【bxh hang 2 y】Trừng phạt
Động thái này cho thấy Washington đã thay thế “trục ma quỷ” bằng “trục các nước bị trừng phạt”, chỉ với một điểm khác biệt là Nga đã thế chỗ của Iraq trong danh sách này. Tuy nhiên, theo giới phân tích, biện pháp trừng phạt này của Mỹ chẳng những không mang lại nhiều kết quả mà còn có thể làm cho tình hình xấu đi.
Cả Nga, Iran, Triều Tiên trước đó đều là những nước bị Mỹ cấm vận. Đã có nhiều thảo luận về hiệu quả công cụ này trong chính sách đối ngoại của Mỹ khi muốn ép buộc các nước đối địch thay đổi cách hành xử. Một nghiên cứu cập nhật về 174 trường hợp cấm vận do Viện Kinh tế Quốc tế Peterson công bố cho thấy, tỉ lệ thành công một phần của đòn đánh này chỉ là 34%. Nếu mục tiêu mà chủ thể đặt ra chỉ dừng lại ở mức khiêm tốn, nhỏ lẻ, ví như đòi phóng thích tù nhân chính trị, tỉ lệ thành công có thể đạt 50%. Thế nhưng nếu mục tiêu là thay đổi thể chế hoặc đòi các cải cách chính sách quan trọng, tỉ lệ này chỉ là 30%. Rõ ràng, trong 2/3 trường hợp, trừng phạt nhằm đạt được mục tiêu chính sách đối ngoại không hiệu quả. Đây có thể là công cụ mạnh, nhưng nếu chỉ đứng một mình sẽ rất khó đạt hiệu quả và có thể làm tình hình xấu thêm.
Với trường hợp Triều Tiên, Mỹ kì vọng hợp tác với Trung Quốc và mở rộng trừng phạt quốc tế chống Bình Nhưỡng. Trừng phạt hiện không hiệu quả, một phần là do Triều Tiên sẵn sàng chấp nhận khốn khó để giữ cho được tồn tại của chính quyền, mà ở đó chương trình hạt nhân đóng vai trò bảo đảm quan trọng. Trung Quốc vừa không sẵn lòng, vừa không có được khả năng buộc Kim Jong-un thoái lui. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc, trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu của Trung Quốc sang Triều Tiên tăng 20%. Mỹ bắt đầu cảm nhận được rằng Bắc Kinh không thiện chí gây sức ép tài chính với Bình Nhưỡng và đang tính đến bước áp đặt cấm vận với Trung Quốc. Nhưng trừng phạt sẽ không buộc Bắc Kinh xử lý vấn đề Triều Tiên theo đúng cách mà Mỹ mong đợi.
Còn với Iran - thảm họa chính sách đối ngoại của Mỹ từ cuộc đảo chính quân sự năm 1953. Nhiều người tin rằng trừng phạt “chưa có tiền lệ” được áp đặt hồi năm 2010 mang lại hiệu quả, khi buộc Iran ký Thỏa thuận hạt nhân với nhóm P5+1 (gồm Mỹ, Nga, Pháp, Anh, Trung Quốc và Đức) 5 năm sau đó. Hiển nhiên trừng phạt đã đẩy kinh tế Iran lâm vào khốn khó, nhưng nhân tố khiến Tehran ký thỏa thuận là bởi các kế hoạch chiến lược bị đứt gãy sau khi nổ ra cuộc chiến ở Syria, sự trỗi dậy của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đẩy Mỹ, Iran tới điểm tương đồng là chống kẻ thù chung IS. Giờ đây, khi IS dần bị đánh bật, các liên kết vùng Vịnh bắt đầu tan vỡ, Iran muốn hướng đến vị thế quyền lực áp đảo ở Trung Đông, trong khi Mỹ không muốn khu vực này rơi vào vòng ảnh hưởng của một nước duy nhất nào. Đánh bại Iran bằng quân sự không phải là một lựa chọn thực tế. Mỹ đang cố tìm cách tái cấu trúc cân bằng quyền lực để đối chọi với Iran. Nhưng Saudi Arabia thì yếu, Thổ Nhĩ Kỳ không có ý định hoặc nhu cầu can dự theo ý Mỹ ở thời điểm hiện nay. Trừng phạt sẽ không buộc Iran dừng thử tên lửa đạn đạo, chấm dứt tài trợ cho các nhóm ở khu vực và trên thực tế điều này có thể gây ra hiệu ứng ngược.
