【tỷ số ngoại hạng đức】Việt Nam thiệt hại 8.700 tỷ đồng do virus máy tính
Kết quả này được đưa ra từ chương trình đánh giá tình hình an ninh mạng do Tập đoàn công nghệ Bkav thực hiện vào tháng 12/2015.
Thông tin của Bkav cho biết,ệtNamthiệthạitỷđồngdovirusmáytítỷ số ngoại hạng đức mức thiệt hại do virus máy tính gây ra được tính dựa trên thu nhập của người sử dụng và thời gian công việc của họ bị gián đoạn do các trục trặc gây ra bởi virus máy tính. Theo đó, bình quân mỗi người sử dụng máy tính tại Việt Nam đã bị thiệt hại 1.253.000 đồng. Với ít nhất 6,98 triệu máy tính (theo Sách Trắng về Công nghệ Thông tin – Truyền thông) thì mức thiệt hại do virus gây ra trong năm lên tới hơn 8.700 tỷ đồng.
Mối họa từ USB, mạng xã hội, tin nhắn rác…
Thống kê của Bkav cho thấy, USB vẫn là nguồn lây nhiễm virus nhiều nhất tại Việt Nam hiện nay. Có đến 83% người tham gia chương trình đánh giá của Bkav cho biết, USB của họ đã bị nhiễm virus ít nhất một lần trong năm, giảm không đáng kể so với con số 85% của năm 2014. Hơn 9,1 triệu lượt máy tính đã được ghi nhận nhiễm các loại virus lây qua USB trong năm cho thấy bức tranh rõ nét về tình trạng sử dụng USB tại Việt Nam.
W32.UsbFakeDrive vẫn là dòng virus lây nhiễm qua USB nhiều nhất, do có khả năng lây lan bùng phát chỉ với thao tác mở ổ đĩa USB của người dùng. “Đã đến lúc người dùng Việt Nam cần thay đổi thói quen sử dụng USB tùy tiện để bảo vệ chính mình cũng như cộng đồng mạng”, Bkav khuyến cáo.
Cũng theo Bkav, một nửa số người tham gia chương trình đánh giá tình hình an ninh mạng của Bkav (hơn 48%) cho biết họ phải chịu đựng tin nhắn rác làm phiền mỗi ngày. So với năm ngoái, tỉ lệ này vẫn tiếp tục tăng mặc dù năm 2015 đã có hàng loạt các vụ xử phạt đối tượng phát tán tin nhắn rác, cũng như nhiều chế tài mới được các cơ quan quản lý ban hành.
Thống kê từ hệ thống giám sát an ninh mạng của Bkav cũng cho thấy, mỗi ngày có tới 13,9 triệu tin nhắn rác được phát tán tới người sử dụng tại Việt Nam. Lợi nhuận khổng lồ thu về cho nhà mạng từ mảnh đất màu mỡ tin nhắn rác có lẽ vẫn là nguyên nhân chủ yếu khiến cho vấn nạn này ngày càng trầm trọng.
Một số liệu của Bkav cũng chỉ rõ: 93% người sử dụng Facebook tại Việt Nam cho biết thường xuyên gặp phiền toái với tin nhắn rác, nội dung đồi trụy hay liên kết giả mạo có cài mã độc trên Facebook.
Theo các chuyên gia của Bkav, không chỉ quấy rối, “rác” trên mạng xã hội còn mang theo nguy cơ “móc túi” người dùng với các nội dung lừa đảo như trúng thưởng khủng, khuyến mãi hấp dẫn...
Thống kê từ hệ thống giám sát của Bkav cũng cho thấy, mỗi tháng lại có thêm hơn 1.000 trang giả mạo Facebook được lập ra nhằm đánh cắp tài khoản của người sử dụng. Sau đó tài khoản bị đánh cắp sẽ được sử dụng để tiếp tục phát tán mã độc hoặc để lừa đảo, phổ biến nhất là chat với bạn bè của nạn nhân lừa nạp thẻ điện thoại.
