【blu ket qua bong da truc tuyen】Trường hợp doanh nghiệp nào có rủi ro về hóa đơn?
Những trường hợp nào phải sử dụng hóa đơn có mã và kết nối chuyển dữ liệu đến cơ quan thuế?ườnghợpdoanhnghiệpnàocórủirovềhóađơblu ket qua bong da truc tuyen
Các dấu hiệu rủi ro về hóa đơn
Theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38, kể từ ngày 1/7/2022 người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ bắt buộc phải áp dụng hóa đơn điện tử. Tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP (gọi tắt là Nghị định 123) cũng quy định, trường hợp có rủi ro cao về thuế phải áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Để xác định khi nào được cho là có rủi ro về thuế, dự thảo Thông tư hướng dẫn Nghị định 123 nêu rõ những trường hợp có rủi ro về thuế, gồm: Doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng; doanh nghiệp thuộc trường hợp có rủi ro cao về phát hành, sử dụng hóa đơn.
Đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu dưới 15 tỷ đồng, khi có một trong các dấu hiệu sau thì được coi là có rủi ro về thuế: Doanh nghiệp không có quyền sở hữu, sử dụng hợp pháp các cơ sở vật chất (phù hợp với ngành nghề kinh doanh trên đăng ký thuế) như: nhà máy, xưởng sản xuất, kho hàng, phương tiện vận tải, cửa hàng và các cơ sở vật chất khác.
Các dấu hiệu khác như: Doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực khai thác đất, đá, cát, sỏi; doanh nghiệp có giao dịch qua ngân hàng đáng ngờ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền; doanh nghiệp có doanh thu từ việc bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp khác mà chủ doanh nghiệp này có mối quan hệ cha mẹ, vợ chồng, anh chị em ruột, hoặc quan hệ liên kết sở hữu chéo chiếm tỷ lệ 50% trên tổng doanh thu kinh doanh trên tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm quyết toán…
Đối với trường hợp doanh nghiệp rủi ro cao về phát hành, sử dụng hóa đơn, theo dự thảo thông tư, các dấu hiệu nhận biết như: Cơ sở kinh doanh mới thành lập (hoạt động dưới 12 tháng) không có vốn điều lệ theo quy định, đăng ký kinh doanh nhiều ngành nghề, chủ doanh nghiệp đăng ký kinh doanh tại địa phương khác nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; cơ sở kinh doanh siêu thị, dịch vụ ăn uống, nhà hàng, khách sạn; kinh doanh vận tải…
Một cán bộ của Tổng cục Thuế cho biết, rất nhiều nội dung mới liên quan đến doanh nghiệp, người nộp thuế trong việc sử dụng hóa đơn điện tử mà người nộp thuế sẽ phải thực hiện. Hiện dự thảo đang được lấy ý kiến rộng rãi, Tổng cục Thuế sẽ tiếp thu để hoàn thiện, trình Bộ Tài chính ban hành trong thời gian tới. Đây là cơ sở để đưa hóa đơn điện tử vào áp dụng bắt buộc kể từ 1/7/2022 theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38.
Dịch vụ bán lẻ phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã
Để chống thất thu ngân sách, ngoài việc quy định các trường hợp có rủi ro cao về thuế phải chuyển từ áp dụng hóa đơn điện tử thông thường sang áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, Nghị định 123 cũng quy định việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền, có kết nối truyền dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Theo đó, dự thảo thông tư hướng dẫn đã nêu cụ thể các trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu với cơ quan thuế gồm: Trung tâm thương mại, siêu thị, hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, nhà hàng, khách sạn, bán lẻ hàng tiêu dùng, cung cấp dịch vụ trực tiếp đến người tiêu dùng khác sử dụng máy tính tiền có khả năng kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
Đề cập đến quy định này, ông Nguyễn Văn Được - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Kế toán và Tư vấn thuế Trọng Tín cho rằng, đây là một giải pháp quan trọng để chống thất thu thuế, cũng như để đưa hóa đơn điện tử vào áp dụng theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38. “Quy định này xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, các đối tượng hướng tới là những lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều điều kiện gian lận, trốn thuế khi bán hàng, cung ứng dịch vụ. Khi thông tư được ban hành, sẽ hạn chế đáng kể được gian lận khi bán hàng, cung ứng dịch vụ không lập hóa đơn như trước đây” - ông Được nói.
Ông Được cũng kiến nghị, bên cạnh những chế tài xử phạt nghiêm minh, thông tư cần quy định thật khoa học, rõ ràng và phù hợp với đặc thù của đối tượng điều chỉnh. Đồng thời, ngành Thuế cần áp dụng phương thức quản lý thuế thông qua dữ liệu lớn nhằm sớm phát hiện những dấu hiệu gian lận, trốn thuế để tăng cường thanh, kiểm tra, từ đó giảm chi phí thu thuế và tăng hiệu quả, hiệu lực của công tác thu nộp thuế.
Bán xăng dầu phải chuyển dữ liệu ngay trong ngày Theo dự thảo thông tư, trường hợp bán xăng dầu cho khách hàng là cá nhân không kinh doanh thì người bán tổng hợp dữ liệu tất cả các hóa đơn bán xăng dầu trong ngày theo từng mặt hàng để thể hiện trên bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử theo mẫu và chuyển bảng dữ liệu hóa đơn điện tử này ngay trong ngày. Trường hợp bán xăng dầu cho tổ chức, cá nhân kinh doanh thì người bán chuyển đầy đủ nội dung hóa đơn theo quy định. |
Nhật Minh
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Bác muốn nhận tôi làm con nuôi để bảo lãnh sang nước ngoài
- ·Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi ngành Giáo dục nhân dịp khai giảng năm học mới 2024
- ·Nhật Bản và Việt Nam thống nhất giảm bớt các hạn chế đi lại giữa hai nước
- ·Chắp cánh ước mơ: Mang niềm hy vọng cho học sinh nghèo
- ·Xử phạt thế nào với hành vi gây tai nạn khi chưa có bằng lái xe máy
- ·Bàn giao công trình thắp sáng đường quê
- ·Thêm 5 ca mắc mới bệnh COVID
- ·Thăm tặng quà cán bộ, chiến sĩ Đồn biên phòng Lộc An
- ·Bị chồng dọa bỏ vì gánh nợ cho mẹ đẻ
- ·Ðầu tư hạ tầng giao thông tạo đà phát triển kinh tế
- ·Trao hơn 34 triệu đồng đến bé Giàng Thị Liễu bị bỏng lửa
- ·Việt Nam có công suất xét nghiệm PCR Covid
- ·Cựu chiến binh tham gia xây dựng nông thôn mới
- ·Gia đình chính sách gương mẫu
- ·Phối hợp chống doping giữa WCO và WADA
- ·Trao sinh kế cho phụ nữ dân tộc thiểu số phát triển kinh tế
- ·Hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp
- ·Bản tin 100 độ ngày 14
- ·Đơn phương chấm dứt hợp đồng vì sự kiện bất khả kháng
- ·Người dân Năm Căn hướng về đồng bào miền Bắc