会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua cac tran】Sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử lý tài sản được xác lập sở hữu toàn dân!

【ket qua cac tran】Sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử lý tài sản được xác lập sở hữu toàn dân

时间:2024-12-23 18:30:31 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:986次

8 nhóm tồn tại,ửađổibổsungmộtsốquyđịnhvềxửlýtàisảnđượcxáclậpsởhữutoàndâket qua cac tran vướng mắc đã được chỉ ra

Bộ Tài chính cho biết, Nghị định số 29/2018/NĐ – CP (NĐ29) ngày 5/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc thực hiện xác lập quyền sở hữu toàn dân (XLQSHTD) về tài sản (TS) và xử lý loại TS này. Tuy nhiên, qua tổng hợp các phản ánh, kiến nghị của từ một số bộ, ngành, địa phương trong 5 năm thực hiện cho thấy vẫn còn nhiều tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử lý tài sản được xác lập sở hữu toàn dân
Nhiều bất cập trong thực hiện các quy định về xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản và xử lý tài sản thuộc lĩnh vực này. Ảnh minh họa

Bộ Tài chính đã tổng hợp thành 8 nhóm tồn tại, vướng mắc chính. Đơn cử như, TS XLQSHTD bao gồm rất nhiều loại TS khác nhau, liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và pháp luật chuyên ngành như: xử lý vi phạm hành chính, xử lý TS trong tố tụng hình sự, quản lý thị trường, hải quan, kiểm lâm, công an, biên phòng, tiền tệ, đầu tư, doanh nghiệp… với các chủ thể thực hiện khác nhau. Tuy nhiên, tại NĐ29 chỉ quy định chung một trình tự, thủ tục lập, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý TS đã làm phát sinh vướng mắc, không phù hợp đối với một số loại TS.

Bộ Tài chính cho biết, quan điểm của việc xây dựng Nghị định là để đảm bảo tính đồng bộ với các quy định về quản lý, sử dụng tài sản công đã được Chính phủ ban hành. Đồng thời để cải cách thủ tục hành chính, tăng cường phân cấp thẩm quyền, cắt giảm các thủ tục hành chính không cần thiết trong việc quản lý, sử dụng, xử lý TS được XLQSHTD.

Đồng thời, tại NĐ29, chưa quy định cụ thể về thủ tục hành chính, hồ sơ khi lập, trình cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý TS (nội dung này đang được quy định tại Thông tư số 57/2018/TT – BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện NĐ29).

Một tồn tại nữa được nêu ra đó là, NĐ29 quy định về thẩm quyền quyết định XLQSHTD và phê duyệt phương án xử lý trên cơ sở mức giá trị TS (500 triệu đống/1 đơn vị TS) là không phù hợp, dẫn đến phát sinh vướng mắc trong thực hiện. Vì việc xác định thế nào là “đơn vị TS” để xác định thẩm quyền quyết định là không phù hợp, khả thi đối với một số loại hàng hóa như xăng dầu, thực phẩm, khẩu trang, hàng tiêu dùng…

Hay như NĐ29 chưa quy định cụ thể việc xác định giá trị TS được XLQSHTD tương ứng với từng loại TS để xác định giá khởi điểm, giá bán chỉ định, giá bán niêm yết khi thực hiện xử lý TS theo hình thức bán đấu giá, bán chỉ định, bán niêm yết hoặc giao, điều chuyển cho các đối tượng quản lý, sử dụng. Việc tại NĐ29 dẫn chiếu sang thực hiện quy định tại Nghị định số 151/2017/NĐ – CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công là không phù hợp.

Ngoài ra là các vướng mắc về XLQSHTD và xử lý đối với TS do tổ chức, cá nhân tặng, cho, tài trợ, viện trợ; TS được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án; TS tịch thu là vàng, bạc, kim loại quý, đá quý, ngoại tệ; bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng quý hiếm; về quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý TS.

Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền XLQSHTD

Để khắc phục những tồn tại này, dự thảo Nghị định quy định về TS XLQSHTD trên cơ sở kế thừa những quy định tại NĐ29 còn bổ sung một số loại TS thuộc đối tượng XLQSHTD theo quy định của pháp luật nhưng chưa quy định tại NĐ29.

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về xử lý tài sản được xác lập sở hữu toàn dân
Dự thảo Nghị định của Chính phủ đã bổ sung thêm một số nguyên tắc về xác lập

Theo đó, TS thuộc về nhà nước theo quy định (cụ thể, một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chế mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng động thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại).

