【giao hữu quốc tế u20】Tình trăm năm tập 178: Chồng lội bùn đẩy xuồng suốt 3km đưa vợ đi sinh
Đám cưới không tình yêu
Ngày còn trẻ, ông Nguyễn Văn Chiến (62 tuổi, Châu Phú, An Giang) và bà Trần Kim Chi (62 tuổi) sống cùng tỉnh nhưng khác huyện. Trước khi được đôi bên gia đình mai mối, kết thành vợ chồng, cả hai chưa bao giờ gặp nhau.
Duyên nợ của ông bà xuất phát từ việc cả hai đều có chị gái và 2 người này quen biết, chơi thân với nhau. Một lần, chị gái ông Chiến đến chơi nhà bạn. Tại đây, bà biết mặt bà Chi.
Thấy cô em gái của bạn mình dễ mến, bà có ý định mai mối, cưới cho em trai mình. Sau đó, bà cùng gia đình đến gặp bố mẹ bà Chi bàn chuyện kết thành thông gia. Năm đó, bà Chi tròn 19 tuổi.
Ngay lần đầu tiên gặp mặt, bà Chi đã có cảm tình với ông Chiến. Bởi lúc ấy, ông Chiến búi tóc cao khiến bà nghĩ ông là người có đạo. Bà cho rằng ông sẽ không nhậu nhẹt, vũ phu.
Trong khi đó, ông Chiến lại không có ấn tượng hay để ý gì đến người sẽ trở thành vợ của mình trong tương lai. Sau lần theo bố mẹ đến gia đình bà Chi xem mắt, ông trở về nhà và gần như quên mất việc mình sẽ cưới bà làm vợ.
Để hai bên gia đình thêm thân thiết, mỗi năm vào dịp lễ, Tết, ông Chiến được bố dẫn đến thăm gia đình vợ tương lai. Dẫu vậy, ông vẫn chưa có ấn tượng hay rung động gì với người con gái mà gia đình đang muốn cưới cho mình.
Tại chương trình Tình trăm nămtập 178, ông Chiến kể: “Suốt thời gian được mai mối, thậm chí đã tổ chức đám hỏi, chúng tôi vẫn chưa một lần đi chơi, hẹn hò với nhau. Tôi cũng không hề để ý đến bà ấy.
Mãi cho đến khi hai bên gia đình chuẩn bị tổ chức đám cưới cho mình, tôi mới cảm thấy lòng nôn nao khác lạ. Lúc này, tôi mới để ý đến bà ấy và thấy bà rất đẹp”.
Một tháng sau đám hỏi, ông bà được gia đình tổ chức đám cưới, về chung một nhà. Trở thành vợ chồng khi chưa biết yêu, bà Chi nhiều lần từ chối động phòng. Phải 10 ngày sau, bà mới quen với việc ngày ở chung nhà, đêm ngủ chung giường với chồng.
Về làm dâu, bà Chi thức khuya dậy sớm chăm lo nhà cửa, đun nước pha trà cho bố chồng. Dù kinh tế khó khăn, điều kiện sống thiếu thốn, bà vẫn chu toàn phận dâu con. Vì thế, bà được bố mẹ chồng thương yêu hết mực.
Sau ít tháng trở thành vợ chồng, ông bà mới biết yêu. Từ đó, cả hai luôn gắn bó với nhau như hình với bóng. Ông Chiến kể: “Khi có tình yêu thương rồi, vợ chồng tôi luôn bên nhau.
Tôi đi đâu cũng có vợ đi theo. Ban ngày, tôi đi làm nông, bà ấy cũng theo. Về nhà, bà ấy nấu cơm, tôi xách nước. Bà ấy giặt đồ thì tôi đem đi phơi… Trong lúc làm việc, tôi thường trêu cho bà ấy cười…”.
Đêm đêm nằm trên tay chồng
Thời điểm mới ra ở riêng, vợ chồng ông Chiến gặp nhiều khó khăn. Làm nông để nuôi sống bản thân, gia đình, ông bà ngày ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời.
Dẫu khó khăn, ông bà vẫn ở bên nhau, cùng nhau vượt gian khó. Đặc biệt, ông Chiến yêu thương, thấu hiểu những nỗi khổ của vợ nên vợ chồng ông chưa từng một lần cãi vã.
Ông nhớ lần vợ sinh con đầu lòng. Ông dìu vợ xuống xuồng, bơi đến nhà bảo sanh. Tại đây, ông chứng kiến, thấu hiểu những đau đớn mà vợ phải trải qua trong lúc vượt cạn.
Lần khác, bà Chi trở dạ vào tháng Tư, nước trên kênh gần như cạn trơ đáy. Ông Chiến cũng đưa vợ xuống xuồng nhưng chẳng thể bơi, đưa vợ đi sinh. Không còn cách nào khác, ông phải xuống lội bùn, đẩy xuồng suốt 3km giữa lúc trời nắng chang chang.
Nằm trên xuồng, bà Chi dù bụng đau từng cơn nhưng lòng tràn ngập hạnh phúc vì luôn có chồng bên cạnh lúc khó khăn, đau đớn nhất. Thấy chồng sụt sùi mỗi khi kể về những lần đưa mình đi sinh, bà Chi không kìm được niềm xúc động.
