会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【đội hình hà lan mạnh nhất mọi thời đại】Trình Quốc hội dự án đầu tư 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa!

【đội hình hà lan mạnh nhất mọi thời đại】Trình Quốc hội dự án đầu tư 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa

时间:2024-12-23 15:30:56 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:224次

Đề xuất bố trí 12.770 tỷ đồng vốn nhà nước

TheìnhQuốchộidựánđầutưtỷđồnglàmcaotốcGiaNghĩđội hình hà lan mạnh nhất mọi thời đạio Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng, Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) là dự án trọng điểm quốc gia. Mục tiêu đầu tư dự án nhằm kết nối Tây Nguyên với vùng Đông Nam Bộ, kết nối TP. HCM với các tỉnh Bình Phước, Đắk Nông, Đắk Lắk, Gia Lai và các địa phương khác trong vùng, tạo không gian phát triển mới.

Theo quy hoạch, dự án sẽ có quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh; giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện một lần theo quy mô quy hoạch 6 làn xe. Sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 25.540 tỷ đồng bao gồm 12.770 tỷ đồng vốn nhả nước và 12.770 tỷ đồng vốn do nhà đầu tư huy động.

Trình Quốc hội dự án đầu tư 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trình bày tại phiên họp.

Để triển khai đầu tư dự án, Chính phủ kiến nghị Quốc hội cho phép áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù:

Phấn đấu hoàn thành vào năm 2026

Chính phủ đề xuất phân chia dự án thành 5 dự án thành phần, gồm 1 dự án thành phần đầu tư theo phương thức PPP và 4 dự án thành phần đầu tư công. Dự án sẽ tiến hành chuẩn bị đầu tư từ năm 2023, thực hiện dự án từ năm 2024, phấn đấu hoàn thành dự án năm 2026. Sơ bộ thời gian thu phí hoàn vốn khoảng 18 năm.

Về nguồn vốn, Chính phủ đề xuất Quốc hội chấp thuận bố trí 8.770 tỷ đồng từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương (NSTW) năm 2022 và 1.500 tỷ đồng từ nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn NSTW giai đoạn 2021-2025 để đầu tư dự án; cho phép kéo dài thời gian giải ngân đến hết năm 2026 đối với số vốn bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của NSTW năm 2022 để thực hiện dự án (8.770 tỷ đồng).

Về cơ chế chỉ định thầu, Chính phủ đề xuất cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án đối với các gói thầu tư vấn, các gói thầu phục vụ di dời hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện đền bù, GPMB, tái định cư và áp dụng trong 2 năm kể từ ngày Dự án được Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư.

Để khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thực hiện dự án, Chính phủ đề xuất cho phép trong giai đoạn triển khai dự án, nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong Hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng. Trường hợp không phải lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản thì không phải thực hiện thủ tục lập báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, Thường trực Ủy ban Kinh tế nhất trí sự cần thiết đầu tư dự án. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị đánh giá kỹ về khả năng bố trí nguồn lực, đánh giá tác động của việc triển khai cùng lúc nhiều dự án hạ tầng đối với khả năng giải ngân, hấp thụ vốn. Đồng thời cần đánh giá sự cân đối và hiệu quả trong phân bổ nguồn lực, năng lực quản lý, khả năng gây ra tình trạng khan hiếm và tăng giá nguyên vật liệu, để bảo đảm hiệu quả trong việc sử dụng vốn đầu tư.

Đối với các cơ chế tổ chức thực hiện, theo cơ quan thẩm tra, các cơ chế, chính sách này đã được Quốc hội cho phép áp dụng đối với Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, do đó đề xuất của Chính phủ là có cơ sở.

Về kiến nghị khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để thực hiện Dự án, cơ quan thẩm tra cho biết, cơ chế, chính sách này đã được Quốc hội cho phép áp dụng tại Nghị quyết số 106/2023/QH15 về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ.

Trình Quốc hội dự án đầu tư 25.540 tỷ đồng làm cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên họp.

Tính toán kỹ, đảm bảo bố trí được ngân sách địa phương

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên UBTVQH nhất trí với sự cần thiết triển khai tuyến đường quan trọng này. Theo Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, dự án có ý nghĩa quan trọng và đã được các đại biểu Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội đề xuất trước đây. Chủ tịch Quốc hội khẳng định sự cần thiết và bày tỏ ủng hộ về mặt chủ trương đầu tư dự án này, bởi dự án có ý nghĩa chiến lược giúp kết nối khu vực Tây Nguyên với Đông Nam Bộ, tạo điều kiện phát triển cho các địa phương trong khu vực.

