会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bdkq bdn】Tăng trưởng có dấu hiệu “hụt hơi”, Việt Nam cần những hành động cụ thể!

【bdkq bdn】Tăng trưởng có dấu hiệu “hụt hơi”, Việt Nam cần những hành động cụ thể

时间:2024-12-24 01:21:18 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:363次

Đây là những nhận định được nêu tại cuộc tọa đàm đối thoại chính sách quý I/2024 do Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Viện Nghiên cứu Chính sách quốc gia Nhật Bản phối hợp tổ chức sáng 22/2 với chủ đề “30 năm phát triển của Việt Nam: Nhìn lại quá khứ và ứng phó với thách thức mới”.

Tăng trưởng kinh tế năm 2024,ăngtrưởngcódấuhiệuhụthơiViệtNamcầnnhữnghànhđộngcụthểbdkq bdn 2025 có thể phục hồi tốt hơn năm 2023 Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng, nếu bối cảnh kinh tế thế giới thuận lợi

Đạt nhiều mục tiêu cao về tăng trưởng kinh tế gắn với công bằng, tiến bộ xã hội

Tại cuộc tọa đàm, GS.TS Phạm Hồng Chương - Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho hay trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam đã chuyển đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế định hướng thị trường. Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất và định hướng xuất khẩu trên thế giới, chuyển từ nền kinh tế thu nhập thấp dựa vào nông nghiệp sang nền kinh tế có thu nhập trung bình.

Tăng trưởng có dấu hiệu “hụt hơi”, Việt Nam cần những hành động cụ thể
GS.TS Phạm Hồng Chương, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân phát biểu tại cuộc tọa đàm.

Tiếp nối thành công này, Đảng và Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu Việt Nam trở thành "quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình cao" vào năm 2030 và "quốc gia phát triển có thu nhập cao" vào năm 2045. Để đạt được mục tiêu này, nền kinh tế sẽ phải tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 7% trong vòng 20 năm tới. Việt Nam cũng đặt mục tiêu tăng trưởng xanh và toàn diện hơn, cam kết giảm 30% lượng khí thải mêtan và chấm dứt nạn phá rừng vào năm 2030, đồng thời đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

Theo đánh giá chung của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, tăng trưởng mà Việt Nam có được trong thời gian qua phần lớn là do tác động của tự do hóa đúng thời điểm, lợi thế về vị trí địa lý, tài nguyên phong phú, lao động dồi dào...

“Liệu Việt Nam có thể tiếp tục tăng trưởng nhanh và bền vững, dần bước vào nhóm các nước có thu nhập cao như Hàn Quốc và Đài Loan đã làm được trong thời gian qua, hay chúng ta lại bước theo vết xe đổ của một số quốc gia lân cận như Thái Lan, Malaysia, Indonesia sau một thời gian dài vẫn loay hoay chưa thể thoát ra khỏi mức thu nhập trung bình hay rơi vào bẫy thu nhập trung bình là một câu hỏi lớn?” - GS.TS Phạm Hồng Chương đặt vấn đề.

Dân số Việt Nam đang già đi nhanh chóng và mức lương đang tăng lên; thương mại toàn cầu đang suy giảm và các doanh nghiệp phải tuân thủ các yêu cầu nghiêm ngặt hơn về môi trường và xã hội; suy thoái môi trường, biến đổi khí hậu đang gia tăng; đại dịch Covid-19, các bất ổn, xung đột chính trị tại nhiều nơi trên thế giới… đang đặt ra những thách thức chưa từng có có thể làm suy yếu tiến trình hướng tới các mục tiêu phát triển.

Để quá trình phát triển không bị dừng ở ngưỡng thu nhập trung bình, các chuyên gia tại hội thảo nhận định, ngay từ bây giờ, Việt Nam cần có những định hướng chiến lược, những hành động cụ thể để duy trì được tốc độ tăng trưởng nhanh một cách bền vững và trở thành nước có thu nhập cao trong tương lai.

Phân tích thực trạng tác động của tăng trưởng kinh tế đến thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ở Việt Nam sau 30 năm đổi mới, GS.TS Ngô Thắng Lợi - Trường Đại học Kinh tế quốc dân nhận định, trong hơn 30 năm qua, Việt Nam đã luôn đặt mục tiêu cao về tăng trưởng kinh tế, cũng như công bằng xã hội và luôn đạt nhiều mục tiêu đề ra.

Dù trải qua nhiều thăng trầm trong quá trình phát triển, nhưng chúng ta luôn đạt mức tăng trưởng cao. Các chỉ tiêu phản ánh thành quả tiến bộ xã hội có xu hướng được cải thiện tích cực cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế nhanh.

Vì vậy, Việt Nam đã đạt được 2/3 “cửa ải” lớn. Thứ nhất là đảm bảo được an ninh lương thực, thứ hai là vượt qua được mức thu nhập trung bình thấp, xây dựng được nền tảng cho một nước công nghiệp. Còn lại, mục tiêu thách thức thứ ba chưa vượt qua được là trở thành nước công nghiệp vào năm 2020.

