【kết quả bóng đá nga hôm nay】Đầu tư hàng trăm tỷ đồng chống sạt lở bãi biển Cửa Đại: “Đánh bạc với trời”
Rất nhiều kinh phí đã được đầu tư để bảo vệ bãi biển Cửa Đại,ĐầutưhàngtrămtỷđồngchốngsạtlởbãibiểnCửaĐạiĐánhbạcvớitrờkết quả bóng đá nga hôm nay nhưng tình trạng sạt lở vẫn tiếp diễn và ngày càng nghiêm trọng. |
Biển đang “nuốt dần” các khu du lịch, resort
Sau cơn bão số 5 vừa qua, bãi biển Cửa Đại bị tàn phá nặng nề. Những bức tường bao quanh các khu du lịch, resort cùng những hàng dừa, bờ kè… bị kéo đổ xuống biển. Sóng biển ăn vào đất liền tạo ra vực sâu hơn 2 m. Có đoạn, biển chỉ còn cách hồ bơi của một resort vài bước chân…
Mở quán kinh doanh tại bãi biển Cửa Đại hàng chục năm qua, anh Nguyễn Ngọc Thịnh (phường Cẩm An) chưa bao giờ thấy sạt lở nghiêm trọng như năm nay. Theo anh Thịnh, hằng năm, vào mùa mưa, biển Cửa Đại mới xảy ra tình trạng sạt lở, nhưng năm nay sạt lở sớm hơn. “Chỗ này, biển đã ăn sâu vào đất liền hơn 50 m. Năm nào, gia đình tôi cũng bỏ từ 10 đến 20 triệu đồng để làm kè chắn sóng, nhưng chỉ sau 1 năm là biển lại cuốn trôi”, anh Thịnh than thở.
Hơn 10 năm qua, sạt lở đã xóa sổ bãi biển Cửa Đại, một trong những bãi biển đẹp nhất miền Trung, khiến các hoạt động du lịch tại đây chịu thiệt hại lớn, nhiều dự án khách sạn, resort không thể triển khai xây dựng.
Chính quyền tỉnh Quảng Nam và TP. Hội An đã chi không ít kinh phí để thực hiện các dự án kè chống sạt lở bãi biển Cửa Đại. Tuy nhiên, những giải pháp của các dự án này chỉ giúp giảm thiểu một phần, chứ không ngăn chặn được tình trạng sạt lở.
Hiện nay, khu vực sạt lở đã mở rộng ra phía Bắc, đe dọa các dự án du lịch lớn.
Tại Palm Garden Resort - khu resort ven biển Cửa Đại, biển đã ăn sâu vào gần móng công trình, khiến ông Nguyễn Thanh Sang, chủ đầu tư resort, như “ngồi trên đống lửa”.
“Nếu không có giải pháp hiệu quả, thì những dự án du lịch dọc tuyến bãi biển Cửa Đại khó tồn tại. Tôi đề xuất bỏ tiền để kè quanh Dự án, nhưng không được chấp nhận. Phải có giải pháp để xử lý triệt để, chứ đầu tư nhiều kinh phí mà không ngăn được sạt lở thì rất lãng phí”, ông Sang bức xúc.
Triển khai gói kè khẩn cấp
Ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, Thành phố đang triển khai gói kè khẩn cấp với kinh phí 16 tỷ đồng để bảo vệ bờ biển.
“Năm nào cũng xảy ra sạt lở, nên môi trường, cơ sở vật chất và hoạt động du lịch tại khu vực này bị thiệt hại nặng, không thể thống kê hết. Các dự án kè triển khai trước đây chỉ giữ được từng đoạn, giữ được đoạn này thì lại sạt lở ở đoạn khác. Thành phố đã đổi qua phương án kè mỏ hàn, vì thấy các địa phương khác thực hiện có hiệu quả. Tuy nhiên, đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được nguyên nhân khiến bãi biển Cửa Đại sạt lở, nên không thể có giải pháp toàn diện, khiến việc chống sạt lở như đánh bạc với trời. Địa phương rất mong chờ có giải pháp căn cơ để cứu bãi biển Cửa Đại”, ông Sơn bày tỏ.
