【udinese – inter】Hé lộ mối quan hệ giữa OCH, Bánh Givral và IDS Equity Holdings
Hé lộ mối quan hệ giữa OCH,élộmốiquanhệgiữaOCHBánhGivralvàudinese – inter Bánh Givral và IDS Equity Holdings
Mối quan hệ tay ba giữa Bánh Givral – OCH - IDS Equity Holdings ngày càng rõ nét sau loạt thương vụ M&A gần đây.
Đẩy mạnh vay nợ gấp 11 lần trong năm 2023
Vào quý IV/2023, Công ty cổ phần One Capital Hospitality (mã: OCH) bất ngờ đẩy mạnh con số nợ vay lên 1.672 tỷ đồng, gấp 11 lần đầu năm, trong khi nhiều năm trước đó, doanh nghiệp này duy trì nợ vay ở mức 150 – 200 tỷ đồng.
Với khoản vay này, tỷ lệ nợ vay trên vốn chủ được nâng lên mức 94%.
Nợ vay của công ty tăng thêm chủ yếu do vay Ngân hàng Công Thương Việt Nam – VietinBank số tiền 1.500 tỷ đồng gồm 100 tỷ ngắn hạn (vay dài hạn đến hạn trả) và 1.400 tỷ đồng dài hạn. Đây là khoản vay của Công ty cổ phần Bánh Givral để mua phần vốn Công ty TNHH Sản xuất Bình Hưng, thời hạn vay đến 16/12/2030, lãi suất vay trong năm 2023 là 7%/năm.
Khoản vay được đảm bảo bằng toàn bộ cổ phần và các quyền liên quan đến cổ phần của Công ty TNHH Sản xuất Bình Hưng (Bình Hưng) tại Công ty cổ phần IDS Equity Holdings, các hợp đồng tiền gửi của OCH và toàn bộ tài sản gắn liền với thử đất có địa chỉ tại số 72 – 74 đường Trần Phú, phường Lộc Thọ, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa của Công ty TNHH MTV Sao Hôm Nha Trang.
Tại cuộc họp ĐHCĐ thường niên 2024 diễn ra ngày 15/5, ông Lê Đình Quang, Tổng Giám đốc One Capital Hospitality lý giải với các thương hiệu, sản phẩm hiện có thì công ty có ổn định khoảng 1.000 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận hợp nhất từ 180 – 200 tỷ nhưng để nói về động lực phát triển thì không có, khó có sự tăng trưởng đột biến. Do vậy, ban lãnh đạo xác định động lực phát triển tốt nhất trong thời gian tới sẽ là thông qua mua bán và sát nhập (M&A).
Theo ông Quang, M&A cũng có nhiều đối tượng để M&A, sẽ có kiểu mua bán những công ty nhỏ hơn nhưng có sản phẩm hay thị trường độc đáo, phù hợp với những gì doanh nghiệp có, nhưng cũng có những thương vụ kiểu sáp nhập hẳn một công ty to vào công ty bé hơn bằng nợ vay. OCH thực hiện cả 2 hình thức trên. Với kiểu M&A đầu tiên thì có thể dùng vốn sẵn có, tiền lãi hằng năm để triển khai nhưng kiểu sau bắt buộc phải có tiền to. Tiền to thì chỉ có 2 cách, một là tăng vốn, 2 là đi vay.
"Chúng tôi nhận thấy trong hoàn cảnh thị trường hiện nay nếu tăng vốn thì cổ đông không có lợi nên quyết định đi vay. Và cũng phải nói thêm là được ngân hàng cho vay số tiền vào thời điểm hiện tại cũng một minh chứng cho nội lực của OCH”, lãnh đạo công ty bày tỏ.
Mối quan hệ tay 3 giữa OCH - Bánh Givral - IDS Equity Holdings
Công ty TNHH Sản xuất Bình Hưng có tên gọi cũ là Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Bình Hưng, công ty con của OCH với tỷ lệ sở hữu 99%. Trước đó, công ty có vốn điều lệ 60 tỷ đồng, hoạt động trong lĩnh vực cho thuê kho bãi. Dự án nhà máy Bình Hưng tại Bắc Ninh được xây dựng trên khu đất diện tích khoảng 1,3 ha, nhà xưởng sản xuất 4.400 m2, thời gian sử dụng đến 2057. Phần lớn diện tích nhà xưởng được cho Công ty TNHH VSIP Bắc Ninh thuê.
Báo cáo của OCH cho biết công ty này có tình hình tài chính ổn định, không có khoản phải thu cũng như phải trả có giá trị lớn. Công ty tiếp tục lập hồ sơ cải tạo, mở rộng giai đoạn 2 để phục phụ việc phát triển sản xuất, cho thuê bất động sản công nghiệp.
Vào 8/11/2023, OCH chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Bình Hưng với giá 66,9 tỷ đồng cho các cá nhân với mục đích cơ cấu lại các khoản vốn đầu tư. Tới ngày 16/11/2023, Bình Hưng tăng vốn lên 2.150 tỷ đồng.
Tại ngày 29/12/2023, Bánh Givral mua 100% vốn góp tại Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Bình Hưng, đổi tên như hiện nay và chuyển hoạt động kinh doanh chính thành đầu tư bất động sản, nguồn thực hiện bao gồm đi vay và vốn tự có.
Tại ngày Bánh Givral mua, Bình Hưng có khoản đầu tư vào công ty liên kết đồng thời cũng là bên liên quan của Bánh Givral là Công ty cổ phần IDS Equity Holdings với tỷ lệ sở hữu 30% vốn.
