【zbet.】Dư luận mong muốn các bên tôn trọng phán quyết của PCA
Bản thân Philippines tuyên bố sẽ tôn trọng bất cứ phán quyết nào được PCA đưa ra. Tân Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố sẽ không “chế nhạo hoặc phô trương” nếu một phán quyết của PCA có lợi cho Manila trong vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc. Trong khi đó,ưluậnmongmuốncácbêntôntrọngphánquyếtcủzbet. Trung Quốc tuyên bố sẽ không tuân thủ phán quyết của PCA do việc "Philippines kiện Trung Quốc là bất hợp pháp", và PCA không đủ thẩm quyền để đưa ra phán quyết đối với tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Tuy nhiên, qua xem xét đơn kiện của Philippines, PCA đã bác bỏ luận cứ của Trung Quốc cho rằng vụ tranh chấp trên thực tế không thuộc quyền tài phán của tòa. PCA khẳng định vụ kiện phản ánh "tranh chấp giữa hai nước liên quan tới việc diễn giải và áp dụng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982", và vấn đề này thuộc thẩm quyền của PCA.
Thực tế, việc Trung Quốc đưa ra yêu sách "đường 9 đoạn" (hay còn gọi là đường lưỡi bò) phi lý, bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông, khiến các nước láng giềng Đông Nam Á phẫn nộ, đồng thời đặt Bắc Kinh vào thế đối đầu với Mỹ vì yêu sách này gây ảnh hưởng tới hoạt động đi lại vô hại tại vùng biển quốc tế theo quy định của UNCLOS năm 1982.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hối thúc Bắc Kinh tôn trọng phán quyết sắp tới của PCA để không làm phương hại tới tình hình an ninh khu vực. Theo ông, Washington không đứng về bên nào trong tranh chấp ở Biển Đông nhưng ủng hộ duy trì tự do hàng hải trong khu vực và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế. Trong khi đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Anna Richey-Allen nhấn mạnh: "Phù hợp với chính sách lâu dài của chúng tôi, Mỹ ủng hộ giải pháp hòa bình cho vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, bao gồm việc sử dụng những cơ chế quốc tế hợp pháp như PCA".
Theo Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Liên bang Nga tại Việt Nam Konstantin Vnukov, Nga giữ lập trường rõ ràng về tranh chấp ở Biển Đông, theo đó, Moscow muốn để tất cả các vấn đề trong khu vực được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, kiên quyết chống lại sự leo thang căng thẳng xung quanh vấn đề Biển Đông cũng như việc tăng cường quân sự hóa trong khu vực. Theo ông Vnukov, cần tìm kiếm những giải pháp mà các bên đều có thể chấp nhận được và Nga kêu gọi các bên giữ bình tĩnh, kiềm chế.
Trong khi đó, báo "Jakarta Post" của Indonesia- quốc gia lớn nhất ở Đông Nam Á, đã đăng bài phân tích với tựa đề "Trung Quốc cần tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực". Bài báo nhấn mạnh, là một thành viên thường trực của HĐBA, Trung Quốc cần gương mẫu trong việc giữ gìn sự thượng tôn của pháp luật. Trung Quốc không nên đứng ngoài vụ kiện cũng như rút khỏi UNCLOS. Phán quyết của PCA sẽ mang ý nghĩa quan trọng vì nó sẽ trở thành một nguồn của pháp luật quốc tế. Nếu Trung Quốc không tuân theo phán quyết của tòa, điều này có thể tạo ra căng thẳng và gây bất ổn ở khu vực Biển Đông, đồng thời cộng đồng thế giới cũng sẽ có cách nhìn nhận và đánh giá xấu về Trung Quốc. Nếu chấp nhận phán quyết của PCA, Trung Quốc có thể điều chỉnh lại các yêu sách của mình một cách hợp lý, phù hợp với Luật Biển quốc tế.
Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen kêu gọi các nước cần thận trọng do phán quyết của PCA có thể làm gia tăng những hành động và phản ứng. Theo ông, chính Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) mà Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc ký năm 2002 là tài liệu nói rõ về cách tiếp cận các vấn đề Biển Đông, cho thấy ASEAN đã “sẵn sàng can dự” vào những tranh chấp trên Biển Đông.
Hiện chưa rõ PCA sẽ đưa ra phán quyết như thế nào đối với vụ kiện trên, song có một điều chắc chắn là bất kỳ nước nào cũng mong muốn PCA đưa ra một phán quyết công bằng và khách quan, và các bên cần tôn trọng phán quyết của tòa.
Là quốc gia trực tiếp liên quan đến tranh chấp ở Biển Đông và là quốc gia thành viên UNCLOS 1982, Việt Nam đã được thông báo về việc PCA sẽ ra phán quyết cuối cùng vào ngày 12-7-2016. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình, “Việt Nam luôn theo dõi sát diễn biến vụ kiện và mong muốn Tòa Trọng tài sẽ đưa ra phán quyết công bằng và khách quan, tạo cơ sở cho việc giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông. Một lần nữa, Việt Nam khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam là ủng hộ việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, ủng hộ việc tuân thủ và thực thi đầy đủ tất cả các quy định và thủ tục của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.
(责任编辑:World Cup)
- ·Hãy buông nhau ra, anh nhé!
- ·Ngày mai (11/7), xét xử đại án vụ "chuyến bay giải cứu"
- ·Phí chuyển nhượng Fred khiến fan MU tức giận
- ·Vụ “chuyến bay giải cứu”: Giám đốc doanh nghiệp bị “ép” chi 150 triệu đồng một chuyến bay
- ·Vụ đánh con bốn tuổi ở Bình Dương: truy tố 2
- ·Vụ “chuyến bay giải cứu”: Cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự thừa nhận hành vi phạm tội
- ·Tăng kiểm tra, giám sát để ngăn ngừa vi phạm
- ·Đảm bảo an ninh, an toàn dịp lễ
- ·Hồi âm đơn thư Bạn đọc cuối tháng 9/2017
- ·Nâng cao ý chí quyết tâm chiến đấu, chiến thắng trong toàn quân tại Điện Biên Phủ
- ·“Ngã ba đen” gần Học viện Cảnh sát Nhân dân
- ·Khởi tố Giám đốc trung tâm đào tạo lái xe ở TP Hải Phòng
- ·Cao su Đồng Phú đẩy mạnh đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp
- ·Diễn biến mới vụ khách hàng “tố” bị nhân viên tiệm bánh mỳ Nguyên Sinh hành hung
- ·Góa vợ hơn hai chục năm mà không yêu đương cô nào
- ·Phạm nhân sắp mãn hạn tù được tư vấn, định hướng nghề, giới thiệu việc làm
- ·Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ
- ·Kết quả bóng đá U17 châu Á 2023 hôm nay 20/6
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày giữa tháng 01/2014
- ·Sẽ có quy định riêng về kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa XNK