Cần chính sách ưu tiên cho vùng động lực

Tuy nhiên, quá trình phát triển của Việt Nam cũng bộc lộ nhiều bất cập khi tăng trưởng đang có dấu hiệu “hụt hơi” theo thời gian. Biên độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm và chưa đủ mạnh để tạo ra những đột phá trong thực hiện tiến bộ xã hội.

Chất lượng tăng trưởng cải thiện chậm dần (hiệu quả đầu tư, năng suất lao động), nhất là những năm gần đây và ở mức khá thấp so với các nước từng ở cùng thời kỳ như Việt Nam (Hàn Quốc, Nhật Bản…), làm giảm khả năng gia tăng thu nhập của nền kinh tế.

Tăng trưởng có dấu hiệu “hụt hơi”, Việt Nam cần những hành động cụ thể
GS.TS Ngô Thắng Lợi trình bày tại cuộc tọa đàm

Nguyên nhân của tình trạng này có nhiều, trong đó ông Ngô Thắng Lợi nhấn mạnh lý do mô hình phát triển theo hướng dàn đều, hướng đến nhóm người nghèo, vừa không phát huy được động lực của vùng trọng điểm, vừa chưa phát triển được vùng còn yếu kém. “Các vùng động lực chưa đủ đòn bẩy để phát triển đột phá. Vùng chậm phát triển lại đang bế quan tỏa cảng so với các vùng khác” - GS.TS Ngô Thắng Lợi nhận xét.

Để đạt được các mục tiêu phát triển cao đã đề ra, GS.TS Ngô Thắng Lợi cho rằng, Việt Nam không thể không tăng trưởng nhanh, nhưng phải gắn với chất lượng tăng trưởng. Điều này đòi hỏi phải có mô hình phát triển hài hòa nhằm đạt tác động tốt nhất từ tăng trưởng cho tiến bộ xã hội. Trong đó, bệ đỡ của phát triển hài hòa chính là thể chế phát triển hài hòa.

Từ nhận định này, một trong những định hướng chính sách được đề xuất là phải ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng nhanh cho vùng động lực, đồng thời xây dựng chính sách kết nối vùng động lực với các vùng khác, đặc biệt là các vùng chậm phát triển để họ trực tiếp tham gia quá trình tạo thu nhập.

Đối với doanh nghiệp, ông Ngô Thắng Lợi đề xuất phải tạo ra sân chơi bình đẳng cho cả 3 loại hình doanh nghiệp, chú trọng hơn nữa chính sách cho khu vực tư nhân, đề cao vai trò của các “sếu đầu đàn”.

Theo GS Trần Văn Thọ - Đại học Waseda, Nhật Bản, trong khoảng một thập niên tới, mở rộng công nghiệp hóa, chuyển dịch cơ cấu công nghiệp và cải cách thể chế để phân bổ hiệu suất các nguồn lực là các yếu tố tăng năng suất cho Việt Nam. Đồng thời Việt Nam cần chuẩn bị cho thời đại tăng trưởng dựa trên đổi mới sáng tạo cho thập niên 2030 và xa hơn.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, sự chuyển hoán cơ cấu và liên tục tăng năng suất sẽ làm cho Việt Nam cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Đây là điều kiện để Việt Nam tránh được vị trí của "bánh sandwich", là trường hợp của một nước không cạnh tranh được với nước đi sau có chi phí sản xuất rẻ hơn, nhưng chưa cạnh tranh được với nước đi trước.

“Nói cách khác, con đường lý tưởng cho tương lai là liên tục chuyển cơ cấu lợi thế so sánh lên cao hơn” - GS Trần Văn Thọ nhấn mạnh.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Bắt được cá mặt trăng, thương lái xuống tiền triệu, ngư dân vẫn mang tặng bảo tàng
  • Bí thư Hà Nội Vương Đình Huệ: Yêu thương thì phải xa nhau
  • Triển khai quản lý tiêm vaccine COVID
  • Châu Thành sẵn sàng cho ngày giao quân
  • Doanh nghiệp đề xuất Chính phủ hàng loạt giải pháp thúc đẩy du lịch hậu Covid
  • Nỗ lực kéo giảm tội phạm
  • Thủ tướng chỉ đạo về việc cấp phép và sử dụng vắc xin Nanocovax
  • Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc lên đường thăm chính thức CHDCND Lào
推荐内容
  • Đánh giá cao nỗ lực và hiệu quả công tác của Bộ GTVT, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng các cơ q
  • Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường thăm chính thức Campuchia và dự Hội nghị cấp cao ASEAN
  • TP. Hồ Chí Minh: Tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 đến hết ngày 15/8
  • Bí thư Thành ủy Hà Nội: Sự ủng hộ và chấp hành nghiêm của nhân dân là nguồn động viên to lớn
  • Các thương hiệu máy lọc nước ở Việt Nam trong cuộc đua “chất lượng’
  • TPHCM thông tin về tiến độ đàm phán mua 5 triệu liều vắc xin Moderna