【bảng xếp hạng ngoại hạng pháp】Diễn đàn VBF: Nỗ lực cải cách vẫn cần phải được gia tốc mạnh mẽ
Nỗ lực từ một phía là chưa đủ
Với chủ đề "Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu",ễnđànVBFNỗlựccảicáchvẫncầnphảiđượcgiatốcmạnhmẽbảng xếp hạng ngoại hạng pháp Diễn đàn có ba phiên thảo luận chính, gồm các phiên: Nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng; Nâng cao kiến thức phục vụ ngành công nghiệp hiện đại; Khắc phục những trở ngại đối với DN.
Phát biểu khai mạc Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, cách đây tròn một năm, chúng ta đã tổ chức thành công Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam lần thứ 20, khẳng định những thành công đáng khích lệ trong lĩnh vực đối thoại công tư, củng cố niềm tin về một Chính phủ luôn đồng hành cùng DN, nhà đầu tư, sẵn sàng lắng nghe, đối thoại cởi mở, thẳng thắn về những vấn đề đặt ra của cộng đồng DN, ngày càng trở thành một hình mẫu tốt, kinh nghiệm hay đối với các quốc gia muốn áp dụng.
Theo Bộ trưởng, trong thời gian qua, Chính phủ đã có rất nhiều nỗ lực, nhất là sự nhiệt huyết, năng động của người đứng đầu Chính phủ, quan tâm đến rất nhiều khía cạnh của cộng đồng DN.
“Tuy nhiên, sự nỗ lực đến từ một phía là chưa đủ. Cần có sự chủ động, tham gia tích cực của chính cộng đồng DN trong các hành động, hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và trong đầu tư, kinh doanh của Chính phủ”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Theo đó, những đề xuất của cộng đồng DN sẽ đóng góp tích cực cho Chính phủ trong việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, phấn đấu sớm vào nhóm các nước dẫn đầu ASEAN, hướng đến tiêu chuẩn của các nước phát triển (OECD) và nâng cao hơn nữa xếp hạng quốc tế của Việt Nam.
Đồng thời, sẽ thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, phát triển DN; thu hút đầu tư nước ngoài có chọn lọc, ưu tiên sử dụng công nghệ mới, công nghệ cao, thân thiện môi trường, gắn với phát triển các ngành công nghiệp cơ bản và công nghiệp hỗ trợ.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong bối cảnh thương mại thế giới có những thay đổi, tác động đến kinh tế toàn cầu, trong đó có Việt Nam, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức mới,với phương châm biến thách thức thành hành động và cơ hội, Diễn đàn VBF với chủ đề “Chia sẻ cơ hội trong xu thế chuyển dịch thương mại toàn cầu” sẽ tập trung trao đổi nhiều vấn đề được cộng đồng DN quan tâm.
Cụ thể là, các giải pháp thúc đẩy hơn nữa hợp tác công - tư nhất là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng; hoàn thiện hệ thống giáo dục, đào tạo nhân lực trong kỷ nguyên công nghệ số; tăng cường khả năng cạnh tranh để tận dụng các Hiệp định thương mại tự do; một số kiến nghị trong lĩnh vực thuế và hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho DN phát triển…
Dư địa cải cách vẫn còn lớn
Phát biểu tại Diễn đàn, TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, thương mại toàn cầu và các chuỗi giá trị đang dịch chuyển và Việt Nam sẽ là một trong những nền kinh tế được dự báo sẽ hưởng lợi nhiều từ quá trình này.
Nhưng đại diện VCCI khẳng định, tất cả mới chỉ là cơ hội. “Chìa khóa thành công cho quá trình chuyển các cơ hội thành hiện thực chính là công cuộc cải cách thể chế trong nước. Hội nhập và cải cách thể chế luôn là cặp đôi song sinh tạo ra những động lực chính cho sự phát triển của Việt Nam”, TS. Vũ Tiến Lộc nói.
Ông Lộc cũng cho biết, cộng đồng DN đánh giá cao nỗ lực cải cách của Chính phủ trong năm qua, đặc biệt là ở 2 điểm sáng nhất: Chương trình cải cách hành chính, cắt giảm 50% điều kiện kinh doanh, thủ tục hành chính kiểm tra chuyên ngành cùng những nỗ lực bước đầu trong việc xây dựng Chính phủ điện tử và nền kinh tế số.
Tuy nhiên, ông Lộc khẳng định, những chuyển động dù rất ấn tượng nhưng vẫn chưa đạt được như kỳ vọng của DN. Dẫn chứng cho điều này, TS. Lộc đưa ra một vài con số đáng chú ý.
