【nhận định trận aston villa】Biển Tây không yên tĩnh
Huyện Phú Tân có bờ biển dài hơn 37 km, trong đó có vùng bãi bồi và một số khu vực ven biển Tây, là nơi trú ngụ, sinh sôi của nhiều loài thuỷ sản. Đây là khu vực cấm khai thác. Song, bất kể ngày cũng như đêm, lúc nào cũng có hàng trăm phương tiện khai thác thuỷ sản biển trong vùng cấm ven bờ. Họ dùng mọi cách, mọi phương tiện, dụng cụ khai thác và thu lượm tất cả các loài thuỷ sản để mưu sinh.
Huyện Phú Tân có bờ biển dài hơn 37 km, trong đó có vùng bãi bồi và một số khu vực ven biển Tây, là nơi trú ngụ, sinh sôi của nhiều loài thuỷ sản. Đây là khu vực cấm khai thác. Song, bất kể ngày cũng như đêm, lúc nào cũng có hàng trăm phương tiện khai thác thuỷ sản biển trong vùng cấm ven bờ. Họ dùng mọi cách, mọi phương tiện, dụng cụ khai thác và thu lượm tất cả các loài thuỷ sản để mưu sinh.
Nhiều gia đình thuộc nhiều thế hệ chuyên sống bằng nghề biển, do thiếu vốn để vươn khơi, không có điều kiện để chuyển đổi ngành nghề, họ hoạt động bất hợp pháp, khai thác trong vùng cấm, làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản ven bờ. Tuy trong khu vực cấm nhưng hoạt động khai thác vẫn diễn ra, với những dụng cụ đánh bắt mà khó có loài thuỷ sản nào thoát được như: lú, lưới ba màng...
Đánh bắt tự nhiên trong vùng cấm
Khoảng 10 giờ sáng đã có hàng trăm chiếc vỏ máy đánh bắt quanh quẩn khu vực từ Gò Công đến Sào Lưới, xã Nguyễn Việt Khái, huyện Phú Tân. Chủ yếu là giăng lưới ba màng để bắt mọi loại thuỷ sản có thể đánh bắt được như: cá, tôm, mực… Anh Hồ Văn Hậu, ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, thổ lộ: "Sáng giờ mấy ông "dự án"(chỉ cán bộ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản) ra rượt bắt, tôi phải chạy trốn, mới ra đánh nãy giờ chỉ được khoảng 3 kg cá".
Dùng lưới ba màng giăng bắt cá ven bờ gây thiệt hại nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. |
Mới 25 tuổi đời nhưng Ðặng Chí Hiểu, ấp Gò Công, xã Nguyễn Việt Khái, đã có hơn 13 năm làm nghề biển. Có sức lao động trẻ, nhưng không vốn, không đất đai, anh Hiểu phải đi bạn cho chủ phương tiện khác. Thực chất đây cũng chỉ là phương tiện thô sơ, giăng lưới ba màng cách bờ từ 1-3 cây số. Sản phẩm khai thác được cũng khá phong phú, song chỉ là những loại cá nhỏ, giá trị không cao, từ vài ngàn đồng đến ba bốn chục ngàn đồng/kg. Hiểu cho biết, đi làm thuê như thế này được chủ chia 15%, hôm nào trúng cũng được 150.000 đồng, nhưng phần lớn chỉ được vài chục ngàn đồng.
Với những chiếc lú đuôi chuột, lưới ba màng, câu kiều, đẩy te, thậm chí dùng xung điện của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn phương tiện hoạt động bất kể ngày đêm trên biển như thế thì khó có loài thuỷ sản nào thoát được.
Cần một ngành nghề ổn định
Việc đánh bắt trên phần lớn là các thanh niên trẻ tuổi tham gia. Nếu gặp lực lượng chức năng, những người trẻ thì xông xáo, lẹ làng trong việc trốn chạy. Phương tiện khai thác chủ yếu là phương tiện công suất nhỏ, thậm chí xuồng máy Honda, khi lực lượng chức năng kiểm tra thì họ bỏ của chạy lấy người. Khi vắng bóng lực lượng làm nhiệm vụ thì họ tiến hành giăng câu, bủa lưới tiếp.
Ðêm xuống, từ cửa biển Gò Công đến khu vực Mỹ Bình, thuộc vùng biển Tây của huyện Phú Tân cũng hết sức nhộn nhịp với những người đi giăng câu kiều, lưới ba màng... Họ hoạt động theo luồng cá và theo con nước, trong đó phổ biến là đặt lú và câu kiều (loại câu chỉ dùng nhiều lưỡi và hạ xuống đáy biển thì gần như những loại cá da trơn khó có thể thoát thân khi bơi ngang). Sáng đến, họ lại về và có những người khác thay phiên với loại hình đánh bắt khác.
Có lẽ ai cũng nhận thức đây là việc làm vi phạm pháp luật nhưng vẫn phải làm do cuộc sống. Anh Ðặng Chí Hiểu tâm sự: "Cũng muốn làm nghề khác lắm chớ nhưng biết làm gì khi không có vốn, không đất đai".
Thực tế những ngư dân đánh bắt thuỷ sản trong vùng cấm phần lớn là những người nghèo, họ không có nghề nào khác để làm. Bà con nơi đây luôn ở trong vòng luẩn quẩn là nghèo khó và khai thác trong vùng cấm, vi phạm chủ trương, pháp luật. Cả người dân và chính quyền địa phương đang cần một giải pháp khả thi./.
Bài và ảnh: Quốc Hiệp
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Em đã có chồng và muốn...cùng tôi
- ·Loạt chung cư rục rịch bung hàng, 'ngóng' nhà giá rẻ
- ·Sau Tết Nguyên đán, Bình Định đấu giá 48 lô đất, khởi điểm từ 399 triệu đồng
- ·Sẵn 5 tỷ đồng, nên đầu tư căn hộ chung cư hay mua đất nền ven Hà Nội?
- ·6 tháng đầu năm 2024, nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân các cấp tăng hơn 5,4 tỉ đồng
- ·Giá bất động sản sẽ tự giảm khi giải quyết dứt điểm bài toán này
- ·Chi phí thi công văn phòng ở Tokyo đắt nhất châu Á
- ·Tìm nhà thầu xây dựng dễ dàng qua nền tảng Xây Tổ Ấm
- ·Lợi nhuận nghìn tỉ, từ 1/10 vé số miền Nam tăng doanh số phát hành lên 130 tỉ đồng/kỳ
- ·Chung cư tăng phi mã vốn 700 triệu liều mua căn hộ Hà Nội hay đầu tư đất ở quê?
- ·Đồng bào đạo Tin lành chung sức xây dựng phường văn minh đô thị
- ·Vinhomes công bố chính sách mua nhà trả góp đảm bảo lãi suất cố định
- ·Dành dụm 100 triệu mỗi năm, 25 năm sau mới mua nổi nhà tại TP.HCM
- ·Khu đất 26ha sắp đấu giá khởi điểm 265 tỷ đồng ở Hà Nam
- ·Nhiều cách làm hay trong xây dựng, bảo vệ môi trường
- ·Loạt thương hiệu được giới trẻ yêu thích sắp ‘đổ bộ’ Mega Grand World
- ·Masterise Homes mang thương hiệu Lumière đến Hà Nội
- ·Doanh nghiệp làm nhà ở xã hội được dành 20% đất ở xây nhà thương mại
- ·Ông Nguyễn Phúc Đăng được bổ nhiệm Phó Giám đốc Agribank Chi nhánh tỉnh Long An
- ·Khách du lịch tăng, khách sạn vẫn ế phòng