Để phòng tránh, Bkav khuyến cáo khi tham gia mạng xã hội, người sử dụng cần chủ động xác minh lại các thông tin nhận được và không làm theo hướng dẫn trên các website chưa tin cậy.
Hơn 5.226 website của các tổ chức bị xâm nhập trái phép
Bkav cho biết, năm 2015 ghi nhận hàng loạt cuộc tấn công trên diện rộng của mã độc mã hóa dữ liệu tống tiền (ransomeware) và sự trở lại của phần mềm quảng cáo bất hợp pháp (adware) núp bóng dưới các phần mềm tiện ích. Đặc điểm chung của các dòng mã độc này là có thể mang lại “lợi nhuận” trực tiếp khổng lồ cho hacker. Chính vì vậy, mã độc mã hóa tống tiền và phần mềm quảng cáo bất hợp pháp sẽ là những xu hướng chính của mã độc trong năm 2016.
Bên cạnh đó, các cuộc tấn công bằng phần mềm gián điệp (spyware) để đánh cắp thông tin và các cuộc tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) đã ngày càng mang màu sắc chính trị như vụ tấn công vào Sony Pictures, Bộ Quốc phòng Mỹ, Quốc hội Đức…
“Với cách thức dễ dàng thực hiện và hiệu quả cao, chúng ta sẽ thường xuyên chứng kiến các cuộc tấn công mạng này đi kèm theo các xung đột, tranh chấp chính trị trong thời gian tới”, ông Ngô Tuấn Anh – Phó chủ tịch phụ trách An ninh mạng của Bkav chia sẻ.
Thống kê tình hình virus và an ninh mạng năm 2015, Bkav cho biết: Trong năm 2015 đã có 62.863 dòng virus máy tính mới xuất hiện tại Việt Nam. 61,7 triệu lượt máy tính đã bị lây nhiễm virus trong năm. Virus lây nhiều nhất là W32.Sality.PE, lây nhiễm trên 5,8 triệu lượt máy tính.
Trong năm, đã có 5.226 website của các cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị hacker xâm nhập, trong đó có 340 website của cơ quan chính phủ và tổ chức giáo dục./.
Thu Hằng
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Ngành Thuế Quảng Ninh tập trung đảm bảo thu ngân sách ngay từ đầu năm 2025
- ·Thiếu tướng Đinh Văn Nơi yêu cầu cảnh sát PCCC cầu thị, không gây phiền hà DN
- ·Chủ động phòng ngừa tội phạm, buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả từ sớm, từ xa
- ·4 nhóm hàng đóng góp số thu nghìn tỷ tại Hải quan Hải Phòng
- ·Nhận định, soi kèo Biskra vs Mecheria, 22h00 ngày 6/1: Xốc lại tinh thần
- ·Vì sao chỉ số sản xuất công nghiệp quý I/2024 của Hòa Bình giảm?
- ·Sacombank
- ·Xây dựng cửa khẩu thông minh gắn với kiểm soát nguồn gốc nông sản xuất khẩu
- ·Cựu Tổng giám đốc Sàn giao dịch tiền ảo Mt.Gox bị bắt tại Nhật
- ·Thừa Thiên Huế: 37 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đã phát hành hóa đơn điện tử theo từng lần bán
- ·Tai nạn lao động ở Hải Phòng, 1 người tử vong
- ·Danh sách thí sinh đủ điều kiện dự thi tuyển công chức vào Cục Hải quan Hà Nội, Hải Phòng năm 2022
- ·Giải bài toán công nghệ xanh cho ngành dệt may
- ·Hải quan Quảng Ninh kết nối để thành công
- ·Tri Tôn bừng sáng với sắc màu marathon 2025
- ·Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2024
- ·TP.HCM: Dự đêm nhạc Bigmac Glamping và nếm burger McDonald's mới
- ·Xây dựng cửa khẩu thông minh gắn với kiểm soát nguồn gốc nông sản xuất khẩu
- ·Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 thành viên CLB HAGL tử vong ở Gia Lai
- ·Hải quan Thủy An chia sẻ, đồng hành cùng doanh nghiệp