【tran lazio】Những gương mặt văn chương văn khoa
Niềm vui của các thế hệ sinh viên trong một lần về Hội khoa. Ảnh: PV
Đến nay,ữnggươngmặtvănchươngvătran lazio sau 60 năm ngày thành lập, lực lượng sáng tác là cựu sinh viên Khoa Ngữ văn, Trường đại học Khoa học Huế hiện là hội viên Hội Văn nghệ trung ương và địa phương có tác phẩm xuất bản lên đến con số vài trăm, với những tên tuổi quen thuộc: Hoàng Vũ Thuật, Đỗ Hoàng, Hoàng Nhật Tuyên, Văn Công Hùng, Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Thanh Mừng, Trần Thị Huyền Trang, Hồ Thế Hà, Nguyễn Minh Ngọc, Nguyễn Tam Mỹ (Thái Nguyên Tài), Phạm Đương, Văn Cầm Hải, Lưu Ly, Phạm Phú Phong, Nguyễn Nho Khiêm, Phan Tuấn Anh, Meggi Phạm (Phạm Phú Uyên Châu)... Họ đã có nhiều đóng góp thành tựu nghệ thuật vào diện mạo văn chương địa phương và cả nước với những tác phẩm có giá trị, được độc giả đánh giá cao.
Trước hết, phải kể đến lớp thi sĩ đàn anh Hoàng Vũ Thuật với hàng chục tập thơ có đóng góp đáng kể cho thi pháp thơ Việt hiện đại như: Những bông hoa trên cát, Thơ viết từ mùa hạ, Gửi những ngọn sóng, ... và tập tiểu luận phê bình Văn chương - Tìm và gặp. Kế đến là Đỗ Hoàng với sức viết nhanh và nhạy, quan tâm đến chủ đề tình yêu và đời tư - thế sự nóng bỏng: Khi em xa Huế, Tuổi 18, Khao khát, Người đẹp khó tìm, Khách trọ, ... và các tập tiểu thuyết, phóng sự đặc sắc: Phí một thời trai, Cuộc chiến vừa tàn, Nẻo rừng, …
Hoàng Nhật Tuyên với 8 tập tiểu thuyết, truyện ngắn, tiểu phẩn, nhàn đàm được bạn đọc chú ý: Đâu chỉ chuyện tình yêu, Hoa tường vi trong đêm, Trái đắng, Đêm trăng khuyết, …Văn Công Hùng là nhà thơ chuyên nghiệp có sức viết nhanh và cá tính sáng tạo riêng. Ngoài ký và văn xuôi, anh có hai trường ca: Ngựa bay về, Lời vĩnh cửu và 8 thi tập liên tục được xuất bản: Bến đợi, Hát rong, Hoa tường vi trong mưa, Gõ chiều vào bàn phím,...
Các thế hệ kế tiếp ngày càng phát huy ưu thế của mình, liên tục sáng tạo và gặt hái được những thành quả khả quan, trong đó, phải kể trước tiên là Nguyễn Thanh Mừng với các thi tập: Rượu đắng, Ngàn xưa và trường ca Khởi hành cùng ba mươi chín mùa xuân… Tất cả đều có tiếng vang, đạt nhiều giải thưởng trung ương và địa phương. Anh còn có tập bút ký - tùy bút Làm văn trên đất võ và một chuyên khảo văn chương: Bích Khê - Tinh hoa và Tinh huyết… Nguyễn Minh Ngọc chuyên chú về truyện ngắn, ký và gặt hái được những thành tựu đáng kể qua các tác phẩm: Cành mận trắng, Một thời và mãi mãi, Một cõi ấu thơ, Bay đêm, Đất thiêng, Chị Ngần, Trong nắng gió Trường Sa,… Trần Thị Huyền Trang, ngoài các sáng tác thơ văn Những đêm da trời xanh, Muối ngày qua, Trong tĩnh lặng (tập thơ), Nhạn thần cô (truyện ký lịch sử), Một lứa bên trời (tập truyện ngắn), chị còn là chuyên gia nghiên cứu võ thuật Bình Định và đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài này. Bên cạnh đó, chị còn là người nghiên cứu văn học hiện đại, biên khảo văn hóa - văn học dân gian với các công trình tiêu biểu như: Hàn Mặc Tử - Hương thơm và mật đắng, Huyền tích kinh xưa - Văn hóa dân gian vùng thành Hoàng Đế (viết chung với Nguyễn Thanh Mừng).