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm bày tỏ băn khoăn về thời gian, tiến độ GPMB phục vụ triển khai dự án. Mặc dù quyết tâm chính trị của các địa phương có cao tốc đi qua rất lớn, nhưng cũng cần có sự khẳng định của lãnh đạo các địa phương, trong đó cần quan tâm, tính toán đến phương án đền bù, GPMB như thế nào, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc gợi ý.

Liên quan đến nguồn vốn, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách Lê Quang Mạnh lưu ý, mặc dù thời điểm này các địa phương rất quyết tâm, tuy nhiên, thời gian còn lại của kế hoạch đầu tư công trung hạn không còn nhiều, ngân sách của địa phương cũng eo hẹp. Do đó, các địa phương cần tính toán kỹ lưỡng, Chính phủ cần có thêm biện pháp để cùng các địa phương đảm bảo bố trí được nguồn ngân sách của địa phương.

Đối với gói thầu GPMB và tái định cư, do không thuộc trường hợp chỉ định thầu theo quy định tại Điều 23 của Luật Đấu thầu, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho rằng, cần cơ chế đặc thù khác với Luật nên thuộc thẩm quyền xem xét của Quốc hội, do đó cần giải trình rõ hơn đối với cơ chế, chính sách.

Sau khi nghe các ý kiến, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đã có giải trình làm rõ các nội dung được nêu tại phiên họp. Theo Bộ trưởng, đây là dự án lớn, có chiều dài đáng kể, nên việc thực hiện theo đúng lộ trình là tương đối khó khăn. Có hai yếu tố ảnh hưởng lớn tới tiến độ triển khai dự án là công tác GPMB và hồ sơ mỏ vật liệu thi công.

Về GPMB, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đề nghị, ngay sau khi Quốc hội thông qua chủ trương, các địa phương cần khẩn trương lập báo cáo nghiên cứu khả thi, trong đó chuẩn bị kỹ các điều kiện tránh tác động trong thực tiễn. Công tác lập hồ sơ GPMB cần được thực hiện song song với công tác lập thiết kế cơ sở để ngay sau khi phê duyệt dự án thì có thể triển khai ngay.

Về hồ sơ mở vật liệu xây dựng, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cho rằng, cần xác định cụ thể nguồn cung cấp vật liệu cho dự án trong báo cáo nghiên cứu khả thi, đánh giá kỹ về trữ lượng, điều kiện khai thác, bao gồm cả công tác GPMB để khai thác mỏ, đặc biệt phải rà soát kỹ những vướng mắc về thủ tục khai thác mỏ để chủ động tháo gỡ, đáp ứng yêu cầu, quản lý chặt chẽ giá thành vật liệu xây dựng.

Liên quan đến GPMB, Bí thư Tỉnh ủy Bình Phước Nguyễn Mạnh Cường cho biết, hai tỉnh đã có sự chủ động và kế hoạch, phương án từ sớm, nhằm đảm bảo cho công tác GPMB được thuận lợi sau khi dự án được phê duyệt.

Kết luận nội dung thảo luận, UBTVQH thống nhất trình Quốc hội chủ trương đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) tại Kỳ họp thứ 7. UBTVQH đề nghị Chính phủ tiếp thu các ý kiến tại phiên họp để hoàn thiện hồ sơ dự án./.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Có cần ‘gói kích cầu 2012’ hay không?
  • Hiệu quả mô hình camera an ninh
  • Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Thành ủy TP.HCM giữ chức Bí thư quận 5
  • Phản ứng của Việt Nam về việc Trung Quốc thu hoạch rau ở Hoàng Sa
  • Tạo sức đề kháng để không mắc căn bệnh nguy hiểm
  • Inforgraphic: Quan hệ Việt Nam
  • Ở xã không ma túy
  • Quốc hội "chốt" khởi điểm đấu giá biển số ô tô là 40 triệu đồng
推荐内容
  • Một số chủ đầu tư giải ngân vốn đầu tư công  còn thấp
  • Chính phủ giảm tiền điện cho 3 nhóm doanh nghiệp khó khăn do COVID
  • Phiên họp thứ 2 của Ủy ban Thường vụ Quốc khóa XV dự kiến khai mạc ngày 17/8
  • Chùm ảnh: Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam
  • Báo giá sắt thép xây dựng hôm nay: Liệu có tăng mạnh như dự đoán?
  • Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Thủ tướng Campuchia Hun Sen