【bd kqtt】Bất động sản khó khăn, doanh nghiệp xây dựng “báo lỗ”
Các doanh nghiệp bất động sản phải có trách nhiệm giải quyết các khó khăn do chính mình gây ra | |
Cần xây dựng quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính trong lĩnh vực xây dựng,ấtđộngsảnkhókhăndoanhnghiệpxâydựngbáolỗbd kqtt bất động sản | |
Chính sách tín dụng cần có "dự lệnh" trước khi ra "động lệnh", tránh khó khăn đột ngột cho doanh nghiệp | |
Khó khăn của doanh nghiệp bất động sản 70% liên quan đến pháp lý |
Nhiều khó khăn bủa vây doanh nghiệp xây dựng. Ảnh minh họa |
Theo ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, với các dự án bất động sản đang triển khai trên cả nước, hầu hết đều phải tạm dừng với giá trị đầu tư lên đến 800 nghìn tỷ đồng; số lượng doanh nghiệp bất động sản tuyên bố phá sản hoặc giải thể trong năm 2022 tăng 38,7% so với cùng kỳ năm trước, ước gần 1.200 doanh nghiệp. Nhiều đơn vị thiếu dòng tiền, phải cắt giảm nhân sự, giảm lương và đóng cửa văn phòng. Số lượng nhân viên môi giới phải dừng hoạt động ước đạt 80% lực lượng. Bước sang tháng đầu tiên của năm 2023, tình trạng của các DN môi giới vẫn không khá hơn, thậm chí nhiều chủ các doanh nghiệp môi giới vừa và nhỏ phải bán tài sản cá nhân để duy trì hoạt động cho văn phòng.
Điều này khiến các doanh nghiệp bất động sản không có dòng tiền để thanh toán cho các nhà thầu và các khoản nợ ngày càng gia tăng khi vấn đề tiếp cận vốn vẫn chưa được cải thiện, lãi suất cho vay không tăng nhưng vẫn ở mức cao và chưa có dấu hiệu giảm.
Trong khi đó, theo ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội các Nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC), hiện chưa có cơ chế pháp lý để bảo vệ nhà thầu trong những trường hợp không đòi được công nợ. Nếu phải kiện tụng ở toà án dân sự như hiện hành, các doanh nghiệp sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức để đeo đuổi, do vụ việc có thể kéo dài vài năm liền. Cùng với đó, biến động giá nguyên vật liệu khiến giá vốn tăng cao, làm biên lợi nhuận của doanh nghiệp xây dựng suy giảm mạnh. Có doanh nghiệp từng cho biết, đà tăng của giá xăng dầu đã khiến lợi nhuận của doanh nghiệp này giảm hàng triệu USD.
Trong số những doanh nghiệp ngành xây dựng, năm 2022 có lẽ là một năm không thể quên được với Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC). Theo báo cáo tài chính mới đây của HBC cho thấy với khoản lỗ ròng kỷ lục (tính theo quý) hơn 1.200 tỷ đồng trong quý 4/2022. Lũy kế cả năm, doanh thu của HBC tăng hơn 20% nhưng giá vốn tăng cao khiến biên lãi gộp của doanh nghiệp trong top đầu ngành xây dựng thu hẹp về dưới 2%, so với mức 7% của năm trước. Đồng thời, doanh thu hoạt động tài chính không đủ để bù đắp chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp - hai chi tiêu đều tăng tính bằng đơn vị lần. Xây dựng Hòa Bình ghi nhận khoản lỗ ròng hơn 1.100 tỷ đồng sau năm 2022, so với mức lãi ròng gần 100 tỷ của năm trước. Khoản lỗ này cũng đánh dấu năm kinh doanh thua lỗ đầu tiên của HBC kể từ khi lên sàn.
Tương tự, Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD), doanh nghiệp đứng đầu nhóm xây dựng trên sàn chứng khoán, cũng ghi nhận kết quả kinh doanh đi lùi, chủ yếu do phải tăng trích lập dự phòng.
