【lazio – sassuolo】Phụng Hiệp chuyển đổi cây trồng đúng hướng
Năm qua,ụngHiệpchuyểnđổicytrồngđnghướlazio – sassuolo giá trị sản xuất cây ăn trái ở huyện Phụng Hiệp có bước tăng trưởng mạnh, khi đóng góp hơn 467 tỉ đồng vào lĩnh vực nông nghiệp. Đây là minh chứng cho quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng đúng hướng của huyện trong thời gian qua.
Dừa xiêm dứa là một trong những loại cây trồng mới đang phát triển ở huyện Phụng Hiệp.
Về thăm xã Phương Phú những ngày gần đây, sẽ không khỏi ngỡ ngàng bởi một vùng quê “hẻo lánh” ngày nào giờ đã thay đổi rõ nét, đời sống của bà con nơi đây có bước cải thiện đáng kể so với cách đây vài năm. Từ một vùng ven, cây tràm, cây mía chiếm đa số trong diện tích đất nông nghiệp của xã, nhưng giờ đây trở thành vùng trồng cây ăn trái đặc sản của huyện Phụng Hiệp, với nhiều loại cây ăn trái như: bưởi da xanh, cam sành và đặc biệt là cam xoàn. Theo thống kê, toàn xã Phương Phú hiện có 140ha cam xoàn, trong đó có 50% diện tích đang cho trái, với mức thu nhập bình quân mỗi năm khoảng 450 triệu đồng/ha.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch UBND xã Phương Phú, cho biết: “Cách đây khoảng 4 năm, đất sản xuất của xã vào khoảng 2.300ha, trong đó có gần 20% diện tích không hiệu quả. Vì thế, địa phương đã mạnh dạn vận động người dân chuyển đổi cây trồng, chú trọng vào những loại cây có giá trị kinh tế cao. Thuận lợi của Phương Phú là có sự hỗ trợ tích cực từ đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện và tỉnh nên diện tích vườn cây ăn trái của xã hiện có 700ha, tăng 400ha so với thời điểm 4 năm trước. Đặc biệt, thế mạnh của địa phương là cây cam xoàn, ngoài được công nhận nhãn hiệu hàng hóa thì năm qua, gần 30ha cam xoàn của HTX Cam xoàn Phương Phú còn được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Không chỉ xã Phương Phú, mà hiện nay các địa phương trong huyện đều xây dựng thành những vùng sản xuất trái cây đặc sản. Đây là kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả mà huyện đã tập trung thực hiện trong thời gian qua. Theo thống kê, sau 3 năm phát động, huyện Phụng Hiệp có gần 2.000ha đất canh tác kém hiệu quả được nông dân chuyển đổi sang trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, nâng diện tích vườn cây ăn trái hiện có ở Phụng Hiệp gần 7.400ha, trong đó cây có múi chiếm 54% diện tích. Như trường hợp của ông Lê Văn Sáu (Sáu Bờ), ở ấp Tân Thành, xã Tân Bình nhờ mạnh dạn chuyển đổi diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng sầu riêng đã giúp cải thiện kinh tế gia đình nhanh chóng.
Đến nay, tổng diện tích sầu riêng của gia đình ông Sáu là 3,5ha. Mỗi năm, cho sản lượng bình quân trên 50 tấn trái, qua đó thu về lợi nhuận gần 1 tỉ đồng/năm. Ông Sáu cho biết: “Sầu riêng là loại trái cây có giá trị kinh tế cao. Để thu được lợi nhuận lớn, cần xử lý cho cây ra trái nghịch vụ, nhưng đây là vấn đề không hề đơn giản, đòi hỏi người trồng phải đam mê, chủ động học hỏi kinh nghiệm nhiều nơi. Năm vừa rồi, do giá bán không ổn định nên gia đình chỉ thu nhập được khoảng 1 tỉ đồng. Nếu năm nay, giá sầu riêng ổn định ở mức 50.000 đồng/kg thì nhà tôi có thể thu nhập khoảng 2 tỉ đồng”.
Quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở huyện Phụng Hiệp hiện nay không chỉ cải thiện thu nhập cho các nhà vườn mà còn góp phần hình thành vùng sản xuất nhiều loại cây trồng mới, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, ngoài cây mãng cầu xiêm thì hiện nay Phụng Hiệp còn xuất hiện nhiều mô hình canh tác mới như dưa lưới, thanh long ruột đỏ, dừa xiêm dứa... Trong đó, dừa xiêm dứa đang là loại cây trồng tiềm năng ở địa phương. Do đây là loại dừa có vị ngọt và mùi thơm dứa đặc trưng nên dừa xiêm dứa mang lại giá trị cao gấp 3 lần so với dừa xiêm bình thường.
Cụ thể, mỗi chục dừa (12 trái) hiện nay được các thương lái thu mua với giá 150.00-180.000 đồng. Trung bình mỗi cây 4-5 năm tuổi sẽ cho năng suất khoảng 150 trái/năm. Với giá bán như hiện nay thì sau khi trừ hết chi phí, người trồng dừa xiêm dứa cho lợi nhuận từ 1,5-2 triệu đồng/cây. Ông Nguyễn Thế Tự, Phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, thông tin: “Nhờ tập trung cho công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng mà hiện nay, nhiều địa phương trong huyện đã hình thành được những vùng trồng cây ăn trái cho giá trị kinh tế cao. Chẳng hạn như cây cam sành, mỗi công đạt năng suất trung bình khoảng 2,5 tấn trái, với giá bán 10.000-15.000 đồng/kg như hiện nay sẽ cho lợi nhuận từ 20-25 triệu đồng, cao gấp 3-4 lần so với trồng mía…
Còn ông Nguyễn Văn Lẫy, Bí thư Huyện ủy Phụng Hiệp, cho rằng: Định hướng của Phụng Hiệp trong những năm tiếp theo là tiếp tục phát triển, nhân rộng những loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, từng bước xây dựng vùng trái cây đặc sản. Tùy điều kiện thổ nhưỡng của từng vùng mà huyện sẽ khuyến khích người dân chọn những loại cây trồng phù hợp để chuyển đổi. Bởi theo đề án quy hoạch vùng mía nguyên liệu của huyện chỉ ổn định ở mức khoảng 5.000-6.000ha. Trong đó, phấn đấu đến năm 2020, 100% diện tích mía ngoài vùng nguyên liệu sẽ được chuyển đổi sang những loại cây trồng cho giá trị kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống của người dân trong huyện.
Bài, ảnh: DUY KHÁNH
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Lao động mất việc được dùng sổ BHXH vay tiêu dùng?
- ·Cần đẩy mạnh công tác truyền thông về các chương trình cho vay
- ·Ý nghĩa thiết thực từ một hội thi
- ·Công đoàn Vị Thủy trao 40 suất học bổng cho các em thiếu nhi
- ·Phục tráng giống lúa Huyết Rồng
- ·Tập trung thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
- ·Rộn ràng đón Lễ Giáng sinh
- ·Trao tặng 15 phần quà cho công đoàn viên mắc bệnh hiểm nghèo
- ·Sở Công Thương Gia Lai trao tặng 5 căn nhà tình thương
- ·Phát triển Đảng trong cán bộ cơ sở hội
- ·Vang mãi bản hùng ca Phước Long
- ·Phiên trù bị Đại hội đại biểu Hội Nông dân tỉnh (lần thứ X)
- ·Thiết thực các công trình hưởng ứng Tháng công nhân
- ·Lưu ý khi gửi tác phẩm dự thi Chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Giải pháp hoàn thiện các tiêu chí trường chính trị chuẩn
- ·Tiếp tục tinh giản biên chế công chức thêm 5%, cải thiện thu nhập nhà giáo
- ·Hậu Giang có nhiều điểm sáng trong phát triển kinh tế
- ·Sở KH&CN TP.HCM: Đề xuất lương 120 triệu đồng/tháng chưa phải là cao
- ·Khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số