【soi kèo italia】Cần phải thiết lập mức lương dựa trên năng suất thực sự của lao động
Hiện mức tăng lương của Việt Nam đang cao hơn mức tăng năng suất lao động. Nguyên nhân của thực trạng trên là do đâu,ầnphảithiếtlậpmứclươngdựatrênnăngsuấtthựcsựcủalaođộsoi kèo italia thưa ông?
Trên thực tế, hiện mức tăng lương của Việt Nam tương đối cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á, đáng chú ý là lương của Việt Nam lại tăng cao hơn năng suất lao động, lương tối thiểu tăng ở mức trung bình hàng năm của Việt Nam đạt hai con số trong giai đoạn 2007-2015, vượt xa tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người và chỉ số giá tiêu dùng, năng suất lao động của Việt Nam tăng trung bình 4,4%/năm, đây là một mức cao nhưng tiền lương của Việt Nam lại tăng 5,8%/năm. Độ chênh lệch giữa mức tăng tiền lương và tăng năng suất lao động là 1,4%/năm là tương đối lớn. Xu hướng này không giống với các quốc gia khác như Trung Quốc, Indonesia hay Thái Lan. Khoảng cách giữa tăng trưởng lương tối thiểu và tăng trưởng năng suất lao động ở Việt Nam đang nhanh hơn so với các quốc gia khác.
Lương trung bình tăng nhanh đến năm 2010 nhưng chậm lại đáng kể trong giai đoạn 2010-2014, phần nào phản ánh sự suy giảm tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, các khoản chi cho BHXH, BHYT và BHTN cũng tăng theo thời gian. Tác động của quá trình tiền lương thay đổi nhanh hơn năng suất lao động như trên sẽ làm cho Việt Nam dần dần mất đi lợi thế về sản xuất bởi tiền lương phải trả quá cao so với năng suất của người lao động đóng góp trong quá trình sản xuất.
Vì sao chúng ta lại có mức tăng tiền lương biệt lập như vậy? Tôi cho là do chúng ta có tiến trình thiết lập tiền lương tối thiểu thay đổi theo thời gian và các chế độ khác liên quan đến lương (như bảo hiểm xã hội, các khoản khác ngoài lương) chưa dựa trên một nguyên tắc cụ thể nào, mà mới chỉ dựa trên cảm tính và mong muốn của chúng ta để cuộc sống của người lao động tốt hơn.
Vậy theo ông, với mức chênh lệch cao như vậy sẽ tác động như thế nào đến người lao động?
Theo đánh giá của tôi, mức chênh lệch cao như vậy sẽ khiến nhiều người bị tách ra khỏi thị trường lao động hơn và tăng nguy cơ mất việc vì doanh nghiệp phải trả quá nhiều chi phí cho người lao động. Đồng thời, khi những người lao động này bị mất việc thì sẽ không được bảo vệ nữa bởi chúng ta đang sử dụng tiền lương tối thiểu chung để bảo vệ người lao động nhưng vô hình trung nó chỉ bảo vệ người lao động đang có việc làm, đang ở trong khu vực việc làm chính thức mà thôi. Đây là những bất cập của chế độ tiền lương tối thiểu hiện nay và cách thiết lập mức tiền lương tối thiểu ở Việt Nam.
Với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì sự ảnh hưởng sẽ càng mạnh hơn bởi khi tiền lương cao thì các doanh nghiệp có khuynh hướng dịch chuyển không sử dụng lao động nữa mà sử dụng nhiều nguồn vốn hơn vào các máy móc, thiết bị phụ trợ để thay thế lao động. Tất nhiên điều này còn phụ thuộc vào khả năng tài chính của các doanh nghiệp. Bởi các doanh nghiệp khi phải trả lương quá cao cũng đồng nghĩa với việc lợi nhuận của họ bị vắt kiệt vì vậy họ cũng không có khả năng đầu tư thêm vào máy móc và đấy là vấn đề nội tại của doanh nghiệp Việt Nam.
Với cuộc cách mạng 4.0, lao động Việt Nam sẽ kẹt trong một cái bẫy về lao động năng suất thấp. Thứ nhất là sẽ không có nhiều việc làm và thứ hai là buộc phải làm những việc ngoài rìa, năng suất thấp và giản đơn.