TS là hàng tạm gửi hành lý hải quan không nhận lại theo quy định (cụ thể, trong thời hạn tạm gửi hành lý, nếu người xuất cảnh, nhập cảnh có văn bản từ bỏ hành lý tạm gửi hoặc quá thời hạn tạm gửi hành lý nhưng người xuất cảnh, nhập cảnh không nhận lại thì bị xử lý theo quy định của pháp luật. Tiền thu được từ việc thanh lý hàng hóa được nộp vào ngân sách nhà nước sau khi trừ đi các chi phí phát sinh theo quy định của pháp luật).

Ngoài việc đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Trang Tài sản công - Thời báo Tài chính Việt Nam để lấy ý kiến rộng rãi của các tổ chức, cá nhân về dự thảo Nghị định, trong tháng 6/2023, Bộ Tài chính đã tổ chức hội nghị lấy ý kiến trực tiếp của đại diện một số bộ, cơ quan trung ương, một số địa phương.

Về cơ bản, các ý kiến tham gia đều thống nhất với sự cần thiết ban hành Nghị định và nội dung của dự thảo Nghị định. Các ý kiến tham gia bổ sung đã được Bộ Tài chính tổng hợp, giải trình, tiếp thu đầy đủ và hoàn thiện dự thảo Nghị định.

Để thuận lợi cho việc XLQSHTD về TS và quản lý, xử lý loại TS này, dự thảo Nghị định cũng bổ sung thêm một số nguyên tắc.

Cụ thể như việc xử lý TS là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện đối với TS của từng vụ việc. Trường hợp giá trị TS của 1 vụ việc dưới 100 triệu đồng, đơn vị chủ trì quản lý TS có thể tổng hợp TS của nhiều vụ việc để xử lý 1 lần, nhưng thời hạn xử lý tối đa không quá 6 tháng kể từ ngày có quyết định tịch thu đầu tiên của vụ việc.

Trường hợp cơ quan quản lý tài sản công là đơn vị chủ trì quản lý TS thì trình tự, thủ tục lập, trình cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt phương án xử lý TS thực hiện theo quy định áp dụng đối với đơn vị chủ trì quản lý TS.

Trường hợp TS phải thực hiện giám định, kiểm định, kiểm nghiệm trước khi đề xuất, lập phương án xử lý hoặc quyết định xử lý, thời gian giám định, kiểm định, kiểm nghiệm không được tính vào thời hạn lập hồ sơ, thời hạn trình, thời hạn phê duyệt phương án xử lý TS quy định tại Nghị định này.

Điểm đáng chú ý của dự thảo Nghị định là quy định cụ thể thẩm quyền, trình tự, thủ tục quyết định XLQSHTD đối với từng loại TS. Trong đó, bãi bỏ quy định Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định XLQSHTD về TS đối với 1 số TS như: TS do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước là bất động sản, xe ô tô, các TS khác (không phải là bất động sản, xe ô tô) có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/1 đơn vị TS chuyển giao cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc trung ương quản lý; TS do tổ chức, cá nhân chuyển giao quyền sở hữu cho nhà nước nhưng không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận TS để sử dụng. Theo đó, thẩm quyền quyết định XLQSHTD đối với các TS trên do bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

Rà soát, quy định về trình tự, thủ tục XLQSHTD đối với TS được đầu tư theo phương thức đối tác công tư đảm bảo thống nhất với quy định của pháp luật./.

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Giá vàng hôm nay (4/6): Vàng biến động như thế nào trong tuần tới?
  • Tỷ lệ bệnh nhân Covid
  • Ăn tiết canh lợn, nam thanh niên Hà Nội nguy kịch vì nhiễm liên cầu
  • Ban hành khung giá phát điện năm 2017
  • Giá heo hơi hôm nay 12/5/2023: Mức cao nhất 56.000 đồng/kg
  • Bộ Công Thương lại kiến nghị cho Vedan nhập khẩu than
  • Bắt giữ, xử lý các đối tượng vi phạm pháp luật
  • Phiên phúc thẩm vụ án Việt Á và Học viện Quân y: VKS đề nghị giảm án
推荐内容
  • Địa chỉ phân phối nồi phở điện 70 lít phổ biến trên thị trường hiện nay
  • Sử dụng bao cao su tái chế nguy hiểm như thế nào?
  • Ca dương tính Covid
  • Chủng nCoV Đà Nẵng lây lan nhanh, độc lực không đổi
  • Giá vàng hôm nay, 10/1: Tiếp nối đà giảm
  • Bắt hai đối tượng làm giả con dấu, giấy tờ của nhiều bệnh viện lớn