Theo đó, tính đến tháng 9 năm 2018, vẫn có tới 58% DN (theo khảo sát của VCCI) vẫn phải “xin” các loại giấy phép kinh doanh có điều kiện và 42% DN trong số đó cho biết họ gặp khó khăn khi xin giấy phép và chỉ có 13% thủ tục đăng ký kinh doanh được tiến hành trực tuyến, 68 thủ tục kiểm tra chuyên ngành có thể thực hiện được trên Cổng thông tin một cửa quốc gia…
Công tác thanh, kiểm tra có chuyển biến tích cực, nhưng tỷ lệ DN bị thanh, kiểm tra từ 2 lần trở lên trong năm vẫn còn tới 40%, tỷ lệ DN cho biết có sự trùng lặp về nội dung giữa các cuộc thanh kiểm tra còn 14%.
“Những con số như vậy cho thấy môi trường kinh doanh mặc dù đã có cải thiện nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc và khoảng cách giữa các báo cáo kết quả cải cách trên giấy tờ với thực tiễn vẫn còn xa, dư địa cải cách vẫn còn lớn”.
Để tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh và thúc đẩy phát triển DN, đại diện VCCI đã đề xuất nhiều giải pháp, trong đó nhấn mạnh kiến nghị liên quan cắt giảm điều kiện đầu tư kinh doanh và kiểm tra chuyên ngành.
“Trong quá trình cắt giảm hiện đang nảy sinh vấn đề chưa thống nhất về tiêu chí xác định quy định nào cắt bỏ hay giữ lại. Ví dụ, có lĩnh vực đã sử dụng tiêu chí về lịch sử tuân thủ của một loại hàng hoá để giữ lại/loại bỏ trong danh mục hàng hoá kiểm tra chuyên ngành, trong khi ở lĩnh vực khác lại không sử dụng biện pháp này. Do đó, cần sớm có tiêu chí thống nhất về tiêu chuẩn của điều kiện kinh doanh để bảo đảm thực thi có hiệu quả và nhất quán”, TS. Lộc nói.
Đại diện VCCI nhấn mạnh, dù Việt Nam đã làm được nhiều việc trong cải thiện môi trường kinh doanh, nhưng kết quả cải cách vẫn chưa đạt được như kỳ vọng và những nỗ lực cải cách vẫn cần phải được gia tốc mạnh mẽ, đặc biệt là trong bối cảnh thực thi các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nếu chúng ta không muốn tụt hậu so với các nền kinh tế hàng đầu ASEAN.
“Vì vậy, chúng tôi ủng hộ các chương trình cải cách quyết liệt hơn của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ trong đó có hai mũi giáp công rất quan trọng là việc cắt giảm thủ tục hành chính phiền hà và thực hiện Chính phủ điện tử. Cộng đồng DN sẵn sàng sát cánh với các cơ quan Chính phủ trong những nỗ lực cải cách này”, TS Vũ Tiến Lộc khẳng định.
(责任编辑:World Cup)
- ·Bố chết, con trong bụng mẹ có được hưởng quyền thừa kế?
- ·Xét xử vụ án mua bán và tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy
- ·Trộm cả cây thang đem bán
- ·Đối thoại, tháo gỡ vướng mắc cho người nộp thuế 5 tỉnh phía Nam
- ·Gây tai nạn rồi tử vong, người uống rượu say không được bồi thường
- ·"1 luật sửa 4 luật" về đầu tư để tăng phân cấp, gỡ khó cho kinh doanh
- ·Việt Nam và Indonesia phấn đấu thương mại hai chiều vượt 15 tỷ USD
- ·Giá xăng đồng loạt tăng từ 15 giờ ngày 7/11
- ·Gần 50 triệu đồng đến với Hứa Đình Luân
- ·Chặt chẽ trong công tác phòng, chống tham nhũng
- ·Cha chưa hết tang, mẹ cũng qua đời, 2 con bơ vơ
- ·Đức coi Việt Nam là đối tác then chốt trong khu vực
- ·Đẩy mạnh ngăn chặn tội phạm đánh bạc
- ·Sắp ban hành nghị quyết ngăn ngừa tình trạng tham nhũng chính sách
- ·Người lái đò
- ·Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ có thông điệp quan trọng tại Liên hợp quốc
- ·TP Hồ Chí Minh khai mở giai đoạn mới của chuyển đổi số toàn diện
- ·Chính phủ ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3
- ·Hãy chung tay cùng bà con vùng bão lũ miền Trung
- ·Ngăn chặn nhiều thanh niên tụ tập đua xe và cổ vũ đua xe trái phép