【lich v league】Bộ Công Thương đang vẽ "diện mạo" thương hiệu quốc gia như thế nào?
lich v league" /> | Tôn vinh 97 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia |
97 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia năm 2018 | |
Thương hiệu quốc gia: Xây gian khó, phá dễ dàng? | |
Phát động cuộc thi sáng tác logo thương hiệu quốc gia cho gạo Việt Nam |
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
Phát biểu tại Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019 diễn ra sáng ngày 17/4, tại Hà Nội, ông Vũ Bá Phú-Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết: Năm 2018, Cục Xúc tiến thương mại đã phối hợp với các chuyên gia về thương hiệu thực hiện một số cuộc khảo sát và nghiên cứu như khảo sát về thực trạng nhận thức của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp về Chương trình Thương hiệu quốc gia và phân tích kinh nghiệm của một số nước trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia.
Cục Xúc tiến thương mại đã sử dụng kết quả các cuộc nghiên cứu này để tổng hợp và soạn thảo các bản dự thảo Đề án Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia.
Theo đó, nội dung của Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam trong giai đoạn mới sẽ có sự gắn kết thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp với các hoạt động thu hút đầu tư, quảng bá văn hóa, du lịch, từ đó xây dựng thương hiệu quốc gia Việt Nam trở thành hình ảnh tích cực, hấp dẫn và thu hút đối với các nhà nhập khẩu, các du khách, nhà đầu tư, người lao động và người tiêu dùng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Đề án cũng nêu lên cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị xã hội, các doạnh nghiệp và cá nhân liên quan trong tổ chức thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam.
"Ngoài ra, chúng tôi cũng đang cân nhắc, bên cạnh việc công nhận các doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia, trong giai đoạn mới, Chương trình sẽ triển khai công nhận các nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý và đẩy mạnh hoạt động quảng bá, truyền thông cho các thương hiệu này", ông Phú nói.
Liên quan tới vấn đề xây dựng thương hiệu quốc gia, ông Nguyễn Hữu Nghĩa-Phó trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương nêu quan điểm: Đối với nhiều quốc gia trên thế giới, thương hiệu quốc gia đã mang lại nhiều giá trị vô hình to lớn và đang được các nước tiếp tục phát triển ở mức độ cao hơn để cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế sâu rộng.
Nhiều doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, thương hiệu của doanh nghiệp ngay bên lề Diễn đàn Thương hiệu Việt Nam 2019. Ảnh: Nguyễn Thanh |
Không nằm ngoài xu thế, thương hiệu quốc gia không thể thiếu trong nỗ lực nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Đặc biệt, vào thời điểm hiện tại, để cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường trong nước cũng như thị trường nước ngoài, việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu quốc gia đúng mức và đúng cách là biện pháp bổ trợ đáng kể.
"Nếu xây dựng thương hiệu doanh nghiệp yêu cầu sự nỗ lực của một tập thể lao động, thì xây dựng thương hiệu quốc gia đòi hỏi sự chung tay lâu dài và bền bỉ của cả một dân tộc", ông Nghĩa nói.
Ông Nghĩa nhấn mạnh thêm: Trong thời gian tới, Ban Kinh tế Trung ương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương triển khai các hoạt động nhằm tăng cường sự nhận biết đối với các sản phẩm mang thương hiệu Việt, tăng cường sự liên kết và phối hợp hoạt động của các cơ quan và tổ chức hữu quan trong việc triển khai Chương trình Thương hiệu quốc gia, hướng tới hình ảnh một quốc gia gắn liền với những thương hiệu xứng tầm quốc tế, niềm tự hào của dân tộc Việt...
Trước đó, Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam (Vietnam Value) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, giao Bộ Công Thương là cơ quan đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành triển khai thực hiện từ năm 2003.
Số lượng doanh nghiệp được công nhận có sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia ghi nhận tăng đều qua các thời kỳ. Cụ thể, năm 2008: 30 doanh nghiệp; 2010: 43 doanh nghiệp; 2012: 54 doanh nghiệp; 2014: 63 doanh nghiệp; 2016: 88 doanh nghiệp và tại Lễ công bố lần thứ 6 diễn ra vào năm 2018, đã có 97 doanh nghiệp được công nhận.
Theo bảng xếp hạng 100 thương hiệu quốc gia giá trị nhất thế giới năm 2018 được Tổ chức Brand Finance công bố, “Vietnam” được định giá 235 tỷ USD và nằm trong nhóm thương hiệu mạnh. Vị trí của thương hiệu được cải thiện hai bậc trên bảng xếp hạng, lên thứ 43 nhờ đóng góp của Vietnam Value và nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Chính phủ.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
- ·Chống đối cảnh sát giao thông kiểm tra nồng độ cồn, xử nghiêm để răn đe
- ·Media Mart bị tố "treo đầu dê bán thịt chó"
- ·Hơn 40 nghệ nhân tài tử được bồi dưỡng nâng cao
- ·Giá vàng hôm nay (4/1): SJC tăng nhẹ, vàng nhẫn nóng rẫy
- ·Soi kèo góc Western Sydney vs Macarthur, 14h00 ngày 1/1: Chủ nhà lép vế
- ·Thông báo 'Giám đốc Công an TP.HCM chỉ đạo xử lý nồng độ cồn' là tin giả
- ·Hà Nội: Thu hồi văn bản do Phó Chủ tịch quận đã nghỉ hưu nhưng vẫn ký
- ·Thêm 2 mái ấm cho người nghèo
- ·Nhận diện 6 loại trái cây hay bị ngâm hoá chất
- ·Siêu ưu đãi tại Aeon Mall dành cho chủ thẻ quốc tế SHB
- ·Nhiều rào cản cần được gỡ để Luật Đất đai đi vào cuộc sống
- ·TP.HCM: Metro số 1 phải tạm dừng hoạt động do mưa to và sấm sét
- ·Infographics: Bộ Tài chính đã rà soát, bãi bỏ 68 thủ tục hành chính trong năm 2024
- ·Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- ·“Gió lạnh phía người dưng”
- ·Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo đổi mới, phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã
- ·Đập Sông Tranh: Bộ nói an toàn, tỉnh vẫn lo
- ·Singapore dùng robot bay giao hàng
- ·GĐ Sở Y tế bị "tố" bao che sai phạm BV Mắt Hà Nội?