【bxh bd trung quoc】Đến 2015, hoàn thành thoái vốn và CPH 500/1069 DN Nhà nước
Ngày 13-1-2014, Cổng thông tin Chính phủ đã đăng văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội của Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, chiều 21-11-2013, sau khi đọc Báo cáo giải trình trong khuôn khổ thời gian của Phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XIII, Thủ tướng Chính phủ đã trả lời trực tiếp 3 Đại biểu Quốc hội với 4 câu hỏi. Ngày 26-12-2013, Thủ tướng Chính phủ đã trả lời bằng văn bản chất vấn của 11 Đại biểu còn lại.
Theo văn bản trả lời, Đại biểu Trần Du Lịch đặt vấn đề: Trong Báo cáo của Thủ tướng trước Quốc hội, khi đánh giá về những nguyên nhân hạn chế, yếu kém, có nguyên nhân là "Nhận thức trên một số vấn đề về chủ trương, quan điểm phát triển đã được đề ra vẫn còn khác nhau, dẫn đến đổi mới thể chế chính sách có một số vấn đề ngập ngừng, thiếu nhất quán, nhất là vai trò của nhà nước và vai trò của kinh tế nhà nước trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa". Xin Thủ tướng cho biết và làm rõ hướng tới như thế nào nhằm bảo đảm sự nhất quán trong thực thi đẩy mạnh đổi mới thể chế chính sách để chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, đặc biệt là tái cấu trúc DNNN, tạo niềm tin thị trường.
Thủ tướng nhấn mạnh: Chúng ta kiên định xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Đây là con đường chưa có tiền lệ. Cương lĩnh xây dựng đất nước năm 2011 của Đảng ta xác định “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế”, trong đó “kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”; “các yếu tố thị trường phải được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân thủ theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 đã nêu rõ “Thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa Nhà nước với thị trường”. Và Hội nghị Trung ương 6, khóa XI của Đảng xác định “DNNN là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, là lực lượng vật chất quan trọng, là công cụ hỗ trợ để Nhà nước điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng |
Những chủ trương lớn trên đây của Đảng phải được quán triệt, thể chế hóa và tổ chức thực hiện. Nhưng vai trò của Nhà nước, của Kinh tế nhà nước và của Doanh nghiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là những vấn đề rất mới, chưa có sẵn mô hình. Trong quá trình triển khai, nhận thức về phạm vi, nội hàm, định lượng, giải pháp, lộ trình, bước đi… ý kiến cũng rất khác nhau, phải chờ đợi nhau và phải dành nhiều thời gian thảo luận để cụ thể hóa. Phải vừa làm, vừa tổng kết rút kinh nghiệm, lấy kết quả thực tiễn để khẳng định sự phù hợp cũng như phương hướng và cách làm tiếp theo. Vì vậy, việc triển khai thực hiện có lúc, có việc chưa dứt khoát, chưa mạnh mẽ, chưa nhất quán và kết quả đạt được chưa như mong muốn.
Liên quan đến vấn đề tái cơ cấu, Đại biểu Đỗ Thị Hoàng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho biết kết quả tái cơ cấu DNNN thời gian qua và các giải pháp tiếp tục thực hiện lộ trình từ nay đến năm 2015.
Thủ tướng không nhắc lại kết quả tái cơ cấu DNNN vì kết quả này đã được trình bày trong các báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp.
Thủ tướng cho biết, thời gian tới, Chính phủ chỉ đạo thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là CPH, kể cả các tập đoàn kinh tế; thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn mà Nhà nước không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trường, bao gồm cả doanh nghiệp đang kinh doanh có hiệu quả. DNNN chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địa bàn quan trọng và quốc phòng an ninh. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích. Hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu nhà nước và đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp. Tăng cường quản lý, giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu nhà nước. Kiện toàn cán bộ quản lý và nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp. Thực hiện công khai minh bạch kết quả hoạt động theo quy định của pháp luật. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm và không nghiêm túc thực hiện Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt.
Phấn đấu đến hết năm 2015 hoàn thành việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành kinh doanh chính và thực hiện cổ phần hóa khoảng 500 trên tổng số 1.069 DNNN.
Hiệp Hòa
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Quán cơm 2.000 Vườn Xoài: Điểm tựa cho phận đời khó khăn
- ·Một số điều cần biết khi dùng ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử
- ·Một số chỉ tiêu kinh tế
- ·Kiểm soát lạm phát đã có thể yên tâm
- ·Bộ Nội vụ: Dành 10% tổng quỹ tiền lương cơ bản để thu hút nhân tài
- ·Tìm hiểu về bệnh dịch Covid
- ·Thép Hòa Phát đăng ký đầu tư dự án thép 3 tỷ USD tại Dung Quất thay thế Guang Lian
- ·Tập luyện, vận động nâng cao sức khỏe cho người nhiễm Covid
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·Giảm 16.400 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ của 2 dự án giao thông lớn
- ·Chuyển thông tin có dấu hiệu tiêu cực tại nhiều cơ sở đào tạo lái xe đến công an
- ·Mua bán xăng, dầu trái phép: Tiềm ẩn nguy cơ cháy, nổ
- ·Hé lộ nhà đầu tư được Tp.HCM “chấm” xây cầu Thủ Thiêm 4 trị giá 5.200 tỷ đồng
- ·Được phép chuyển giao hợp đồng xây dựng giữa công ty mẹ và công ty con?
- ·Quan chức Mỹ hoan hỉ về tàu săn ngầm không người lái của nước này
- ·Đầu tư vào Khu công nghiệp Phúc Long: Thành công trong tầm tay
- ·Soi tiến độ 8 dự án giao thông nghìn tỷ Hà Nội đang đẩy nhanh
- ·Hà Nội: Khởi công dự án nâng cấp, mở rộng đường 70 từ Trần Hữu Dực kéo dài đến Quốc lộ 32
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·Nhà đầu tư Trung Quốc tái khởi động dự án KCN An Dương Hải Phòng 175 triệu USD