Một số tác phẩm của SV Khoa Ngữ văn. Ảnh: PV
Phạm Phú Phong với nhiều công trình tiểu luận - phê bình văn học cá nhân và chủ biên: Thi pháp và Thi pháp truyện ngắn, Mỹ học đại cương, Tiến trình văn học, Nhận diện lại Văn học kháng chiến Liên khu V (1945-1954), Đọc văn, Mây của trời rồi gió sẽ mang đi… Hồ Thế Hà, ngoài 5 tập thơ Khoảnh khắc, Nghìn trùng, Xác thu, Thuyền trăng, Tơ sương, còn công bố các tập nghiên cứu phê bình văn học như: Thức cùng trang văn, Tìm trong trang viết, Sức bền của thơ, Những khoảnh khắc đồng hiện, Tiếp nhận cấu trúc văn chương và 2 chuyên luận Thơ và Thơ Việt Nam hiện đại, Thế giới nghệ thuật thơ Chế Lan Viên…
Nguyến Hữu Quý là nhà thơ quân đội với các thi tập đậm chất hào hoa nhà binh và nhân văn: Mười nghìn khát vọng, Huệ trắng, Làng đảo, Im lặng trên cao, Những hồi chuông màu đỏ. Anh còn có các trường ca Sinh ở cuối dòng sông, Vạn lý Trường Sơn và các tập bút ký Dưới tán cây bồ đề, Cầu vồng Hiền Lương, 1 tập phê bình văn học: Bên dòng thi ca. Thái Nguyên Tài với tập thơ Than lửa và tàn tro cùng các tập ký và truyện ngắn Lời ru oan nghiệt, Ma và người, Nửa ngàn ngày đi gõ cửa quan, Nóc ông Bền và các tập tiểu thuyết tâm huyết về đề tài chiến tranh trên vùng đất Quảng Nam quê anh: Sấp ngửa bàn tay (2 tập)... Phạm Đương với 3 thi tập có cấu tứ lạ: Bùn non, Những bước chân gửi lại, Ngày thứ tám của tuần (Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam)và 3 tập bút ký, tản văn: Phượng, Đêm không mơ ngày nắng, Sáng sáu chiều một… Nguyễn Nho Khiêm có phong vị và cá tính sáng tạo mang bản sắc vùng đất Quảng Nam với Khói tỏa về trời, Bên ngoài cánh đồng…
Trong số các tác giả trẻ, có Lưu Ly, một tác giả nữ luôn tươi non cảm xúc, chị đã cho ra mắt bạn đọc 3 thi phẩm giàu nữ tính: Bốn mùa yêu, Gọi em ở cuối thiên đường, Giấc mơ của trái tim em. Thế hệ 8X sáng tác thơ và viết nghiên cứu phê bình, tôi đặc biệt chú ý đến gương mặt duy lí và hiện đại, đó là Phan Tuấn Anh với hai thi tập: Người ngủ muộn, Đoản khúc và hai tập tiểu luận - phê bình văn chương với phẩm lượng khoa học cao: Garcia Gabriel Marquez và nỗi cô đơn huyền thoại, Những khu vực văn học ngoại biên cùng 1 chuyên luận xuất sắc: Nghệ thuật hậu hiện đại trong tiểu thuyết Gabriel Garcia Marquez. Meggie Phạm hiện tượng đặc biệt, là tác giả trẻ nhất sớm trở thành hội viên Hội nhà văn Việt Nam với serie 5 tập truyện vừa/tiểu thuyết đầy chất trẻ trung và trữ tình tâm trạng theo motif đặt tên riêng: Hoàng tử và Em, Giám đốc và Em, Chàng và Em, Người xa lạ và Em, Tôi và Em.
