【kq vdqg trung quoc】Ngành gỗ cần nhiều hơn các biện pháp cảnh báo về phòng vệ thương mại
Gỗ Việt ngày càng đối mặt nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại | |
Kiện phòng vệ thương mại “leo thang” khi xuất khẩu tăng tốc |
Ông Ngô Sỹ Hoài. |
Ngành gỗ ngày càng phải đối diện nhiều hơn với những vụ việc liên quan đến biện pháp PVTM của các thị trường XK lớn. Thiệt hại DN trong ngành phải chịu cũng không ngừng gia tăng. Đâu là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này, thưa ông?
Với xu hướng tự do hóa thương mại, Việt Nam đã đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong thời gian qua. Động thái này khiến các nước tăng cường các biện pháp PVTM, thậm chí còn là chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Bên cạnh đó, những năm gần đây, ngành chế biến, XK gỗ Việt Nam có mức tăng trưởng bứt phá. Việt Nam trở thành nước XK gỗ đứng thứ 5 thế giới; riêng đồ mộc (như bàn, ghế, giường, tủ) của Việt Nam là nhóm có giá trị gia tăng cao thứ 2 thế giới, sau Trung Quốc. Do đó, ngành gỗ phải đối diện nhiều hơn các biện pháp PVTM.
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (Vasep):Nâng cao năng lực DN, chất lượng sản phẩm Ngoài đoàn kết, chủ động nâng cấp hệ thống truy xuất, quản lý, kế toán..., đa dạng thị trường XK cũng là một trong những biện pháp hiệu quả giúp hóa giải, hạn chế những biện pháp PVTM. Mỗi thị trường sẽ có những quy định, văn hóa tiêu dùng khác nhau, gặp đối tác cạnh tranh khác nhau... Để làm tốt đa dạng hóa thị trường, theo kinh nghiệm ngành thủy sản, cần nâng cao năng lực của DN, chất lượng sản phẩm, số lượng hàng hóa. Khi hội nhập, đa dạng hóa thị trường, cần đầu tư về nguồn lực, đặc biệt là các hệ thống quản lý chất lượng khác nhau. Đây cũng là điều các DN phải lưu ý. Ví dụ, muốn tập trung XK vào thị trường Trung Đông, các quốc gia Hồi giáo cần có chứng nhận hoặc tìm hiểu quy cách đóng gói khác nhau cho hàng hóa. Uyển Như(ghi) |
Về các vụ việc cụ thể, trước đây, ngành gỗ đã phải đối diện một số vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp từ Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ. 2 thị trường này đã kiện và áp thuế mặt hàng gỗ dán và gỗ dán cứng của Việt Nam. Sau đó, Hàn Quốc cũng điều tra chống bán phá giá gỗ dán Việt Nam, áp thuế ở mức trên dưới 10%. Năm 2021, Canada điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với ghế bọc đệm có xuất xứ từ Việt Nam với mức áp thuế khá nặng nề là trên dưới 10%.
Trong vài ba năm gần đây, Việt Nam lại đối diện thêm rủi ro về PVTM. Ngoài áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp, ngành gỗ phải đối diện với các biện pháp tự vệ như Vụ điều tra 301 của Chính phủ Hoa Kỳ về khai thác và thương mại gỗ bất hợp pháp của Việt Nam. Mới đây, Hoa Kỳ lại khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp với tủ gỗ NK từ Việt Nam và Malaysia…
Xin ông chia sẽ rõ hơn, đâu là những khó khăn điển hình mà các DN ngành gỗ phải đối mặt khi ứng phó với các vụ kiện PVTM?
Hiện nay, các vụ kiện PVTM ngày càng gia tăng. Gỗ là 1 trong 10 ngành hàng thường dính đến các vụ kiện PVTM. Đối diện với các vụ việc, DN có 2 khó khăn chính về kỹ thuật tác nghiệp và chính sách.
Thứ nhất, khó khăn về kỹ thuật tác nghiệp, DN đang thiếu đội ngũ cán bộ chuyên gia có những hiểu biết về luật pháp, giỏi ngoại ngữ, thông thạo tin học để có thể theo dõi, ứng phó một cách linh hoạt. Thêm vào đó, quản trị DN còn yếu kém, nhất là các DN vừa và nhỏ chuyển đổi số chậm, chưa áp dụng những phầm mềm kế toán tiên tiến đủ độ tin cậy, có tính linh hoạt cao. Ngoài ra, hiện nay vẫn thiếu sự liên kết giữa DN Việt với nhau và giữa DN Việt với DN FDI.
