【cách bắt lô đề】Thứ trưởng Trần Quốc Phương: Cần thiết đẩy mạnh sự phát triển của các khu công nghiệp
Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,ứtrưởngTrầnQuốcPhươngCầnthiếtđẩymạnhsựpháttriểncủacáckhucôngnghiệcách bắt lô đề ông Trần Quốc Phương tại Diễn đàn Bất động sảncông nghiệp Việt Nam 2023 do Báo Đầu tư tổ chức vào sáng nay (ngày 24/8).
Nhiều lợi thế giúp Việt Nam hút vốn FDI
Phát biểu tại Diễn đàn, Thứ trưởng Trần Quốc Phương, đánh giáquy mô và xu hướng của dòng vốn đầu tưtoàn cầu hiện có sự thay đổi mạnh mẽ do ảnh hưởng của các yếu tố địa chính trị trên thế giới cũng như những biến động nền kinh tếcủa các quốc gia lớn và nhiều yếu tố khách quan khác.
Ông Trần Quốc Phương, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Diễn đàn. Ảnh: Lê Toàn |
Mặc dù bối cảnh kinh tế thế giới và khu vực có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường và khó dự báo, với rất nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam vẫn được xem là điểm sáng trên bản đồ thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài với rất nhiều lợi thế.
Cụ thể, Việt Nam tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đạt kết quả tăng trưởng tích cực trong bối cảnh khó khăn. Năm 2022, tăng trưởng GDP đạt 8,02%; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 732 tỷ USD, tăng 9,5%, xuất siêu trên 11 tỷ USD; thu nhập bình quân đầu người đạt mức trên 4.100 USD.
Lợi thế tiếp theo được ông đề cập làmôi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện. Năm 2022, vốn FDI thực hiện đạt khoảng 22,4 tỷ USD, cao nhất trong 5 năm qua. Riêng 7 tháng đầu năm 2023, vốn FDI đăng ký mới và số dự ánFDI cấp mới tiếp tục tăng lần lượt 38,6% và 75,5% so với cùng kỳ, thể hiện sự tin tưởng mạnh mẽ của các nhà đầu tư nước ngoài đối với môi trường đầu tư của Việt Nam.
Ngoài ra,vị thế quốc tế của Việt Nam đang được nâng cao, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, tham gia và triển khai thực hiện hiệu quả 16 Hiệp định FTA đã ký, trong đó có các FTA thế hệ mới với các cam kết sâu rộng và toàn diện như CPTPP, RCEP và EVFTA...
Bên cạnh đó, Việt Nam được xếp vào nhóm 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn nhất thế giới với sự hiện diện của nhà đầu tư đến từ 143 quốc gia và vùng lãnh thổ, với gần 38.000 dự án, tổng vốn đăng ký hơn 452 tỷ USD.
Đặc biệt,Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực và thị trường nội địa với gần 100 triệu dân với tầng lớp trung lưu tăng nhanh, tạo nên một thị trường có sức mua khá lớn. Cùng với đó, các công trình kết cấu hạ tầng ngày càng được đầu tư đồng bộ và hoàn thiện, giảm chi phí vận tải, logistics, chi phí đầu vào của doanh nghiệp, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.
Xây dựng thể chế, chính sách cho khu công nghiệp
Theo Thứ trưởng Trần Quốc Phương, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, các doanh nghiệp trong nước cũng nỗ lực không ngừng cải thiện trình độ, năng lực, nâng cao khả năng tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Nhiều doanh nghiệp trong nước với khởi đầu là nhà đầu tư phát triển và kinh doanh bất động sản đã phát triển thành những tập đoàn đầu tư đa ngành, đa lĩnh vực, dần vươn tới các thị trường ngoài nước, góp phần khẳng định vị thế của doanh nghiệp Việt Nam trên trường quốc tế. “Đây là những đóng góp đáng ghi nhận của các doanh nghiệp trong nước trong công cuộc phát triển kinh tế”, ông nói.
Lãnh đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư còn cho biết thêm, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư FDI cũng đang diễn ra quyết liệt, đặc biệt là giữa các nước trong khu vực đang tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư để thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch, Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách để nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài phù hợp với bối cảnh trong nước cũng như quốc tế.