Nhiều chuyên gia đánh giá năng suất lao động Việt Nam thấp đang ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư vào Việt Nam. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Phải khẳng định rằng, năng suất lao động của Việt Nam thấp có ảnh hưởng một phần đến thu hút đầu tư và triển vọng kinh tế của Việt Nam nhưng không nghiêm trọng bằng việc năng suất thấp nhưng tiền lương lại cao. Đó mới là vấn đề nghiêm trọng của nền kinh tế Việt Nam. Bởi các nhà đầu tư kể cả trong nước và ngoài nước đều không thể đầu tư vào một nơi mà họ buộc phải trả lương nhiều hơn cho sự đóng góp đến từ người lao động. Ở đây tôi muốn nhấn mạnh đến việc lương đang cao hơn năng suất lao động ở Việt Nam là vấn đề chính của nền kinh tế Việt Nam và vì thế sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn đầu tư cũng như triển vọng kinh doanh và triển vọng kinh tế Việt Nam. Điều này không phải trong tương lai mà đã và đang diễn ra rồi.
Nếu chúng ta tiếp tục hy vọng hay tiếp tục dựa vào mô hình lao động với năng suất thấp thì chúng ta sẽ mất đi những lợi thế bởi khu vực nào có lao động đơn giản nhất sẽ được thay thế bằng máy dễ dàng nhất. Chỉ những lao động phức tạp có chuyên môn cao mới bị thay thế chậm hơn đó là điều chúng ta phải lưu ý. Bên cạnh đó, sẽ xuất hiện khả năng chúng ta sẽ không tiến lên được trong sự cạnh tranh với các nước trong khu vực về việc có một đội ngũ lao động chất lượng cao.
Theo ông, việc tăng lương có làm tăng năng suất lao động không?
Trên cơ sở đã phân tích ở trên, tôi cho rằng đã đến lúc Việt Nam phải cân nhắc lại quá trình thiết lập và thay đổi tiền lương tối thiểu và các mức lương khác của nền kinh tế dựa trên các tính toán cẩn trọng, không phụ thuộc vào cảm tính hay những lập luận đơn giản như cho rằng lương tối thiểu phải đáp ứng đủ mức sống tối thiểu của người lao động. Chúng ta cần phải thiết lập dựa trên năng suất thực sự của lao động cho nền kinh tế và trên cơ sở đó chúng ta điều chỉnh mức độ tăng trưởng của tiền lương. Ví dụ như mức tăng trưởng GDP trên đầu người thực hay mức tăng trưởng của CPI… đó đều là những tiêu chí cơ bản nhưng đồng thời chúng ta còn cần các tính toán cụ thể khác. Và theo tôi, Hội đồng tiền lương quốc gia cần mang tính chất chính trị nhiều hơn, trong Hội đồng tiền lương quốc gia phải có sự tham gia của các nhà nghiên cứu, các học giả và dựa trên bằng chứng lương thực tế để góp ý hoặc đưa một quyết định cuối cùng.
Ngoài ra, bản chất của vấn đề ở đây, theo tôi, không phải là việc chúng ta mong muốn điều chỉnh lương tối thiểu cao hay thấp để có quyền lợi tốt cho người lao động hay không mà bản chất của vấn đề liên quan đến năng suất của nền kinh tế Việt Nam và năng suất cụ thể ở đây là năng suất lao động. Năng suất lao động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố của nền kinh tế và chúng ta cần có những cải cách để tăng được năng suất cho người lao động Việt Nam. Như vậy họ sẽ nhận được phần lớn hơn trong quá trình sản xuất, từ đó sẽ cải thiện được đời sống tốt hơn.
Đối với những người tạm thời không được tham gia vào quá trình lao động, thị trường lao động đó là những người thất nghiệp hay bị tai nạn thì chúng ta cần phải có hệ thống bảo trợ xã hội tốt hơn và chúng ta không nên dựa quá nhiều vào lương tối thiểu. Bởi như tôi đã chỉ ra là lương tối thiểu không có khả năng đáp ứng cho những người như họ mà thật ra còn ảnh hưởng nhiều hơn đến họ vì đẩy nhiều người hơn ra khỏi thị trường lao động.
Một vấn đề nữa là lương tối thiểu hiện nay đang được tính theo tháng. Nên chuyển sang tính lương theo giờ, như vậy sẽ thuận lợi và công bằng hơn đối với người sử dụng lao động mà không sử dụng lao động toàn bộ một tháng, đồng thời cũng sẽ thuận lợi hơn cho người lao động làm công việc theo giờ.
Xin cảm ơn ông!