Sự thành đạt của các thế hệ sinh viên cầm bút của Khoa Ngữ văn từ khóa 1 cho đến hôm nay là niềm vui lớn của khoa và trường. Dù bận nhiều công việc xã hội, nhưng lúc nào họ cũng nuôi ngọn lửa đam mê văn chương để yêu đời, yêu người và để biết sống nhân ái, nhân văn. Họ đã được xã hội thừa nhận và đã trở thành hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, góp phần không nhỏ vào sự phát triển văn học nghệ thuật của các vùng đất nơi họ sinh sống và cả nước. Đó là thông điệp vô cùng ý nghĩa và vinh dự, là những gì không phải bằng danh lợi mà chính là văn hóa, nghệ thuật từ những tác phẩm của họ mang lại. Trong số đó, đã và đang có những người giữ chức vụ quan trọng trong các tổ chức văn học nghệ thuật các tỉnh. Chức tổng biên tập các tạp chí văn học nghệ thuật tại Bình Định là Nguyễn Thanh Mừng, tại Khánh Hòa là Hoàng Nhật Tuyên; tại Gia Lai là Văn Công Hùng; tại Đà Nẵng là Nguyễn Nho Khiêm... Và có lẽ, điều vui mừng hơn tất cả các giải thưởng, các danh hiệu đó, chính là số lượng tác phẩm của các tác giả đã, đang và sẽ xuất bản ngày càng nhiều, với chất lượng ngày càng cao.
60 năm đại học Văn khoa Huế; 42 năm Khoa Ngữ văn, Đại học Tổng hợp Huế, nay là Đại học Khoa học Huế là những mốc đáng nhớ của sự kế thừa và phát triển từ một địa chỉ tinh thần - văn chương và địa chỉ giáo dục, quả là một chặng đường dài. Những thành quả về văn chương học thuật, mà chúng tôi kịp nhận biết, kịp điểm qua như trên, quả là không nhỏ. Vì đây là lĩnh vực sáng tạo đặc trưng, không phải ai cũng làm được nếu họ không có lòng đam mê và không có tài năng thực sự. Vốn học vấn ở nhà trường, vốn sống ngoài đời, vốn triết mỹ tự học, cộng với tâm hồn và tình cảm cá nhân đã giúpnhững sinh viên Khoa Ngữ văn tự khẳng định và hiện hữu mình như những kết tinh của tình cảm, nghệ thuật và văn hóa. Hiện tại, những cây bút Khoa Ngữ văn này còn bao nhiêu tác phẩm, bao nhiêu dự định đang thực hiện và in ấn làm sao ta biết được, nhưng những gì hiển minh mà chúng ta chứng kiến quả là phong phú và giá trị hơn rất nhiều so với bài viết liệt kê sơ lược này. Đó là thông tin để chúng ta tự hào và hy vọng.
Hồ Tiểu Ngọc
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Agribank nỗ lực cao nhất hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2025
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Các chỉ số chứng khoán Mỹ chốt phiên cuối tuần tăng điểm mạnh
- ·Bắt nghi phạm dùng súng cướp ngân hàng ở Tiền Giang
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Treo thưởng 1,5 triệu USD cho người hack thành công iOS 10
- ·Australia phát triển phương pháp chẩn đoán nhanh ung thư da
- ·iPhone 7 sẽ chính thức ra mắt vào ngày 7/9
- ·Infographics: Năm 2024, bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 6.391 nghìn tỷ đồng
- ·Bắt đối tượng cướp xe máy của người say xỉn
- ·Phần mềm độc hại mới nhắm vào webcam và camera giám sát
- ·Ngày 3/1: Giá cao su thế giới đồng loạt giảm, trong nước đi ngang
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·Tăng gần 640 lượt xe khách, 50.000 vé tàu phục vụ hành khách phía Bắc dịp 2/9
- ·VTG 2017 giới thiệu nhiều công nghệ đột phá trong ngành dệt may
- ·Thời tiết Hà Nội 29/8: Ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 33 độ
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Hội thảo hướng dẫn Luật Đấu thầu và kinh nghiệm mua sắm thuốc, vật tư y tế
- ·Những chế độ hưu trí thay đổi từ năm 2025 cần lưu ý
- ·Các trường hợp được thanh toán bảo hiểm y tế 100% khi khám chữa bệnh ngoại trú