Theo VACC, trong năm 2023, hầu hết doanh nghiệp xây dựng đều không đạt kế hoạch đặt ra ban đầu. Nguyên nhân, bên cạnh khó khăn về chi phí vật liệu tăng phi mã, tình trạng ách tắc, vướng mắc pháp lý cũng khiến số dự án được triển khai còn chậm. Cùng với đó, việc cạn room tín dụng khiến chủ đầu tư, nhà thầu gặp khó khăn khi huy động vốn.
Theo các chuyên gia với sức ép cạnh tranh cộng với những khó khăn về vốn, chi phí đầu vào, nhân lực… đòi hỏi các doanh nghiệp cả lớn và nhỏ trong ngành xây dựng phải có chiến lược vượt thách thức tốt để vừa duy trì đà tăng trưởng vừa giữ vị thế của mình trong thời gian tới.
Trong bối cảnh ấy, ông Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình cho biết đã lên kế hoạch thúc đẩy ký kết hợp tác với Công ty Keystone về việc cùng nhau xây dựng và phát triển dự án tại thị trường Mỹ. Đồng thời cũng có kế hoạch hướng đến các thị trường có môi trường kinh doanh tốt, tốc độ tăng trưởng nhà ở cao và đặc biệt giá xây dựng rất cao như ở Canada, Australia...
Không chỉ khẳng định theo đuổi chiến lược "xuất khẩu xây dựng", Tập đoàn xây dựng Hòa Bình cũng tỏ rõ mục tiêu lấn sân mạnh hơn trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng khi một công ty con vừa trở thành nhà thầu liên danh thi công dự án 1 của tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 45 ở Thanh Hóa. Đây cũng là hướng đi ấn tượng của doanh nghiệp ngành xây dựng.
Bên cạnh những nỗ lực vượt khó, điểm sáng của ngành xây dựng trong thời gian qua là nguồn vốn FDI tiếp tục đổ vào Việt Nam giúp triển vọng trong năm 2023 khả quan hơn. Dòng vốn FDI, dự án hạ tầng có thể coi là “đòn bẩy” của ngành thầu xây dựng. Tuy nhiên, để tháo gỡ đến cùng những khó khăn, theo các chuyên gia, cần có giải pháp tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý, giảm thiểu các chi phí phát sinh.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Tiếp tục đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng cùng 4 đồng phạm
- ·Hàng nghìn vé máy bay, tàu hỏa dành tặng công nhân về quê ăn Tết
- ·Xác minh trường hợp không biết chữ vẫn được cấp chứng chỉ lái xe ô tô
- ·Maldives điều tra mảnh vỡ nghi của MH370
- ·Những mẫu SUV dưới 1 tỷ đồng được khách hàng ưa chuộng đón năm mới
- ·Cả nước có 91,58% thí sinh đậu tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2015
- ·Dùng chó nghiệp vụ, flycam truy tìm nghi phạm giết người ở TP.HCM
- ·Hơn 15.000 lượt đoàn viên lao động được thăm hỏi, tặng quà vào dịp Tết
- ·Hiệu quả từ mô hình Phân loại rác tại nguồn
- ·Liên tiếp xảy ra tai nạn, cao tốc TP.HCM
- ·Truy tặng Huân chương dũng cảm cho anh Phạm Ngọc Anh trong vụ sạt lở đèo Bảo Lộc
- ·Cao tốc Trung Lương
- ·Xe khách lao xuống vực lăn 3
- ·Đón tiếp không khí lạnh, miền Bắc còn rét mạnh 2 ngày rồi hửng nắng
- ·Chủ tịch Việt Á Phan Quốc Việt thời điểm bước vào thương vụ kit test
- ·Dự báo thời tiết 10 ngày tới: Miền Bắc nắng đẹp ngày đầu năm mới, nền nhiệt tăng
- ·Quần áo nhanh khô ngày mưa kéo dài làm thế nào?
- ·Hơn 7 tấn cá được phóng sinh xuống sông Cầu ở Bắc Giang
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Trung Quốc: Người phụ nữ cắn đứt lìa tai cô gái đá chó cưng của mình