【bảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng pháp】Đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, tránh đùn đẩy trách nhiệm
Thu ngân sách ước vượt 8,4% dự toán
Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, Phó Chủ tịch Hội đồng cho biết, năm 2019, các nhiệm vụ tài chính ngân sách nhà nước (NSNN) đều hoàn thành vượt mức chỉ tiêu được giao.
Cụ thể, ước tổng thu NSNN đạt khoảng 1,529 triệu tỷ đồng, vượt 117 nghìn tỷ đồng so với dự toán, tương đương 8,4%. Trong đó, ngân sách trung ương (NSTW) vượt ròng khoảng 33 nghìn tỷ đồng, tương đương 4%. Về chi, NSNN đáp ứng đầy đủ các nhiệm vụ chi trả nợ, đảm bảo an ninh quốc phòng, đối ngoại, kinh tế xã hội, hoạt động của bộ máy nhà nước.
Trong năm 2019, Bộ Tài chính đã quyết liệt triển khai các nghị quyết của Trung ương với một số điểm nhấn như tăng cường công tác quản lý thu thuế, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý chi NSNN, cải cách mạnh mẽ bộ máy thu thuế. Đơn cử như Tổng cục Thuế giảm 2.216 đầu mối, gồm 227 chi cục thuế tại các tỉnh, 1.915 đội thuế thuộc chi cục thuế. Toàn ngành cũng đang tích cực tinh giản biên chế theo đúng lộ trình, đặc biệt ở các đơn vị Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ Nhà nước, Kho bạc Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp…
Việc phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) năm 2019 đảm bảo huy động vốn cho NSNN, gắn với điều hành ngân quỹ, phát triển thị trường trái phiếu và cơ cấu lại nợ công. Trong đó, kết quả nổi bật là phát hành TPCP năm 2019 đạt mức cao nhất, lãi suất thấp nhất từ trước đến nay. Kỳ hạn bình quân năm 2019 là 13,44 năm, tăng 0,75 năm, lãi suất bình quân là 4,51%/năm, giảm 0,2% so với năm 2018. Trong bối cảnh giải ngân đầu tư công chậm, Bộ Tài chính đã chủ động giảm khối lượng phát hành chỉ còn khoảng 74%, chủ yếu là trả nợ, tái cơ cấu, không phát hành để chờ giải ngân, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả.
Cùng với đó, các chỉ tiêu nợ công nằm trong giới hạn an toàn được Quốc hội cho phép. Tỷ lệ nợ công khoảng 56,1% GDP, nợ chính phủ là 49,2% GDP, thấp hơn kế hoạch đầu năm (nợ công khoảng 61,3%, nợ chính phủ khoảng 52,2%). Thị trường chứng khoán (TTCK) tuy có lúc biến động nhưng đã ổn định, dần trở thành kênh huy động hiệu quả cho nền kinh tế, giảm phụ thuộc vốn vào hệ thống ngân hàng. Quy mô TTCK năm 2019 đạt khoảng 118,58% GDP. Trong đó quy mô thị trường cổ phiếu bằng 78,9% GDP, thị trường trái phiếu là 39,68% GDP, riêng thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) đạt xấp xỉ 10% GDP.
Không thiếu tiền, nhưng thiếu người sử dụng hiệu quả
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cũng phân tích thêm về một số vấn đề cần lưu ý trong điều hành. Đó là tái cơ cấu kinh tế phải đi vào thực chất hơn, đặc biệt là trong đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước. Giải ngân đầu tư công phải được đôn đốc mạnh mẽ hơn, bởi đến hết ngày 25/12 chúng ta mới giải ngân được 65%, đặc biệt vốn TPCP và ODA. Thị trường bất động sản ở hai thành phố lớn là TP.Hồ Chí Minh và Hà Nội đang trầm lắng, kéo theo nhiều hệ luỵ. Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế chưa tốt, “tiền thừa, nhưng tìm được người vay hiệu quả thật sự thì khó”. Hàng chục dự án thua lỗ chưa xử lý được, có nguy cơ gây thiệt hại cho ngân sách trong tương lai…
Đồng tình với những nhận định này, chuyên gia Lê Đức Thuý - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho rằng, chính sách tài khoá đã từng bước khắc phục khó khăn, nỗ lực lành mạnh hoá, phối hợp tốt với thị trường tiền tệ để khơi thông, bổ sung nguồn vốn tín dụng ngân hàng, đưa vốn đến với DN nhiều hơn trước. Tuy nhiên, “vẫn còn những tồn tại như Bộ trưởng Bộ Tài chính đã thẳng thắn nhìn nhận, đòi hỏi phải tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, nếu không sự tăng trưởng này khó duy trì lâu bền” - TS Lê Đức Thuý nhận định.
Trước bối cảnh kinh tế thế giới năm tới nhiều bất ổn, nhiều thành viên trong Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ đề nghị Chính phủ tiếp tục bám sát các diễn biến kinh tế, chính trị trong khu vực và trên thế giới để kịp thời có đối sách giảm các tác động tiêu cực tới kinh tế trong nước. Một số thành viên hội đồng còn đề nghị Chính phủ "nới lỏng trong kiểm soát" chính sách tiền tệ, tài chính để tranh thủ thời cơ thúc đẩy tăng trưởng hơn nữa. Bên cạnh đó, năm 2020, Chính phủ cần tiếp tục khơi thông thị trường vốn để tiếp tục giảm thiểu hơn các rủi ro tín dụng,...
