu hỏi rồi yêu cầu các em ghi vào trong giấy.
Anh cho hay, trước khi ra đề, anh quy định điều ước phải thực sự thiết thực, nằm trong khả năng của thầy với tầm giá khoảng 300-400 nghìn đồng.
Các em học sinh trong lớp lặng im nghĩ về những điều mình mong muốn khi Tết sắp đến. Rồi tất cả vội viết ra điều ước được thầy Khải trao tặng.
Sau hơn 10 phút, anh Khải thu lại những tờ giấy của học sinh. Giờ giải lao, đọc ước mơ của các em, Quang Khải không cầm được lòng.
"Con ước có bao gạo ăn Tết. Con ước bố mẹ được ăn một bữa thật ngon vì con chưa bao giờ thấy bố mẹ ăn thoải mái đồ ăn ngon. Con ước có một thùng cháo vì con rất thích ăn cháo. Con ước được tổ chức sinh nhật một lần vì con chưa bao giờ được tổ chức sinh nhật...". Tất cả những điều ước đều được ghi lên tờ giấy trắng.
Có em ước một đôi giày mới để diện Tết. Em thì lại ước có một chiếc xe đạp để tự đi đến nhà thầy, bố mẹ đỡ vất vả.
Những điều ước nhỏ nhoi ấy khiến Khải nhớ về tuổi thơ của mình. Anh cũng từng trải qua những ngày tháng vất vả mưu sinh khi vừa lên 6 tuổi. Quang Khải hiểu hơn ai hết nếu những điều ước này thành sự thật, những đứa trẻ nghèo sẽ vui biết nhường nào.
“Nhìn các em, tôi biết phải nỗ lực hết mình”
Anh Khải cho hay, nhờ mẹ và vợ luôn ở bên hỗ trợ, anh có được động lực để cố gắng mỗi ngày. Các em nhỏ đến với lớp học tình thương hầu hết có hoàn cảnh rất khó khăn, bố mẹ không đủ khả năng trang trải cho các em đi học chính quy.
“Tôi nhớ ở lớp có một em bị tật rung giật nhãn cầu, tròng đen của mắt liên tục di chuyển khiến tầm nhìn rất khó khăn. Lần đó tôi ra ngoài về, thấy em không chào thầy, tôi liền trêu và nói dỗi. Lúc vào bàn ngồi dạy học, em đến bên cạnh rót nước mời thầy và nói xin lỗi vì không chào thầy. ‘Thầy ơi, con xin lỗi vì không chào thầy nhưng lúc đó con không nhìn rõ thầy ạ’. Câu nói của em học sinh khiến tôi rất áy náy. Tôi ôm chầm lấy em rồi bật khóc.
Trong một phút lơ đễnh, tôi đã quên mất em bị tật về mắt. Lúc đó tôi rất ân hận và cảm thấy mình thật vô tâm, khiến em bị tổn thương”, Quang Khải chia sẻ.
Anh cho biết, các em học sinh rất thích đến nhà thầy. Những ngày được nghỉ, các em cũng đến nhà thầy chơi. Có nhiều em còn ngủ lại, ăn uống ở nhà thầy thường xuyên. Các em thực sự đã coi lớp học, coi nhà thầy là nhà của chính mình. Nhìn thấy các em học sinh quây quần, anh Khải rất hạnh phúc và tự nhủ phải nỗ lực hết mình.
Ngoài giờ học trên lớp, Khải cũng tổ chức cho các em đi dã ngoại. Những chuyến đi của các em ngoài việc anh Khải lo toan còn có sự hỗ trợ của các mạnh thường quân biết đến lớp học tình thương Ngọc Việt.
Những ngày đặc biệt, Khải thường có những suất ăn ấn tượng cho các em. Các món ăn là do mẹ của anh phụ trách. Thi thoảng cũng có những tấm lòng hảo tâm gửi đồ dùng học tập, đồ ăn, sách vở… đến ủng hộ lớp.
“Đối với tôi các em không chỉ là học trò mà là các con, là gia đình. Tôi hi vọng sau này ra đời, mỗi em sẽ có được những kiến thức nhất định, biết chữ, biết mưu sinh bằng những phẩm chất tốt đẹp. Tôi luôn hi vọng Tết này các em sẽ được vui vẻ, ấm no, hạnh phúc đúng với tuổi thơ hồn nhiên của mình. Món quà nhỏ nhưng ý nghĩa, ấm áp. Đó là tấm lòng của tôi và những người luôn dõi theo, ủng hộ lớp học Ngọc Việt”, Huỳnh Quang Khải chia sẻ.
Lớp học dạy chữ, dạy cả cách mưu sinh của thầy KhảiTrải qua tuổi thơ vất vả, thiếu thốn tình cảm, Huỳnh Quang Khải hiểu hơn ai hết số phận của những đứa trẻ bán vé số, ve chai không biết đến con chữ.(责任编辑:Cúp C1)
- ·Đầu tư hạ tầng giao thông tạo động lực cho phát triển
- ·Đồng Nai sắp 'biến' cù lao bưởi Tân Triều thành điểm du lịch hấp dẫn
- ·Đưa quan hệ Việt
- ·Để "nhịp cầu" hòa bình giữa hai miền Triều Tiên có thể "hợp long"
- ·Dấu chấm hỏi bơ vơ
- ·Khám phá những điểm đến hấp dẫn trong năm 2024 cùng GTrip
- ·Bãi biển Hải Tiến ở Thanh Hóa 'mọc' đầy đá nham nhở và ‘bẫy' chông sắt
- ·Hàn Quốc tin rằng Triều Tiên vẫn chân thành với cam kết
- ·Bảng báo giá gửi hàng đi Mỹ tại Long An 2024 mới
- ·Bánh mì chuối xanh 'không có vụn, siêu dinh dưỡng' trên chuyến tàu Huế
- ·Bên bờ sóng em nghe...
- ·Xin thị thực Mỹ bắt buộc phải trình báo hồ sơ sử dụng mạng xã hội
- ·'Chiếc chả mực to nhất Việt Nam' sẽ xuất hiện tại lễ hội bia ở Hạ Long dịp 30/4
- ·Những nơi trong phòng khách sạn có thể bị đặt camera mà du khách không ngờ tới
- ·Bế tắc khi tái hôn trả thù vợ cũ
- ·Cận cảnh thuyền đua F1H20 18 tỷ đồng của đội Bình Định
- ·Sau Tết, Đà Nẵng 'ra quân' quảng bá du lịch tại thị trường tỷ dân
- ·NovaWorld Phan Thiet rực rỡ sắc màu carnival đón dịp lễ 30/4
- ·Giá heo hơi hôm nay 5/12/2023: Tiếp tục chìm sâu dưới giá thành
- ·Chảo lửa Tây Nam Syria cháy hừng hực, Tây Nam Syria họp khẩn