会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kêt quả ngoại hang anh】Trị bệnh kiêu ngạo trong Đảng!

【kêt quả ngoại hang anh】Trị bệnh kiêu ngạo trong Đảng

时间:2025-01-11 03:29:08 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:848次

Bệnh kiêu ngạo ở một số cán bộ,ịbệnhkiêungạotrongĐảkêt quả ngoại hang anh đảng viên là một trong những biểu hiện của suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nếu không được nhận diện, ngăn chặn, đẩy lùi sẽ từng bước dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Để điều trị hiệu quả bệnh kiêu ngạo trong Đảng cần có nhận thức đầy đủ, tìm ra nguyên nhân, đánh giá đúng thực trạng và thực hiện nghiêm túc các giải pháp thiết thực, qua đó góp phần xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh.

1. Theo từ điển Tiếng Việt: “Kiêu ngạo là tự đánh giá mình quá cao, tỏ ra khinh thường người khác”. Đối với cán bộ, đảng viên khi mắc bệnh kiêu ngạo sẽ biểu hiện ở nhận thức, thái độ, lời nói và hành động. Trong nhận thức là sự đánh giá phẩm chất, năng lực của bản thân quá cao so với thực tế, tự cho mình là nhất, không ai sánh bằng; chỉ nhìn thấy ưu điểm của mình mà không nhìn thấy ưu điểm của người khác, chỉ nhìn thấy những việc mình làm được mà không nhìn thấy những việc người khác cũng làm được, chỉ nhìn thấy khuyết điểm của người khác mà không nhìn thấy khuyết điểm của mình.

Trong thái độ, họ luôn lên mặt là bậc thầy của người khác, coi thường đồng chí, thường xuyên phô trương những ưu điểm, thành tích của mình, coi lời nói, việc làm của người khác không có giá trị và ý nghĩa bằng của mình. Trong các hội nghị, người mắc bệnh kiêu ngạo thường không thừa nhận ý kiến hợp lý của người khác, luôn cho ý kiến của mình là hoàn hảo. Trong công việc, khi phải ra quyết định thì luôn theo quyết định của mình mặc dù nó còn chưa hợp lý. Trong sơ kết, tổng kết, họ thường cho rằng đóng góp của mình rất to lớn, còn cao hơn tập thể.

Bệnh kiêu ngạo không phải mới xuất hiện trong Đảng. Bệnh này luôn là vấn đề mà sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm phòng, chống trong suốt quá trình xây dựng, rèn luyện Đảng ta. Ngay từ khi chuẩn bị thành lập Đảng, trong các bài giảng cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, khi nói về tư cách của một người cách mạng, Người đã khẳng định: “Tự mình phải: Cần kiệm. Hòa mà không tư. Cả quyết sửa lỗi mình. Cẩn thận mà không nhút nhát. Hay hỏi. Nhẫn nại (chịu khó). Hay nghiên cứu, xem xét. Vị công vong tư. Không hiếu danh, không kiêu ngạo”(1). Sau này, khi Cách mạng Tháng Tám, kháng chiến chống Pháp thành công và trước lúc đi xa, Người luôn đặc biệt coi trọng công tác xây dựng Đảng và luôn nhắc nhở, yêu cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên phải tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, phòng, chống bệnh kiêu ngạo.


Ảnh minh họa: Tạp chí Tuyên giáo 

Thực tiễn sau nhiều năm đổi mới, đến Đại hội XIII của Đảng, cùng với các mặt khác, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã đạt được những thành tựu quan trọng, là nguyên nhân “then chốt” của thành tựu toàn diện trong công cuộc đổi mới đất nước. Bên cạnh đó, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng vẫn còn tồn tại những hạn chế, khuyết điểm cần khắc phục triệt để, đặc biệt là tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, với 27 biểu hiện đã được Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII của Đảng chỉ ra.

Bệnh kiêu ngạo là một trong những biểu hiện đó. Đó là: “Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình; không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác”; “Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm”. Những năm qua, với sự kiên quyết, kiên trì, quyết liệt trong thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đã góp phần đấu tranh, ngăn chặn một bước quan trọng về tình trạng suy thoái trong Đảng, góp phần làm cho Đảng trong sạch hơn, vững mạnh hơn. Song, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” vẫn tiếp tục diễn ra, bệnh kiêu ngạo ở một số cán bộ, đảng viên vẫn chưa chấm dứt.