Trước thực trạng sạt lở nghiêm trọng tại biển Cửa Đại, cuối tháng 9 vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành quyết định phân bổ vốn đầu tư nguồn ngân sách Trung ương năm 2020 cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam số tiền 200 tỷ đồng để triển khai thực hiện Dự án Chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại (TP. Hội An).
Trước đó, HĐND tỉnh Quảng Nam quyết định chủ trương đầu tư 300 tỷ đồng xây dựng tuyến đê ngầm để chống xói mòn khẩn cấp bờ biển Cửa Đại. Mục tiêu đầu tư là xây dựng tuyến đê ngầm dài 1.030 m nối tiếp Dự án Chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại và bảo vệ bờ biển Hội An kết hợp nạo vét Cửa Đại về phía Bắc.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam, dự án này đầu tư xây dựng kiên cố, nhằm khắc phục tình trạng xói lở đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng và phức tạp tại biển Cửa Đại; tiến độ thực hiện từ năm 2020 đến năm 2023.
Ông Võ Văn Điềm, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam cho biết, hiện là mùa mưa, biển động, không xây dựng được, nên Dự án Chống xói lở khẩn cấp bờ biển Cửa Đại sẽ được triển khai đầu năm 2021 và thực hiện theo phương pháp đê chắn sóng.
Có thể thấy, rất nhiều kinh phí đã được đầu tư để bảo vệ bãi biển Cửa Đại, nhưng tình trạng sạt lở vẫn tiếp diễn và ngày càng nghiêm trọng. Nếu không có giải pháp hiệu quả, tổng thể, tình trạng sạt lở sẽ ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng đến đời sống của người dân cũng như các hoạt động du lịch, kinh tế của địa phương.
Năm 2016, UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt Dự án Đầu tư xây dựng công trình kè chống xâm thực bờ biển TP. Hội An với tổng kinh phí đầu tư 80 tỷ đồng (50 tỷ đồng từ Chương trình Tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp và phòng chống giảm nhẹ thiên tai, ổn định đời sống dân cư của Trung ương; còn lại từ ngân sách TP. Hội An).
Năm 2018, Quảng Nam tiếp tục chi hơn 54 tỷ đồng đầu tư xây dựng kè biển Cửa Đại, đoạn từ resort Victoria về hướng Tây Bắc, Hội An…
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Nguy cơ tái phát bệnh dịch tả heo châu Phi
- ·Huyện Bàu Bàng: Bàn giao nhà đại đoàn kết cho 2 hộ khó khăn về nhà ở
- ·Phối hợp hiệu quả nguồn lực công
- ·TP.HCM muốn chi hơn 106 tỷ đồng xây dựng Tượng đài Nam Bộ kháng chiến
- ·Dọn dẹp, tổng vệ sinh đường phố, chỉnh trang đô thị dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023
- ·Chứng khoán 28/7: VN
- ·Yuan Long thuê đất Khu công nghiệp Liên Hà Thái xây nhà máy sản xuất quạt trần
- ·Thành lập Khu thương mại tự do: Sức hút mới của Đà Nẵng
- ·Đêm Valentine: nên giữ mình hay chiều người yêu?
- ·Con gái “bầu” Đức tiếp tục đăng ký mua thêm 4 triệu cổ phiếu HAGL (HAG)
- ·Đổi mới, nâng chất lượng, hiệu quả hoạt động Hội đồng nhân dân
- ·Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn tham gia dự án điện khí LNG Quỳnh Lập
- ·Ngày 17/8: Vàng thế giới tiếp đà tăng giá, thấp hơn vàng SJC khoảng 8 triệu đồng/lượng
- ·Phường An Tây, TP.Bến Cát: Trao nhà “Đại đoàn kết” cho hộ khó khăn về nhà ở
- ·Hồi âm đơn thư bạn đọc 10 ngày đầu tháng 7/2011
- ·TS. Lê Viết Khuyến: Kiên định mục tiêu đổi mới giáo dục nhân tài
- ·Chứng khoán 13/9: Nhiều Bluechips chưa sẵn sàng nhập cuộc, VN
- ·Ngày 5/8: Vàng thế giới bất ngờ tăng nhanh rồi quay đầu lao dốc
- ·Nuối tiếc quá khứ
- ·TP.HCM lên lộ trình đầu tư khu công nghiệp chuyên ngành y dược