会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả dữ liệu bongdaso】Giá gạo Việt tăng lên mức cao nhất trong 9 năm!

【kết quả dữ liệu bongdaso】Giá gạo Việt tăng lên mức cao nhất trong 9 năm

时间:2024-12-23 20:05:47 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhà cái uy tín 阅读:949次
gia gao viet tang len muc cao nhat trong 9 namLàm đúng chuẩn,ágạoViệttănglênmứccaonhấttrongnăkết quả dữ liệu bongdaso gạo Việt Nam có thể xuất khẩu với giá 3.000 – 4.000 USD/tấn
gia gao viet tang len muc cao nhat trong 9 namGạo Việt Nam xuất khẩu lập kỷ lục trên 1.000 USD/tấn
gia gao viet tang len muc cao nhat trong 9 namTừ "vắng bóng", gạo Việt có mặt khắp Thụy Điển chỉ trong 1 năm
gia gao viet tang len muc cao nhat trong 9 nam
Dự báo sản lượng gạo xuất khẩu năm 2020 từ 6,5 - 6,7 triệu tấn. Ảnh: Internet

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT), 8 tháng năm 2020, tổng khối lượng và trị giá xuất khẩu gạo đạt 4,5 triệu tấn và 2,2 tỷ USD, giảm 1,7% về khối lượng nhưng tăng 10,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Philippines đứng vị trí thứ nhất về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm với 35,3% thị phần. Trị giá xuất khẩu sang thị trường này đạt 1,5 triệu tấn và 688,3 triệu USD, tăng 2,7% về khối lượng và tăng 17,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2019.

Các thị trường có trị giá xuất khẩu gạo tăng mạnh nhất gồm Senegal (gấp 19,8 lần), Indonesia (gấp 3,1 lần) và Trung Quốc (tăng 84%). Trong khi thị trường có trị giá xuất khẩu gạo giảm mạnh nhất là Iraq (giảm 61,2%).

Giá gạo xuất khẩu bình quân 7 tháng đầu năm đạt 487,2 USD/tấn, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản thông tin thêm, giá gạo tại các quốc gia xuất khẩu gạo lớn tại châu Á đang có chiều hướng tăng tích cực. Trong đó, gạo xuất khẩu Ấn Độ tăng cao do ảnh hưởng của lũ lụt và sự lan rộng của dịch Covid-19 khiến hoạt động logistics bị gián đoạn.

Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2011 do tác động từ yếu tố mùa vụ, hiện vụ thu hoạch Hè Thu đã gần kết thúc nên nguồn cung bị thu hẹp hơn. Ngoài ra, dịch Covid- 19 tái bùng phát khiến nhiều tác nhân trong chuỗi tăng cường dự trữ.

Cụ thể, trong tháng 8/2020, gạo đồ 5% tấm Ấn Độ tăng từ 380 - 385 USD/tấn lên 383 - 389 USD/tấn. Gạo tiêu chuẩn 5% tấm Thái Lan tăng từ 463 - 485 USD/tấn lên mức 480 - 500 USD/tấn, mức cao nhất kể từ đầu tháng 7/2020.

Gạo 5% tấm Việt Nam tăng từ 470 USD/tấn lên 480 – 490 USD/tấn, mức cao nhất kể từ cuối năm 2011.

Trong tháng 8/2020, một trong những điểm nhấn đáng lưu ý nhất là mức giá xuất khẩu gạo Việt sang thị trường EU đã chạm tới con số kỷ lục hơn 1.000 USD/tấn sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8.

Cụ thể, Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An (TP Cần Thơ) đã ký hợp đồng bán 3.000 tấn gạo cho 3 khách hàng của Cộng hòa Liên bang Đức với 2 giống gạo thơm là ST20 và Jasmine. Đáng chú ý, giá gạo ST20 mà Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An xuất khẩu sang EU đạt trên 1.000 USD/tấn, gạo Jasmine đạt khoảng 600 USD/tấn.