2. Bệnh kiêu ngạo trong Đảng do nhiều nguyên nhân. Trước hết, ảnh hưởng từ mặt trái của cơ chế thị trường cùng với lối sống thực dụng, hưởng thụ, đề cao cá nhân đang từng ngày, từng giờ tác động đến nhận thức, thái độ và hành vi của đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nếu không có bản lĩnh, không thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện sẽ rất dễ phai nhạt mục tiêu, lý tưởng, nhận thức, đánh giá sai lệch về bản thân. Cùng với đó là những lỗ hổng trong hệ thống pháp luật, những tiêu cực trong công tác đã tạo ra một số cán bộ, đảng viên có “hồ sơ, lý lịch rất đẹp” nhưng thiếu tích lũy, tu dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn, từ đó làm cho họ ngộ nhận và ảo tưởng về bản thân, sinh ra hàng trăm thứ bệnh, trước hết là bệnh kiêu ngạo. Bên cạnh đó là sự tâng bốc, nịnh bợ của những cán bộ, đảng viên không chân chính cùng với một tập thể cấp ủy, tổ chức đảng không vững mạnh, không thực hiện tốt chế độ phê bình và tự phê bình. Theo đó, những cán bộ, đảng viên sinh hoạt, công tác trong môi trường “ít lời nói thật” rất khó nhận thức đúng về mình và dễ chuyển sang kiêu ngạo.

Về chủ quan, bệnh kiêu ngạo có nguồn gốc từ việc thiếu tu dưỡng, rèn luyện của cán bộ, đảng viên và rơi vào chủ nghĩa cá nhân, tham vọng, háo danh. Điều này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đến trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Người khẳng định, chủ nghĩa cá nhân sinh ra hàng trăm thứ bệnh nguy hiểm, trong đó có bệnh kiêu ngạo: “Có một số ít đảng viên bị chủ nghĩa cá nhân trói buộc mà trở nên kiêu ngạo, công thần, tự cao tự đại”(2). 

Kiêu ngạo nếu không được ngăn chặn sẽ dẫn đến những quyết định sai lầm của người đứng đầu, gây tổn thất cho tổ chức. Người mắc bệnh kiêu ngạo thường xem mình là nhất, luôn ở trên mọi người, thậm chí trên cả tập thể, tự cho mình là đúng, sinh ra chủ quan, duy ý chí, thường không tôn trọng tập thể, không phát huy trí tuệ tập thể. Trong khi đó, thực tiễn luôn vận động, yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao, nhiều vấn đề phức tạp nảy sinh. Để đưa ra được những quyết định chính xác, kịp thời, đòi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải có trình độ, năng lực, phẩm chất toàn diện, nhất là năng lực đoàn kết, phát huy trí tuệ tập thể, phát huy nhân tố con người. Tuy nhiên, người kiêu ngạo thì không thể đoàn kết, không thể phát huy trí tuệ tập thể và cũng không thể phát huy nhân tố con người, từ đó dễ đưa ra những quyết định sai lầm.

Kiêu ngạo luôn gắn liền với thói xu nịnh, tâng bốc, gắn liền với thoái bộ và bất mãn. Kiêu ngạo chính là ảo tưởng về mình, không nhận thức đúng về mình dẫn đến chủ quan, duy ý chí, thường mắc sai lầm trong công tác và trong ứng xử. Tập thể sẽ nhận ra điều đó, những người thẳng thắn thường trao đổi, đóng góp ý kiến. Người kiêu ngạo do không nhận thức đúng về bản thân nên dễ dẫn đến phủ nhận những đóng góp chân thành và từ đó có thái độ thù ghét, trù dập người thẳng thắn. Trái lại, người kiêu ngạo lại thích những người tâng bốc, xu nịnh mình. Vì kiêu ngạo nên không hiểu chính mình, không nhận thức đúng ưu, khuyết điểm của mình nên không thể phát huy ưu điểm, không thể tự sửa chữa, khắc phục khuyết điểm, không thực sự cố gắng trong tự học tập, tự tu dưỡng, tự rèn luyện hoàn thiện bản thân nên từng bước tụt lùi, dần dần sẽ không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ. Từ đó sinh ra tư tưởng chán nản, tiêu cực, cho rằng tập thể đã không ghi nhận mình, dẫn đến có thái độ bất mãn với tổ chức.