Trong khi đó, đối với Nga, ông Trump đang đối diện với thực tế “nói dễ, làm khó”. Tổng thống Mỹ từng kì vọng mối quan hệ tích cực với ông Putin sẽ đủ để quan hệ Nga - Mỹ tiến triển tích cực hơn so với thời chính quyền tiền nhiệm Barack Obama. Thế nhưng những tính toán như vậy không làm thay đổi thực tế Ukraine là vấn đề lợi ích quốc gia của Nga, cũng như việc Mỹ dưới thời ông Trump không có ý định thoái lui ở Ukraine. Trừng phạt sẽ không thuyết phục được Nga bỏ Ukraine, để Kiev rơi vào quỹ đạo phương Tây. Quyết định gần đây của Kiev cắt nguồn cung điện cho vùng Donetsk cùng với các tín hiệu căng thẳng khác cho thấy, cấm vận mới của Mỹ có thể sẽ khích lệ Kiev chống Nga mạnh hơn, với hy vọng sẽ được Mỹ ủng hộ. Nga sẽ tìm cách trả đũa và như thế xung đột đóng băng Ukraine lại bùng phát.
Một thực tế rằng, trừng phạt gây ra hệ quả cho đối phương nhưng dựa vào trừng phạt và chỉ có được những tác động biên như trong quá khứ, Mỹ đang cố tìm cách “đưa nồi tròn vào vung méo”. Tham vọng hạt nhân của Triều Tiên, tham vọng tạo thế bá chủ khu vực của Iran hay việc Nga cần Ukraine là vùng đệm an toàn là thực tế và nó sẽ không mất đi ngay cả khi trừng phạt mới của Mỹ được dỡ bỏ.
(责任编辑:La liga)
- ·Ly hôn khi chưa đăng ký kết hôn, con tôi không được khai sinh
- ·Dệt may Ấn Độ quan tâm đầu tư vào Việt Nam
- ·Vé xe Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 tăng từ 20
- ·DHL Express đưa vào khai thác máy bay mới A330
- ·Một người không đồng ý, cả nhà không ai được chia di chúc
- ·Dịch vụ công trực tuyến: “Đòn bẩy" cho kiểm soát chi
- ·Doanh nghiệp miền Trung làm thế nào để tận dụng ưu đãi trong TPP
- ·Hạ viện Belarus đã phê chuẩn FTA giữa EAEC và Việt Nam
- ·Đại diện đồng thừa kế
- ·Hoa Kỳ hỗ trợ Việt Nam trong việc quản trị hải quan và thuận lợi hóa thương mại
- ·Bố mẹ chưa đăng ký kết hôn, con khai sinh có bị thiệt thòi?
- ·Lịch 'Bảo vật quốc gia' được giới thiệu tại Mỹ và Đức
- ·Lời giải cho bài toán phân cấp ngân sách
- ·Cơ hội gia tăng thương mại Việt – Lào từ các hiệp định thương mại
- ·Vụ 3 mẹ con bỏng nặng: vợ và con gái chết, bố xin cứu con trai
- ·Cơ hội gia tăng thương mại Việt – Lào từ các hiệp định thương mại
- ·Hóa đơn điện tử: Bước đi dài của ngành Thuế
- ·TPHCM: Nhiều sắc thuế có số thu tăng cao
- ·Hơn 45 triệu đồng đến với chị Đinh Thị Loan nuôi 3 con bại não
- ·Nâng cao năng lực quản lý tài chính để quản lý tốt nợ công