Chẳng hạn, ngày 9/1, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 81/2023/QH15 về Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; trong đó xác định cụ thể quan điểm phát triển và tổ chức không gian phát triển thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050, định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội của 6 vùng kinh tế - xã hội trên cả nước. Bộ Chính trị đã ban hành các Nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển các vùng, địa phương đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Trên cơ sở đó, các bộ, ngành, địa phương đã và đang triển khai việc xây dựng các quy hoạch vùng, quy hoạch ngành quốc gia và quy hoạch tỉnh. Đây là cơ hội lớn để sắp xếp, tổ chức lại không gian phát triển của các vùng kinh tế - xã hội nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế.
Cùng với đó, Chính phủ đã ban hành Chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược với mục tiêu cụ thể.
Trong đó, Chính phủ đặt mục tiêu thu hút các dự án đầu tư nước ngoài sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao, quản trị hiện đại, có giá trị gia tăng cao, có tác động lan tỏa tích cực, kết nối chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu;
Mở rộng thị trường; nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và sản phẩm nội địa. Đồng thời nâng cao hiệu quả, chất lượng toàn diện trong công tác thu hút, sử dụng vốn đầu tư nước ngoài, tăng tỷ lệ đóng góp của khu vực đầu tư nước ngoài trong phát triển kinh tế - xã hội, tương xứng với những ưu đãi, hỗ trợ được hưởng.
“Để đạt được những mục tiêu nêu trên, một trong những giải pháp quan trọng cần thực hiện là xây dựng thể chế, chính sách cho khu công nghiệp và các mô hình tương tự khác theo hướng xác định rõ trọng tâm phát triển và cơ chế, chính sách vượt trội phù hợp với đặc thù của từng mô hình, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ với các khu vực khác”, ông nói.
Cần thiết đẩy mạnh sự phát triển của các khu công nghiệp
Thứ trưởng Trần Quốc Phương cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã và đang phối hợp với các địa phương, các tổ chức liên quan tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, trong đó có việc nghiên cứu đề xuất xây dựng Luật Khu công nghiệp, khu kinh tế để trình cấp có thẩm quyền xem xét trong thời gian tới.
Để có cơ sở nghiên cứu, xây dựng các chính sách mới, đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát triển của các khu công nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư mong muốn được lắng nghe ý kiến các doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến các đặc thù của hoạt động đầu tư và kinh doanh bất động sản khu công nghiệp so với các loại bất động sản khác; Xu hướng đầu tư vào các khu công nghiệp; Các giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh của các khu công nghiệp trong nước trong việc thu hút đầu tư nước ngoài.
Theo ông Phương, chiến lược hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030 đã đặt ra một số mục tiêu cụ thể như tăng 50% số lượng Tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 Tập đoàn lớn nhất thế giới;
Nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư đăng ký của các quốc gia và vùng lãnh thổ trong một số khu vực (như Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Anh, Hoa Kỳ…) trong tổng vốn đầu tư nước ngoài cả nước lên hơn 70% trong giai đoạn 2021 - 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 - 2030;
Đặc biệt, đến năm 2030 nằm trong nhóm 3 quốc gia dẫn đầu ASEAN và nhóm 60 quốc gia đứng đầu thế giới theo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàngThế giới.
“Để đạt được những mục tiêu nêu trên, việc đẩy mạnh sự phát triển của các khu công nghiệp là hết sức cần thiết” ông nói.
(责任编辑:World Cup)
- ·Cạn nước mắt vì thương đàn con bệnh tật
- ·Only 25% of workers covered by social insurance
- ·Philippine President issues ASEAN Chairman’s statement
- ·Việt Nam treasures UN ties: President
- ·Tổng hợp bài dự thi “Tình yêu không tuổi” 10 ngày đầu tháng 2/2012
- ·Vice President leaves for Mongolia, Japan visits
- ·New forest law excludes disadvantaged groups
- ·Gov’t looks to control public debt
- ·Tạm trú 3 năm, mua được chung cư, có được nhập khẩu?
- ·Writing contest on Việt Nam
- ·Côi cút 4 trẻ mồ côi bên bến đò Thạnh Mỹ
- ·PM welcomes Hong Kong businesses
- ·NA Chairwoman receives Australian, New Zealand ambassadors
- ·Top legislator explains issues of public concern to Can Tho voters
- ·Vấy máu lên ga, tôi lừa chồng mình là gái trinh
- ·Writing contest on Việt Nam
- ·Việt Nam, US partnership set to strengthen, officials say
- ·NA may strip deputy title over Formosa
- ·Bài 2: Vì sao mẹ phải đẩy con xuống cõi âm…
- ·Việt Nam to actively contribute to promoting ASEAN connectivity