【cách tính số de miền bắc】Doanh nghiệp “than” vì bị vi phạm nhãn hiệu
Đăng ký bảo hộ, vẫn bị xâm phạm
Có trường hợp DN mở rộng kinh doanh ở thị trường mới đã “tá hỏa” khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Một số DN trong nước khi bước chân vào sân chơi quốc tế mới ngỡ ngàng khi thương hiệu của mình đã bị người khác đăng ký sở hữu từ khi nào.
Ông Lê Ngọc Lâm, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) dẫn chứng về trường hợp của Vinataba. Đây là DN sản xuất thuốc lá rất thành công trong thị trường Việt Nam nhưng khi XK ra thị trường thế giới thì đã bị một công ty có tên Putra Salbat Industry đăng ký sở hữu thương hiệu này tại tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á. Hoặc như cà phê Buôn Ma Thuột, cà phê Trung Nguyên, bánh phồng tôm Sa Giang, kẹo dừa Bến Tre, nước mắm Phú Quốc… cũng đều trở thành “nạn nhân” của việc chưa đăng ký sở hữu trí tuệ nên dẫn tới bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, từ đó bị “cướp” mất thương hiệu tại một số thị trường.
Dẫn ra những dẫn chứng này, ông Lâm cho rằng, DN phải rút ra bài học kinh nghiệm cho chính mình. Theo đó, trong quá trình phát triển, việc đầu tiên với mỗi DN phải nghĩ đến đăng ký sở hữu trí tuệ. Việc làm này không chỉ giúp DN giữ độc quyền với các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ cung cấp ra thị trường dựa trên quyền sở hữu trí tuệ mà còn có thể ngăn được đối thủ không được sản xuất, kinh doanh sản phẩm, dịch vụ mà không có ý kiến của DN. “Đây là công cụ hữu hiệu giúp DN độc chiếm thị trường và phát triển bền vững”, ông Lâm nói.
Tuy nhiên, trớ trêu vẫn có không ít DN dù đã nhận thức, thực hiện đăng ký quyền sở hữu trí tuệ từ khá sớm, đồng thời thực hiện tốt công tác bảo hộ nhưng vẫn bị xâm phạm. Trường hợp của Vietnam Airlines là một ví dụ. Chia sẻ tại hội thảo "Xây dựng phát triển và định giá thương hiệu" mới đây, ông Nguyễn Thy Sơn, cán bộ quản lý sở hữu trí tuệ Vietnam Airlines cho biết, không chỉ đăng ký bảo hộ trong nước, Vietnam Airlines còn đăng ký bảo hộ ở 94 quốc gia trên thế giới- điều mà ít DN làm được. Việc đăng ký này giúp DN không sợ bất cứ tranh chấp nhãn hiệu nào khi DN thực hiện khai thác thị trường. Song Vietnam Airlines đang gặp phải vấn đề khó khăn là vi phạm nhãn hiệu, hình ảnh, danh tiếng của Vietnam Airlines trên thị trường. “Đây là vấn đề nhức nhối khi hàng năm chúng tôi phát hiện hàng nghìn điểm bán vé vi phạm mà không được phép của Vietnam Airlines. Vi phạm này không phải theo hình thức người ta mang chữ Vietnam Airlines để kinh doanh mà người ta “ăn theo” danh tiếng để sản xuất hàng hóa, dịch vụ có hình ảnh nhãn hiệu của Vietnam Airlines”, ông Sơn chia sẻ.
Kiến nghị 6 năm, không ai giải quyết
Biết bị xâm phạm thương hiệu mà DN dường như “lực bất tòng tâm”, bởi theo DN, chế tài về xử lý vi phạm đã có nhưng việc xử lý vi phạm trên thị trường lại liên quan đến chính quyền địa phương, Công an, Quản lý thị trường. Ông Sơn cho hay: “Hiện chúng tôi mới chỉ làm việc được với Cục Sở hữu trí tuệ còn với chính quyền địa phương, Công an, Quản lý thị trường thì chưa. Chỉ thực sự những vụ lớn, nghiêm trọng họ mới “nhảy vào” nhưng khi làm lại đặt vấn đề theo kiểu khác chứ không phải làm theo chức năng nhiệm vụ”.