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Báo cáo Việt Nam tới năm 2035 đã chỉ ra, trong 4 mối lo dài hạn lớn nhất của Việt Nam thì năng suất lao động thấp và suy giảm là mối lo xếp đầu tiên. Giai đoạn 2006-2010, năng suất lao động bình quân tăng 5,3%/năm, nhưng 5 năm tiếp theo (2010-2015), năng suất lao động chỉ còn tăng 3,5%/năm. Rõ ràng, dù thời gian qua khu vực công nghiệp liên tục được tăng lương, nhưng cũng không giúp tăng năng suất lao động. Cách thức tăng lương thời gian qua đang tạo hiệu ứng ngược, đang kìm hãm cạnh tranh và giảm động lực tăng năng suất lao động. Nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho thấy, trong khoảng 10 năm tới, có tới 68% lao động trong khu vực may mặc, điện tử có thể mất việc làm. Điều này do các DN sử dụng máy móc thay con người, và xu hướng các nước công nghiệp đưa việc làm về nước họ. Dù lương tăng lên nhưng việc làm lại mất đi, điều này cần được xem xét. Chúng ta đang tăng lương cho người có việc làm, nhưng chưa nghĩ tới tiền lương phải tạo thêm việc làm cho những người chưa có việc, đang chờ việc. Trong vài năm tới, mối lo nhất là thiếu việc làm, điều này giờ chưa đáng ngại nhưng phải được tính tới. Khi việc làm không có sẽ ảnh hưởng tới ổn định xã hội. Ông Fujita Yasuo, Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam: Việc tăng lương nhưng năng suất lao động không tăng tương ứng sẽ làm tăng chi phí của các DN, đồng thời giảm khả năng cạnh tranh cho nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần chú ý đến cơ chế tiền lương, điều chỉnh lương tối thiểu cho phù hợp. Tiến sĩ Nguyễn Văn Thuật - Phó Tổng phụ trách Tạp chí Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội: Tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của nguồn lao động và vì vậy phấn đấu nâng cao tiền lương là yêu cầu tất yếu của nguồn lao động, mục đích này tạo động lực để nguồn lao động phát triển trình độ và khả năng lao động của mình. Hơn nữa, lương cũng là một trong những công cụ kinh tế quan trọng nhất trong quản lý lao động, người ta dùng công cụ này để kích thích thái độ quan tâm và trách nhiệm với công việc của nguồn lao động. Do đó, tiền lương là một nhân tố mạnh mẽ để tăng năng suất lao động, hay nói cách khác, đối với nguồn lao động, tiền lương là khoản thu nhập chính, để tăng tiền lương họ phải tăng năng suất lao động... X.T (ghi) |
(责任编辑:World Cup)
- ·TS. Phan Đức Hiếu: Cần nâng cao chất lượng quản trị doanh nghiệp theo chuẩn quốc tế
- ·Chồng đau yếu, vợ ung thư máu, gia đình lâm cảnh túng quẫn
- ·Bạn đọc giúp đỡ bé Bùi Thị Biền bị Thalassemia hơn 26 triệu đồng
- ·Bố mổ tim chưa trả hết nợ, con ngã vào nồi canh nóng bỏng nặng
- ·Trung ương cho ý kiến về tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế
- ·Xót xa bé trai 10 tuổi trải qua 5 lần phẫu thuật u não
- ·11 suất học bổng Ước mơ từ làng cho HS nghèo miền Trung
- ·Chồng cũ ghen với tôi và đòi nuôi con
- ·Xây dựng chuỗi sản xuất an toàn dịch bệnh
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn tháng 2/2019 (Phần 3)
- ·Kỳ vọng mục tiêu đạt 1,5 triệu doanh nghiệp hoạt động hiệu quả vào năm 2025
- ·Hội trại Tuổi trẻ và Phật giáo: Hào khí miền Đông
- ·Trao 15 triệu đồng đến gia đình bé Lường Thị Anh
- ·Bé gái 17 tháng tuổi bị não úng thủy, đa dị tật cần giúp đỡ
- ·Karahomes tin cậy trong thông tin, chuyên nghiệp trong tư vấn
- ·CÓ NGƯỜI PHỤ NỮ Ở BÊN
- ·Quyền nuôi con khi vợ chồng không đăng ký kết hôn
- ·Có con nhỏ 1 tháng tuổi có được hoãn nghĩa vụ quân sự?
- ·Mùa Xuân của Đảng
- ·Trao hơn 39 triệu đồng đến hai vợ chồng mắc bệnh ung thư