Trước khi EVFTA có hiệu lực, giá gạo ST20 xuất khẩu sang EU khoảng chỉ khoảng 800 USD/tấn, còn gạo Jasmine 520 USD/tấn. Việc được giảm thuế cộng với thị trường gạo đang sôi động đã đẩy giá gạo tăng cao.

Thậm chí, tại buổi tọa đàm trực tuyến “Xuất khẩu châu Âu với lợi thế EVFTA: Hàng Việt cần gì?” do Dự án Hàng Việt Nam chất lượng cao - chuẩn hội nhập thực hiện ngày 3/9 vừa qua, ông Phạm Thái Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An còn khẳng định, thực tế mức giá trên 1.000 USD/tấn gạo không phải là cao, vẫn chưa đúng với giá trị thực.

"Nếu là đúng chuẩn, người châu Âu sẵn sàng trả mức giá 3.000 – 4.000 USD/tấn cho gạo hữu cơ của Việt Nam. Trước mắt Trung An chưa tính tới chuyện lãi nhiều hay ít, mà tập trung đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn của thị trường châu Âu. Trong dài hạn thì phải nâng cao giá trị lên để tương xứng với chất xám, công sức mà người nông dân và doanh nghiệp bỏ ra", ông Bình nhấn mạnh.

Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ đầu tháng 8/2020 mới đây về tình hình nguồn cung thịt lợn và sản xuất, nhu cầu tiêu thụ lúa gạo, Bộ NN&PTNT nêu rõ, năm 2020 diện tích gieo trồng lúa là 7.364 nghìn ha với sản lượng dự kiến đạt 43,5 triệu tấn thóc.

Bộ NN&PTNT đã và đang phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo thực hiện các giải pháp, để hoàn thành kế hoạch sản xuất lúa năm 2020 như trên đảm bảo cho các nhu cầu cân đối lớn.

Cụ thể, nhu cầu tiêu thụ thóc trong nước là 30 triệu tấn thóc. Trong đó, tiêu thụ của người dân là 14,3 triệu tấn thóc; phục vụ chế biến là 7,5 triệu tấn thóc; phục vụ chăn nuôi là 3,4 triệu tấn thóc; dùng làm giống, giống dự phòng là 1,0 triệu tấn thóc; dự trữ trong nước là 3,8 triệu tấn thóc.

Với xuất khẩu, dự báo sản lượng gạo xuất khẩu năm 2020 từ 6,5 - 6,7 triệu tấn gạo (tương đương 13 - 13,5 triệu tấn thóc).

Theo thông tin dự báo cập nhật mới nhất trong tháng 8/2020 của Bộ Nông nghiệp Mỹ, sản lượng gạo của thế giới năm 2020 ước đạt 495,7 triệu tấn, giảm khoảng 0,2% so với năm 2019. Tiêu dùng gạo thế giới năm 2020 ước đạt 490,9 triệu tấn, tăng khoảng 1,4% so với năm 2019.

(责任编辑:Cúp C2)

相关内容
  • 50 năm quan hệ Việt Nam
  • Ngày 15/11: Giá tiêu và cao su đồng loạt tăng, cà phê quay đầu giảm
  • Ngày 3/1: Giá sắt thép tiếp tục tăng thêm 9 Nhân dân tệ/tấn trên Sàn Thượng Hải
  • Làng trong phố tập 1: Mến
  • Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa XII bế mạc
  • Doanh nghiệp RCEP được miễn nhiều thuế kể từ ngày 1/1/2022
  • Ngày 5/12: Giá gas tiếp đà tăng, dầu thô giảm phiên thứ 3 liên tiếp
  • Ngày 14/11: Giá lúa duy trì ổn định, giá gạo tăng
推荐内容
  • Dự báo tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2021
  • Ngày 16/12: Giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg tại một vài địa phương phía Nam
  • Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2022: 5 yếu tố hỗ trợ tăng trưởng
  • Nhan sắc nữ diễn viên 25 tuổi bị đưa tin là nhân tình của Lương Triều Vỹ
  • Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam: Dấu ấn 20 năm phát triển
  • Nhìn lại sự thiếu hụt nguồn cung: 1 năm chờ đợi và 1 năm lo lắng