Do đó, vị này đề nghị, cần có ý kiến của các bộ, ngành để triển khai vấn đề này bởi đây là vấn đề nhiều DN mắc phải. Không chỉ dừng ở đó, ông Sơn còn phản ánh, có những đơn đề nghị của Vietnam Airlines về việc vi phạm nhãn hiệu, hình ảnh đã gửi 6 năm nhưng chưa được giải quyết dù đó là những vi phạm rất rõ ràng. Thực tế này có thể là do cơ quan sở hữu trí tuệ quá tải nhưng ông Sơn cũng không loại trừ tình huống cơ quan thực thi hỗ trợ DN chưa tốt.
Với những thông tin DN nêu, cũng tại hội thảo trên, vị đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ khá bất ngờ và đề nghị phía DN cung cấp lại số văn bản để kiểm tra. Lý giải về nguyên nhân ban đầu của tình trạng này, ông Lâm cho rằng, có tình trạng quá tải ở cơ quan làm nhiệm vụ về sở hữu trí tuệ, tuy nhiên, còn có trường hợp những đơn đề nghị đó rơi vào tình trạng bị phản đối, lệ thuộc vào những đơn vị nộp trước đó.
Bên cạnh việc thừa nhận tình trạng quá tải, ông Lâm không quên đề cập đến ý thức của DN trong việc đăng ký quyền sở hữu trí tuệ khi nêu ra thực tế có không ít DN đăng ký rồi để đó, không quan tâm nhãn hiệu, quyền sở hữu trí tuệ của mình xuất hiện, có bị vướng mắc trên thị trường hay không. Nếu DN bỏ ngỏ, không quan tâm, nhìn thấy mình bị xâm phạm mà không có động thái gì, cứ trông chờ vào Nhà nước thì rất khó. Vị này cũng thừa nhận, hiệu quả thực thi xử lý vi phạm không cao bởi nhiều lý do, trong đó có việc cơ quan thực thi không chuyên sâu về sở hữu trí tuệ, đồng thời bản thân DN cũng né tránh. Do đó, muốn vụ việc được xử lý rốt ráo, nhanh thì DN phải có thông tin, thậm chí DN cần phối hợp.
Không phủ nhận vẫn còn tình trạng DN chưa quan tâm đến đăng ký sở hữu trí tuệ nhưng nếu vấn đề ông Sơn nêu ra còn chưa được giải quyết, hay nói cách khác là sự phối hợp, hợp tác giữa các bên chưa hiệu quả thì chưa thể giảm tải khó khăn cho DN.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Cuộc thử nghiệm mờ ám ở Puerto Rico
- ·Hiểu để giữ gìn bản sắc văn hóa Huế
- ·Hồ Việt Đức được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì
- ·Đề xuất sửa đổi quy định về thông tin tín dụng khách hàng
- ·Ông Mikheil Kavelashvili nhậm chức Tổng thống Gruzia
- ·Chuyên toán nhưng mê sử
- ·Ông Putin đánh giá triển vọng kinh tế của Nga
- ·Cảnh sát biển kiểm tra, tạm giữ tàu chở 40.000 kg dầu FO vi phạm
- ·Apple bị phá sản kế hoạch bán iPhone tân trang ở Ấn Độ
- ·631.110 thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2021
- ·Từ chối trả thưởng vé số trúng giải đặc biệt bị rách, công ty xổ số nói gì?
- ·Hanwha Life Việt Nam đạt gần 480 tỷ đồng doanh thu phí mới
- ·Tiếp sức ước mơ ngày thi
- ·Nguy cơ “rớt chuẩn” của các trường chuẩn ở A Lưới
- ·Cầu 420 tỷ nối Đồng Nai với Bình Dương sau 9 tháng thi công
- ·Các phong trào, hoạt động sinh viên đạt nhiều kết quả tốt
- ·Kiểm soát chi phí thuốc phù hợp khả năng chi trả của Quỹ BHYT
- ·Gần 890 sinh viên hoàn thành thực tập sư phạm ở 5 tỉnh, thành
- ·"Đinh Rú
- ·Cảnh sát biển bắt tàu mua bán, vận chuyển 25.000 lít dầu DO trái phép