Công ty cổ phần IDS Equity Holdings được thành lập năm 2011 tại Hà Nội, trụ sở tại tầng 9, tòa nhà Leadvisors Place, 41A Lý Thái Tổ, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Công ty hoạt động trong lĩnh vực hỗ trợ dịch vụ tài chính, kinh doanh bất động sản, đấu giá bất động sản, tư vấn môi giới đấu giá quyền sử dụng đất.
Công ty cổ phần IDS Equity Holdings đang là cổ đông lớn của OCH với tỷ lệ sở hữu 9,86%, duy trì từ cuối 2022 đến nay. Trong năm 2022, IDS Equity Holdings bắt đầu tiếp quản OCH và tiến hành đổi từ Công ty Khách sạn và Dịch vụ OCH thành One Capital Hospitality.
Tại thời điểm đó, IDS Equity Holdings có vai trò là đại diện cho các cổ đông sở hữu hơn 51% vốn cổ phần của Tập đoàn Đại Dương (mã: OGC) – công ty mẹ OCH.
Ngoài ra, tại Bánh Givral cũng có sự thay đổi lớn vào cuối năm 2023 và công ty kiểm toán cho BCTC năm 2023 của OCH có nhấn mạnh người đọc. Cụ thể, vào cuối năm 2023, Bánh Givral tiến hành tăng vốn từ 330 tỷ đồng lên 650 tỷ đồng, OCH không tham gia góp vốn nên tỷ lệ sở hữu giảm từ 99,99% xuống 50,77%. Dù Bánh Givral vẫn là công ty con của OCH, toàn bộ HĐQT, Ban Tổng Giám đốc của Givral không thay đổi nhưng điều này sẽ ảnh hưởng đến lợi ích được chia về cho cổ đông công ty mẹ.
Theo ban lãnh đạo OCH, Bánh Givral cần tăng vốn để đầu tư vào Công ty TNHH Sản xuất Bình Hưng tăng cường năng lực sản xuất, mở rộng phát triển thị trường phía Bắc. Công ty đánh giá việc bổ sung tăng vốn, tăng nguồn lực là cần thiết để hiện đại hóa và quy chuẩn tuyệt đối quy trình sản xuất, quy trình bán hàng, quy trình quản lý. Đây cũng là biện pháp hữu ích nhất để gia tăng lợi tích trong ngắn hạn để xây dựng bổ sung cơ sở hạ tầng nhà máy sản xuất và địa lý kinh doanh tại miền Bắc.
Theo công ty, lợi ích trong dài hạn là bổ sung các tài sản và nguồn thu khác cho Bánh Givral nhằm hạn chế rủi ro sụt giảm lợi nhuận khi tình hình kinh tế vĩ mô và sức mua của toàn thị trường bánh tươi trong giai đoạn vừa qua bị giảm với tốc độ cao.
Bánh Givral là thương hiệu bánh danh tiếng tại Sài Gòn với hơn 70 năm, kết quả kinh doanh của công ty không đạt kỳ vọng năm qua khi doanh thu chỉ thực hiện 84% và lợi nhuận trước thuế đạt 87% kế hoạch năm.
Công ty lý giải người tiêu dùng có xu hướng cảnh giác với những biến động kinh tế nên gia tăng khuynh hướng giảm chi tiêu, tăng tiết kiệm. Số lượng các đơn hàng bán buôn bánh trung thu giảm, các cửa hàng tích cực bán lẻ để phục vụ người tiêu dung do nhu cầu biết tăng người thân, các đối tác.
- ·Nguy cơ nào từ chiến tranh thương mại Mỹ
- ·Đề xuất bố trí hơn 55 nghìn tỷ đồng nâng cấp 5 tuyến cao tốc có nhu cầu cấp bách
- ·Ông Trần Quí Thanh nói 'xử theo pháp luật' trước yêu cầu bồi thường 531 tỷ đồng
- ·Đi làm ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, nghỉ lễ 30/4
- ·Thuế môi trường xăng dầu tăng kịch khung lên 4.000 đồng/lít
- ·Ngàn người đổ ra bờ sông Sài Gòn xem chiếu phim ngoài trời
- ·Vụ Vạn Thịnh Phát: Thu hàng nghìn tỷ đồng và loạt bất động sản của các bị cáo
- ·Ngồi tại nhà, người dân Hà Nội và Huế vẫn được cấp phiếu lý lịch tư pháp
- ·Tai nạn giao thông ngày 15/5: Bị kẹp giữa xe container và xe tải, xe biển xanh bẹp rúm
- ·TP.HCM: Sân bay, bến xe đông nghịt người về quê dịp lễ 30/4
- ·Thanh tra Y tế xử phạt Tam Sinh Yofoto Việt Nam do sử dụng giấy khám sức khỏe giả
- ·Hàng ngàn người gấp rút thi công cao tốc Diễn Châu
- ·Hàng ngàn người gấp rút thi công cao tốc Diễn Châu
- ·Hình ảnh cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca tới tòa
- ·Các trường đại học phía Bắc cùng công bố điểm chuẩn vào 15h chiều nay
- ·Bắt người điều khiển tàu gây tai nạn trên sông Tiền khiến 3 người thương vong
- ·Bắt giữ hơn 18.000 hộp thuốc tân dược trong kho sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Bắt giam cô gái bắt cóc 2 bé ở phố đi bộ Nguyễn Huệ nhằm mục đích khiêu dâm
- ·Gần 8.000 tỷ đồng đầu tư xây hầm vượt biển nối 2 bờ di sản Vịnh Hạ Long
- ·Lựa chọn kịch bản đường sắt tốc độ cao Bắc