Kiêu ngạo sinh ra bè phái, mất đoàn kết. Khi kiêu ngạo, người ta thường cho mình là đúng nên gạt bỏ ý kiến chân thành, hợp lý, hợp tình từ người khác, từ đó ngay trong tư tưởng đã có những mâu thuẫn. Đặc biệt, đối với cán bộ, đảng viên có chức, có quyền khi kiêu ngạo thường sử dụng quyền lực của mình để buộc người khác phải thừa nhận mình, sử dụng lời nói, việc làm của mình để bôi nhọ, xuyên tạc, hạ thấp uy tín của những người không cùng quan điểm với mình. Trong tập thể sẽ hình thành nên những nhóm có quan điểm trái ngược nhau, từng bước gây ra những xung đột, tạo ra bầu không khí ngột ngạt, u ám. Chất lượng, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị, năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng vì đó sẽ ngày càng đi xuống.

Kiêu ngạo nếu không được cảnh tỉnh, ngăn chặn sẽ dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Kiêu ngạo sinh ra tự tung tự tác, dẫn đến ảo tưởng đòi ưu đãi, đòi danh dự và địa vị. Khi không được thỏa mãn thì họ quay sang bất mãn, oán trách tổ chức, thậm chí theo đuôi và cổ xúy cho những đối tượng phản động, cơ hội nhằm bôi đen sự thật, chống phá Đảng và chế độ. Đó là con đường đi đến “trở cờ”, “chuyển hóa” từ cách mạng sang phản động. Trong thực tiễn đã có nhiều cán bộ, đảng viên trước kia là anh hùng, có công với cách mạng, sau đó do kiêu ngạo, công thần đã trở thành kẻ phản bội lại Đảng, Tổ quốc, nhân dân và chế độ.

3. Để điều trị hiệu quả bệnh kiêu ngạo trong Đảng, đặt ra yêu cầu đối với các cấp ủy, tổ chức đảng và mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức sâu sắc, nghiêm túc thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Từ đó có cơ sở vững chắc cho việc nhận diện, tự phê bình, tự tu dưỡng, tự rèn luyện nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống của bản thân. Đồng thời có cơ sở trong đấu tranh phòng, chống các hiện tượng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và bệnh kiêu ngạo trong tập thể.

Cùng với đó, cần phát huy được vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trong phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chủ nghĩa cá nhân và bệnh kiêu ngạo. Trách nhiệm phòng, chống trước hết là của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, của cả hệ thống chính trị. Do đó, cần triển khai, tổ chức thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch cụ thể về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; thực hiện tốt công tác giáo dục, quản lý, rèn luyện, kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng viên, trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Song song với đó, cần thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình, chống bệnh hình thức trong quá trình thực hiện, đề cao dân chủ trong sinh hoạt Đảng. Mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức rõ vị trí, vai trò, chức trách, nhiệm vụ, đánh giá đúng phẩm chất, năng lực của bản thân, thực sự khiêm tốn, cầu thị, kiên quyết, kiên trì phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Chống tư tưởng công thần, kinh nghiệm chủ nghĩa, “bệnh ngôi sao”, “mũ ni che tai” trong mọi công việc.

Thượng tá, TS NGUYỄN HỮU TUẤN 

Chủ nhiệm Bộ môn, Khoa Triết học Mác - Lênin, Trường Sĩ quan Chính trị

-----------------

(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2011, tập 2, tr.280

(2) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, 2011, tập 11, tr.608

Theo Báo Quân đội Nhân dân

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Infographics: Kinh tế TP. Hà Nội năm 2024 tăng trưởng 6,52%
  • TP.HCM: Cháy khu đất hơn 1000 m2, hàng chục người gấp rút di dời tài sản
  • Bảo vệ kể phút giải cứu người phụ nữ bị chồng cũ cầm dao truy sát ở Hà Nội
  • Lựa chọn kịch bản đường sắt tốc độ cao Bắc
  • Cảnh báo lũ ở Bắc Bộ và Thanh Hoá do ảnh hưởng bão số 1
  • TP.HCM: Nam sinh viên tử vong bất thường tại chung cư cao cấp
  • Diêm dân Cần Giờ: Trúng mùa vì nắng nóng, mặn chát nghịch cảnh mất giá 1 nửa
  • Ngàn người đổ ra bờ sông Sài Gòn xem chiếu phim ngoài trời
推荐内容
  • Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
  • 'Lá chắn thép' từ lực lượng Cảnh sát cơ động
  • Vũ khí nổi bật của Quân đội Việt Nam sẽ được trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng
  • Thủ tướng bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian giữ chức vụ với 3 sĩ quan cấp tướng
  • Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
  • Nhiều tài xế bị giữ xe, tước bằng lái vì uống cốc bia dịp nghỉ lễ 30/4