【bongda kết quả】Sẽ tăng nặng hình phạt đối với lao động làm việc ở nước ngoài bỏ trốn
Hơn 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài
Ngày 3/10,ẽtăngnặnghìnhphạtđốivớilaođộnglàmviệcởnướcngoàibỏtrốbongda kết quả Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức hội nghị truyền thông về xuất khẩu lao động. Phát biểu khai mạc hội thảo, bà Nguyễn Thị Hà - Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH cho biết, trong những năm gần đây, số lượng lao động đi làm việc tại nước ngoài tăng mạnh, trung bình vượt mức 100.000 lao động/năm. Năm 2018, số lao động đi làm việc tại nước ngoài là 142 nghìn người, vượt 30% so với kế hoạch. Riêng 6 tháng đầu năm 2019, đã có tổng số gần 67 nghìn lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đạt 55,82% kế hoạch năm 2019. Tính chung từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã đưa được hơn 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Cùng với đó, chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng không ngừng được nâng cao; ngành nghề đưa đi được mở rộng, trong đó có nhiều ngành nghề mới như: điều dưỡng, hộ lý, lao động trong một số lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, lao động có tay nghề, kỹ thuật cao. Các thị trường chính của Việt Nam tiếp tục được củng cố và tăng cường, đặc biệt là thị trường khu vực Đông Bắc Á, Trung Đông, Malaysia và gần đây là một số thị trường châu Âu cũng có những tín hiệu tích cực về việc tiếp nhận lao động Việt Nam.
Cho biết về hoạt động của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động, bà Hà thông tin, hiện nay cả nước đã có 362 DN có giấy phép dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với khoảng 500.000 lao động Việt Nam hiện đang làm việc ở trên 40 nước và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề. Hoạt động của các DN xuất khẩu lao động cũng từng bước đi vào nền nếp, nhiều DN đã và đang chủ động tìm kiếm, phát triển thị trường, đầu tư bài bản cho công tác tạo nguồn lao động và đào tạo nâng cao tay nghề, ngoại ngữ cho lao động trước khi xuất cảnh.
Ông Nguyễn Gia Liêm - Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, qua 12 năm triển khai thực hiện Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, luật đã tạo ra khung pháp lý trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức và cá nhân, quyền và nghĩa vụ của DN và người lao động tham gia hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, góp phần lớn vào kết quả đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài trong thời gian qua.
Toàn cảnh cuộc hội thảo. Ảnh: Bùi Tư |
Tuy nhiên, thời gian qua việc ban hành một số văn bản hướng dẫn còn chậm so với quy định, một số quy định của luật chưa được hướng dẫn thực hiện hoặc không thực hiện được trong thực tế. Một số quy định của luật không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và thị trường ngoài nước, hoặc không tương thích với nội dung của các luật khác có liên quan được Quốc hội ban hành trong thời gian gần đây.
DN phải cam kết bằng văn bản thời hạn xuất cảnh
Ông Liêm cho biết, Bộ LĐ-TB&XH đang bàn thảo để xin ý kiến các cấp sửa Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài. Luật sửa đổi sẽ bổ sung thêm quyền và nghĩa vụ của DN. Theo đó, DN có nghĩa vụ tổ chức bồi dưỡng kiến thức cần thiết, tổ chức hoặc liên kết với cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục thường xuyên, tổ chức dịch vụ việc làm để bổ túc, nâng cao kỹ năng nghề, ngoại ngữ cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với yêu cầu của từng thị trường lao động.
Cùng với đó, DN phải cam kết bằng văn bản thời hạn xuất cảnh sau khi người lao động trúng tuyển đi làm việc ở nước ngoài; thời hạn tối đa không quá sáu tháng kể từ ngày người lao động trúng tuyển và hoàn tất hồ sơ xin thị thực làm việc.
DN có quyền thu tiền dịch vụ của người lao động để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, ngoại trừ lao động làm giúp việc gia đình và lao động đi làm việc tại những nước/vùng lãnh thổ quy định người lao động không phải trả các khoản chi phí để làm việc tại nước/vùng lãnh thổ đó.
Đối với các quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động, luật sẽ sửa đổi theo hướng bình đẳng với quyền và nghĩa vụ của DN; tăng trách nhiệm, nghĩa vụ và tính chủ động thực hiện hợp đồng của người lao động, đồng thời quy định rõ các chế tài xử phạt tương ứng với nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của người lao động.
Đặc biệt, luật sửa đổi sẽ tăng nặng hình phạt lao động bỏ trốn khỏi nơi làm việc, có đủ chế tài để khởi kiện lao động và người bảo lãnh cho lao động, bắt buộc lao động phải nộp phạt theo quy định của pháp luật.
Luật sửa đổi cũng quy định về các chính sách ưu đãi đối với người lao động trở về nước. Cụ thể, người lao động trở về nước sẽ được ngân sách địa phương hỗ trợ vay vốn kinh doanh, đào tạo kiến thức khởi sự DN, hỗ trợ các khoản thuế, phí, thuê đất nông nghiệp hay khu công nghiệp cho người lao động về nước xây dựng DN tại địa phương./.
Bùi Tư
(责任编辑:Thể thao)
- ·Đại hội đại biểu Đảng bộ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng nhiệm kỳ 2020 – 2025
- ·Triển vọng đổi đời cho người dân lâm phần
- ·Chủ động ứng phó khi thủy điện xả lũ
- ·Khéo léo để giữ lửa hạnh phúc
- ·GDP 6 tháng đầu năm 2021 tăng 5,64%
- ·Gắn bó với rừng
- ·Lộc Ninh: 320 phần quà tặng nạn nhân da cam, người khuyết tật
- ·Lộc Quang được công nhận xã nông thôn mới
- ·Giá vàng trong nước và thế giới cùng giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
- ·Lộc Ninh ghi nhận 365 trường hợp sốt xuất huyết
- ·“Giải cứu Đại dương”
- ·3 đứa trẻ cần sự trợ giúp cấp bách
- ·Rau an toàn thiếu đầu ra ổn định
- ·“Trao yêu thương
- ·Bộ Y tế: Nghiêm cấm hành vi thu phí, trục lợi từ tiêm vaccine phòng COVID
- ·Bình Phước: Di dời thành công quả bom nặng 350kg về nơi an toàn
- ·Những bông hoa giàu nghị lực
- ·Gần 250 cua rơ tham dự chặng 2 Giải xe đạp truyền hình Bình Dương lần thứ 9, năm 2022
- ·Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm soát giá thép, bất động sản
- ·Yêu thương những “mầm xanh”