【bongso】Giúp đồng bào Khmer giảm nghèo bền vững
Cà Mau có 7.801 hộ dân tộc Khmer, với 33.439 người. Trong những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền địa phương tập trung dồn sức cho công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc Khmer, từ đó đời sống bà con phát triển đáng kể.
Cà Mau có 7.801 hộ dân tộc Khmer, với 33.439 người. Trong những năm qua, các cấp uỷ, chính quyền địa phương tập trung dồn sức cho công tác giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc Khmer, từ đó đời sống bà con phát triển đáng kể.
Tỉnh uỷ, UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên từ tỉnh đến cơ sở và người dân hiểu đúng ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác xoá đói giảm nghèo; các cơ chế, chính sách trong chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững. Nhờ đó đã làm chuyển biến nhận thức trong hệ thống chính trị, nâng cao trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, tạo sự đồng thuận trong Nhân dân về công tác giảm nghèo bền vững nói chung, trong đó có giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer.
Tích cực giảm nghèo
Đối với đồng bào Khmer, tỉnh còn thực hiện các chính sách đặc thù theo chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình 134, 135... Hằng năm, tỉnh huy động và sử dụng hiệu quả gần 200 tỷ đồng từ các nguồn vốn xoá đói giảm nghèo giúp gần 30.000 hộ được vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển kinh tế, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập; tổ chức dạy nghề và cấp chứng chỉ cho 15.000 lao động, đưa khoảng 12.000 người đi lao động tại các khu công nghiệp ngoài tỉnh. Nhờ đó, tỷ lệ lao động không có việc làm trong tỉnh giảm từ 6,6% xuống còn 5,4%, nâng mức sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 70%.
Bà con dân tộc Khmer xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời trồng hoa màu tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Ảnh: CHÍ THANH |
Để giúp đồng bào nghèo cũng như đồng bào dân tộc Khmer nghèo không có đất ở, nhà ở, tỉnh Cà Mau đã thực hiện nhiều dự án tái định cư ở các huyện: Năm Căn, Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh, giúp hơn 3.000 hộ ổn định cuộc sống, tránh được tình trạng du canh, du cư, tạo cơ hội cho đồng bào thoát nghèo. Qua đó đã giảm hộ nghèo bình quân mỗi năm 2% (tương đương 6.000 hộ); riêng các xã đặc biệt khó khăn theo Chương trình 135 và các xã thuộc bãi ngang ven biển giảm bình quân 4%/năm.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giảm nghèo nói chung, trong đồng bào dân tộc Khmer nói riêng vẫn còn một số hạn chế. Cụ thể như việc thực hiện chính sách giảm nghèo còn thiếu tính bền vững; các chế độ, chính sách tạo bước chuyển như giải quyết việc làm, đào tạo nghề hay mô hình, giải pháp để vươn lên thoát nghèo chưa hiệu quả; một bộ phận người dân tộc nghèo có tư tưởng ỷ lại, thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo; điều kiện và khả năng tiếp cận khoa học - công nghệ còn hạn chế là rào cản lớn đối với đồng bào dân tộc trong việc vươn lên thoát nghèo. Đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo thiếu kinh nghiệm, năng lực, kỹ năng thực hiện các chương trình giảm nghèo nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác giảm nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer hiện nay.
Nhiều kinh nghiệm được đúc rút
Để tiếp tục giảm nghèo bền vững trong đồng bào dân tộc Khmer, cần xác định công tác giảm nghèo là một nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu dài, nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của cấp uỷ, chính quyền các cấp. Trên cơ sở đó nghiên cứu, rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo cho đồng bào dân tộc hiệu quả; cũng như xây dựng kế hoạch chiến lược mang tính dài hơi, toàn diện tác động vào đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về giảm nghèo trong các tầng lớp Nhân dân, tạo thành một cuộc vận động sâu rộng trong toàn xã hội, làm cho mỗi người dân hiểu rõ hơn ý nghĩa sâu sắc và to lớn của công tác giảm nghèo, nhất là khắc phục tư tưởng thụ động, trông chờ ỷ lại của một bộ phận Nhân dân để khích lệ, động viên ý chí nỗ lực vươn lên thoát nghèo.
Tập trung chăm lo giáo dục, nâng cao mặt bằng dân trí cho đồng bào các dân tộc thiểu số, bắt đầu từ giáo dục phổ thông đến việc thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng về ứng dụng khoa học - kỹ thuật để tạo bước chuyển cho đồng bào dân tộc. Khuyến khích chăn nuôi, trồng trọt để tạo việc làm tại chỗ, định hướng trong sản xuất; chỉ ra cho đồng bào dân tộc những mô hình hiệu quả, giải pháp cụ thể để vươn lên thoát nghèo.
Tăng cường nguồn lực cho công tác giảm nghèo, huy động tối đa các nguồn lực trong, ngoài nước, mọi tầng lớp xã hội, mọi thành phần kinh tế tạo ra sức mạnh tổng hợp của toàn dân, toàn xã hội cho công tác giảm nghèo.
Thống nhất cơ quan tham mưu chung về công tác giảm nghèo để tạo thuận lợi cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác này; thường xuyên mở các lớp đào tạo, tập huấn, nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo./.
Nguyễn Văn Khởi, Phó Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Cà Mau
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Cha mẹ xin cứu con gái 'từ cõi chết trở về'
- ·Hải quan sẵn sàng phối hợp với Hàng hải xử lý phế liệu tồn đọng
- ·Ngắm ảnh ăn hỏi đẹp lung linh của Hoa khôi bóng chuyền Việt Hương
- ·Phạm Lê Xuân Lộc giành 4 danh hiệu tại giải đua xe đạp về Điện Biên Phủ 2024
- ·Mẹ nghèo xin cứu con gái ung thư xương sắp chết
- ·Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa: Hoàn thành vượt dự toán 5 năm liền
- ·Kết quả bóng đá West Ham 2
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 18/5
- ·Đang bị điều tra có được mời luật sư tư vấn?
- ·Hải Phòng: Công ty Hùng Vương bị cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
- ·Con đa chấn thương, mẹ nghèo không có tiền đóng viện phí
- ·Xử lý thế nào khi hồ sơ hải quan vượt dung lượng cho phép?
- ·Đồng Phú liên hoan các câu lạc bộ, đội, nhóm văn nghệ
- ·Xử lý thế nào khi hồ sơ hải quan vượt dung lượng cho phép?
- ·Chồng ngoại tình, phụ nữ chỉ nên nghĩ cho mình
- ·7 địa điểm sống ảo đẹp thần thánh khi ghé thăm Kuala
- ·Tuyển Việt Nam và thách thức lớn nhất cho người thay ông Troussier
- ·Bãi bỏ 9 thủ tục hành chính thuế
- ·CS cơ động ngang nhiên thu giấy tờ xe mà không lập biên bản
- ·Những bài học hay từ Đảng bộ các cơ quan ngành Tài chính