Thứ hai, về mặt chính sách, hiện vẫn còn tình trạng đầu tư theo phong trào, cần có chính sách và tầm nhìn chiến lược tốt hơn. Ngành gỗ Việt Nam phải tăng cường hiệu quả, thương hiệu, tiến tới một bước cao hơn không chỉ sản xuất các sản phẩm có giá rẻ mà phải đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường.
Hiệp hội có kiến nghị, đề xuất gì nhằm giúp các DN ngành gỗ ứng phó hiệu quả hơn với các vụ kiện PVTM trong thời gian tới, thưa ông?
Hiệp hội mong muốn có sự phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Trung tâm WTO và Hội nhập (Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Việt Nam) để có thể tổ chức các khóa đào tạo tập huấn ngắn hạn nhằm tăng cường nhận thức của DN về những rủi ro khi bị áp dụng các biện pháp PVTM.
Bên cạnh đó, tập huấn, huấn luyện một số kỹ năng để phòng vệ, tự vệ giúp DN ứng phó kịp thời khi có sự việc xảy ra. Thời gian qua, DN còn khá lúng túng. Trong khi đó, thời hạn của một vụ việc từ khi khởi kiện cho đến lúc điều tra cần có ý kiến phản biện, phản hồi thường rất ngắn, thời gian gia hạn lại khắc nghiệt. Các DN lúng túng bị liệt vào dạng không hợp tác hoặc không phản hồi, rất nguy hiểm.
Một điểm quan trọng nữa là ở tầm quốc gia cũng cần phải tăng cường các biện pháp cảnh báo, phòng vệ. Ví dụ, khi sản phẩm nước láng giềng bị điều tra áp thuế chống bán phá giá thì độ lùi chỉ 2 năm sau. Đơn cử như đối với gỗ, mặt hàng tủ bếp, cứ 2 năm sau khi Trung Quốc bị áp thuế chống bán phá giá hoặc thuế chống trợ cấp, Hoa Kỳ lại điều tra các mặt hàng tương tự XK từ Việt Nam. Nếu Việt Nam đưa cảnh báo, nhận thức rõ ràng sẽ có những biện pháp ứng phó kịp thời, phù hợp.
Đối với các cơ quan đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài, DN mong muốn có thể cung cấp thông tin sớm hơn, đầy đủ hơn, có nhiều cảnh báo, khuyến nghị đến các hiệp hội, DN.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nụ cười bớt khổ của mẹ bé 6 tuổi thiếu tiền chữa bệnh
- ·CEO Terra lần đầu lên tiếng về thảm họa LUNA
- ·Apple ra mắt iPhone 14 trong sự kiện ngày 7/9
- ·Khi nào thì Apple tung ra iPhone nắp gập?
- ·Dựng xong trường do bạn đọc VietNamNet góp sức
- ·iPhone mã LL/A là của nước nào?
- ·Cổng dữ liệu quốc gia đã có hơn 10.600 tập dữ liệu
- ·Những sai lầm kinh điển trong lịch sử Apple
- ·Bố già hồi xuân, đòi ‘lấy vợ’ gấp
- ·Tội phạm tiền số tăng kỷ lục, ngày một tinh vi
- ·Không kí hợp đồng, NLĐ bị công ty o ép lương
- ·Apple ép người dùng mua iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max giá cao
- ·Mô hình 5 Rs cho doanh nghiệp bất động sản
- ·Cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa Thủ đô “hiến kế” cho văn kiện Đại hội Đảng
- ·Yêu em... tôi thành người đàn ông hèn kém
- ·Bảo Việt đạt 2 giải báo cáo bền vững xuất sắc nhất châu Á và ra mắt Smart Report 4.0
- ·TPBank đặt mục tiêu mở mới 150 LiveBank trong năm 2020
- ·Điện thoại gập tăng trưởng mạnh dù giá cao
- ·Nhập nhằng “dồn điền đổi thửa”
- ·Grab giới thiệu GrabProtect