Lắng nghe và đánh giá cao các báo cáo, ý kiến đóng góp, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhận định các kết quả đạt được năm qua cho thấy sự khởi sắc của kinh tế Việt Nam. “Chưa năm nào tăng trưởng cao gấp 2,5 lần so với lạm phát như năm nay. Lạm phát 2,75%, thấp hơn 2,5 lần so với tăng trưởng hơn 7%, tạo điều kiện cho thu nhập thực tế của người dân, doanh nghiệp và Chính phủ đều tốt hơn” - Phó Thủ tướng nhận xét.
Cũng theo Phó Thủ tướng: “Thành tựu hiện nay là tích luỹ của nhiều năm đổi mới, tăng trưởng giờ không dựa vào đầu tư công, hay khai khoáng như trước. Chúng ta tăng trưởng là nhờ cách tiêu tiền khéo hơn, đưa tiền vào đúng chỗ hơn. Chất lượng tăng trưởng được cải thiện, dựa vào nội lực nhiều hơn”.
Theo các ý kiến trong hội đồng tư vấn, kết quả này không chỉ có ý nghĩa về tăng trưởng mà còn có ý nghĩa kinh tế đang có chiều hướng nâng cao chất lượng, chấm dứt 15 năm tăng trưởng chậm dần, có thể mở ra một giai đoạn tăng trưởng đi lên mới.
Tháo gỡ điểm nghẽn trong hoạt động công chức, công vụ
Nhận định về chính sách tài khoá, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá, đã có nhiều nỗ lực để ngân sách lành mạnh hơn, tích cực hơn, cơ cấu lại thu chi ngân sách. Theo đó, nợ công, bội chi đều giảm, áp lực trả nợ cũng giảm sau khi chúng ta thực hiện Nghị quyết 07 của Bộ Chính trị, Luật Quản lý nợ công. Sự phối hợp với chính sách tiền tệ tốt hơn, qua đó khơi thông cả nguồn lực bên trong và bên ngoài, giảm gánh nặng cho tín dụng ngân hàng, mở rộng tiêu dùng, tăng trưởng đầu tư trong nước.
Tuy nhiên, áp lực trả nợ gốc đang tăng, tích luỹ trả nợ còn hạn chế, giải ngân đầu tư công vẫn là điểm nghẽn, hiệu quả đầu tư công cũng chưa như mong muốn, Phó Thủ tướng lưu ý.
Với năm 2020, Phó Thủ tướng đưa ra một số vấn đề phải lưu ý. Một là nguy cơ về đánh giá tín nhiệm quốc gia, khi động thái vừa qua của Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody’s cho thấy, chúng ta còn hạn chế về sự phối hợp, về thủ tục hành chính, đây là vấn đề cần khắc phục.
Ở trong nước, Chủ tịch Hội đồng nhận định áp lực lạm phát năm tới khó hơn năm nay nhiều, chủ yếu là áp lực từ trong nước. Để ứng phó, khắc phục những vấn đề này, Phó Thủ tướng nêu rõ trước hết cần đẩy mạnh những đột phá chiến lược, giải quyết được những điểm nghẽn về thể chế, đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, môi trường đầu tư kinh doanh phải thực chất hơn… Cùng với đó cả môi trường không khí, an ninh nguồn nước và đặc biệt là “môi trường hoạt động công chức công vụ”, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, vốn đang là điểm nghẽn hiện nay.
Hoàng Yến
(责任编辑:La liga)
- ·FPT khai trương trung tâm xuất khẩu phần mềm lớn nhất Việt Nam
- ·TP.HCM: Quản lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước bị buông lỏng
- ·Những điều WHO khuyến cáo khi cách ly bệnh nhân Covid
- ·Bắt nhóm thanh niên sử dụng trái phép ma túy
- ·Tạm giữ thanh niên ở Quảng Trị lái xe tông vào cảnh sát giao thông
- ·'Công trường' khai thác vàng trái phép tại Phú Riềng vẫn ngang nhiên hoạt động
- ·Triệt phá đường dây ma túy 'khủng' từ Campuchia, Lào về Việt Nam tiêu thụ
- ·Bí thư TP.HCM, Bộ trưởng Nông nghiệp nói về xuất khẩu rau quả, tôm
- ·7 tháng đầu năm Quảng Nam có 1.473.435 người tham gia B
- ·Hải Dương: Phát hiện đối tượng tàng trữ, sản xuất gần 200kg pháo
- ·Facebook sẽ sản xuất phim truyền hình, gameshow
- ·Sản xuất, kinh doanh vẫn còn nhiều rào cản
- ·Thị trường bất động sản 2018 sẽ thế nào?
- ·Cần minh bạch, hạn chế chỉ định thầu trong dự án đầu tư BT
- ·Bộ Công an: 'Tên gọi thẻ căn cước tạo tiền đề cho việc hội nhập quốc tế'
- ·Xử phạt giám đốc buôn lậu động vật hoang dã qua cảng biển 24 năm tù
- ·Bộ Y tế công bố liên tiếp 2 ca tử vong thứ 56 và 57 do Covid
- ·Đến 15 tháng 12/2017: Xuất siêu 2,72 tỷ USD
- ·NHNN đã giao room tín dụng cho từng ngân hàng, tiến tới lộ trình bỏ room
- ·Phạt tù bị cáo gây thương tích khiến nam sinh lớp 8 tử vong