Bà lấy tay chấm những giọt nước mắt rồi nói: “Không có gì hạnh phúc bằng việc khi sinh nở mà có người chồng bên cạnh.
Chúng tôi sống với nhau đến nay đã 41 năm, nhưng chưa bao giờ có một lời làm tổn thương nhau. Chừng ấy năm, ông ấy cũng chưa có một tiệc rượu nào trong gia đình để vợ con phải cực khổ”.
Đến bây giờ, ông bà vẫn thương yêu nhau và có những trò đùa khiến cả hai cười vui mỗi ngày. Thậm chí, ông Chiến vẫn giữ thói quen bất ngờ ôm, hôn vợ khiến bà vừa buồn cười vừa hạnh phúc.
Về phần mình, bà Chi tiết lộ thói quen đã theo bà suốt 41 năm qua. Bà chia sẻ: “Từ lúc mới cưới đến bây giờ, trước lúc ngủ, hai vợ chồng luôn dành một khoảng thời gian để trò chuyện, tâm sự với nhau.
Những lúc như vậy, tôi nhất định phải nằm gối đầu lên cánh tay của ông. Chỉ lúc ngủ say, tôi mới rời ra chứ còn thức là tôi còn nằm và gối lên cánh tay ấy. Vậy nên, nếu phải ngủ riêng, tôi không bao giờ chợp mắt được”.
Cuối chương trình, bà Chi bất ngờ gửi đến chồng bức thư tay đầy lãng mạn. Trong thư, bà nhắc lại kỷ niệm lần ông Chiến phải lội bùn, đẩy xuồng chở bà đi sinh.
Thư có đoạn: “Em đau bụng từng cơn nhưng nhìn anh đẩy chiếc xuồng, lòng em tràn đầy hạnh phúc. Vì có một người chồng biết quan tâm vợ và các con. Vì 4 lần sinh đều có anh bên cạnh.
Tục ngữ có câu: "Đàn ông đi biển có đôi, đàn bà đi biển mồ côi một mình". Còn riêng em thì khác, em đã đi biển mà vẫn có đôi bình thường.
Giờ đây, em ước mong sao vợ chồng mình có thật nhiều sức khỏe để đi tiếp nửa cuộc đời còn lại. Nếu có được phép màu, em ước kiếp sau sẽ cùng nắm tay anh đi hết cuộc đời”.
Lời thư tha thiết khiến ông Chiến không kìm được xúc động. Trong niềm hạnh phúc dâng trào, ông hứa sẽ trọn một đời bên vợ con.
Cũng như vợ, ông nguyện rằng nếu có kiếp sau, ông sẽ thêm một lần làm chồng và cùng bà sống trọn cuộc đời. Trước khi chia tay chương trình, ông bà ôm lấy nhau trong niềm hạnh phúc.
Cô thợ dệt thừa nhận 'bắt cá hai tay', trải qua nhiều khó khăn mới có hạnh phúc
Dù đang quen biết người bạn trai có điều kiện kinh tế, cô thợ dệt vẫn phải lòng rồi yêu và cưới anh thanh niên điển trai nhưng chưa có nghề nghiệp ổn định.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Nỗi buồn mang tên ‘công nghiệp ô tô’
- ·Hải quan Quảng Ngãi: Thu ngân sách đạt kết quả cao
- ·Cục Thuế Thái Nguyên phối hợp với các sở, ngành đẩy mạnh thu tiền sử dụng đất
- ·EVNHANOI chia sẻ khó khăn giữa mùa dịch
- ·Một nửa hệ sinh thái rừng ngập mặn trên thế giới đang bị tổn hại
- ·Tiêu thụ điện tăng giảm trái chiều tại 2 miền Nam
- ·Cục Thuế Hà Tĩnh thu hồi được trên 1.200 tỷ đồng nợ thuế
- ·Doanh nghiệp chỉ phải lập 1 mẫu 04/SS
- ·“Quái chiêu” tiếp thị để lừa đảo
- ·Phát hiện lô mỹ phẩm Hàn Quốc trôi nổi trị giá 800 triệu
- ·“Tại sao ông ‘chết’ một mình?”
- ·Thêm nguồn vốn vay cho dự án Nhà máy Thuỷ điện Ialy mở rộng
- ·Lạng Sơn đề nghị triển khai kết nối giữa hệ thống cơ sở dữ liệu hải quan với nền tảng cửa khẩu số
- ·Nghệ An chú trọng phát triển năng lượng tái tạo
- ·‘Kho báu’ kinh nghiệm du lịch Măng Đen từ DANAGO
- ·Thủ tướng dự khai mạc Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
- ·Hải quan Hải Phòng xem xét xử lý 214 container hàng nhập khẩu tồn đọng tại cảng
- ·Trà Đại Hồng Bào đắt nhất thế giới giá 30 tỷ/kg
- ·Mẹ tôi mang tiếng cướp chồng...
- ·Sầu riêng ngon nhất thế giới 'bay' về Việt Nam giá 4,5 triệu đồng/quả