【kq giải nhà nghề mỹ】Đất nào sốt ảo?
Đất nền được săn đón
“Em vừa nhấc một lô tại Sầm Sơn rồi anh”. Mở đầu câu chuyện cùng phóng viên,Đấtnàosốtảkq giải nhà nghề mỹ nhà đầu tưHoàng Việt (Hà Nội) cho hay khi được hỏi về việc theo sóng đất vùng ven.
Việt kể, dù thị trường Sầm Sơn nói riêng, Thanh Hóa nói chung, đã được nhiều nhà đầu tư quan tâm từ trước Tết Nguyên đán, nhưng vì nhiều lý do, sau Tết anh mới quyết định xuống tiền. Mảnh đất Việt mua nằm cạnh dự áncủa Sun Group (dự án Quảng trường biển và tổ hợp đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí cao cấp biển Sầm Sơn).
Nhà đầu tư này cho biết, lô đất anh mua có diện tích 100 m2, mua từ đầu tháng 3/2021 với giá 12 triệu đồng/m2 và hiện đã lên 15 triệu đồng/m2, gọi theo ngôn ngữ đầu tư là “chạy 3 giá”.
“Mức tăng này là bình thường, chủ yếu đến từ hiệu ứng hạ tầng giao thông và việc đẩy mạnh triển khai dự án của các chủ đầu tư lớn, chứ không bởi lời đồn hay chiêu trò của các nhà tạo sóng”, Việt nhận định và cho biết rằng, đó chính là lý do mà dù nhiều nhà đầu tư đã thoát hàng khi giá lên thì anh vẫn chưa có ý định bán với lý do, giá đất ở Sầm Sơn khá thật, hạ tầng đang được cải thiện. Dự kiến, dịp 30/4 tới, Sầm Sơn sẽ thông thêm một tuyến đường bộ ven biển, nhiều dự án hạ tầng giao thông cũng đang được triển khai. Và điều anh kỳ vọng là giá sẽ lên cao nữa khi dự án của Sun Group đi vào hoàn thiện, đó mới là thời điểm tốt nhất để bán ra.
Phong cách đầu tư dài hạn như anh Việt khá phổ biến hiện nay, nhưng những nhà đầu tư dạng này thường kín tiếng, câu chuyện “cũng bình bình”, không giật gân theo kiểu đất tăng bằng lần, giao dịch sang tay tuần vài ba lượt để thu hút sự chú ý của báo chí như thời gian qua.
“Dù rằng, chẳng ai xác định được những khu vực có giá tăng điên rồ ấy thanh khoản ra sao, giao dịch thế nào, bởi đa số chỉ là thông tin truyền miệng”, Việt nhận xét.
Các phân khúc chính của thị trường vẫn diễn biến bình thường. Ảnh: Thành Nguyễn |
Việc đầu tư theo kiểu ăn chắc mặc bền còn đến từ ngay các chủ đầu tư, sàn môi giới. Trò chuyện với phóng viên, chủ tịch một công ty môi giới thuộc Top 3 hiện nay cho biết rằng, doanh nghiệpcủa ông đang phân phối một dự án đất nền ở Chí Linh, Hải Dương.
“Hôm trước rủ mấy bạn nhà báo quen về thăm dự án, thấy khách đặt mua tơi tới, các bạn ấy thú vị quá muốn viết bài nhưng tôi cản lại vì không muốn dự án tăng giá quá nhanh, cái gì quá cũng không tốt”, vị chủ tịch này nói và lý giải rằng, nếu các lô đất tăng giá quá nhanh vì hiệu ứng thông tin sẽ khiến kho hàng giai đoạn 1 sớm cạn, trong khi giai đoạn 2 chưa kịp mở bán.
“Khi đó, các tay cò sẽ được dịp thỏa sức làm giá đất dân cư, thậm chí cả đất nông nghiệp ven dự án và cuối cùng chính chúng tôi sẽ chết ngộp vì sự tăng giá không kiểm soát được”, ông cho biết.
Theo quan sát của ông Phạm Đức Huy, Giám đốc Kinh doanh BID Group, phân khúc đất nền các tỉnh phần lớn được các nhà đầu tư từ Hà Nội mua, thậm chí có dự án ông Huy ghi nhận được trong khoảng 300 khách hàng có chưa đến 20 nhà đầu tư là người địa phương.
“Nhiều nhà đầu tư cứ thấy đất rẻ là ‘phi’ vào, nhất là các lô, thửa có giá trị khoảng trên dưới 1 tỷ đồng. Sau khi mua, chỉ cần tăng giá chút ít là bán ngay để chốt lời”, ông Huy nhận định.
Tuy nhiên, từ góc nhìn của một chủ đầu tư, ông Huy cho rằng, sớm muộn thì đất nền sẽ trở lại nguyên giá trị và cơn sốt này sẽ không kéo dài. Riêng đất nền gắn với định hướng phát triển bền vững, thể hiện qua việc có quy hoạch rõ ràng, đất nền của các dự án thì sẽ vẫn phát triển đều đều, vẫn tăng giá dù không “bốc” như đất nền trong dân hay đất nông - lâm nghiệp như cơn sốt vừa qua.
Cũng từng đưa ra quan điểm kiểm soát tình trạng sốt đất tại các địa phương, ông Đào Trung Chính, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho rằng, cần thực hiện đồng thời việc tăng cường quản lý chặt chẽ các dự án bất động sản, nhất là bất động sản hình thành trong tương lai; công bố công khai thông tin về quy hoạch, kế hoạch để người dân tiếp cận thông tin chính thống; thực hiện nghiêm các quy định về đăng ký chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất; xử lý nghiêm đối với hành vi không đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất chậm so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư.
“Cắt sốt” đừng quá liều
Thực tế, các cơn sốt đất tại nhiều địa phương đã có dấu hiệu giảm nhiệt trong những ngày gần đây. Tuy nhiên, quan sát diễn biến thị trường, ông Đào Văn Duy, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Hạ tầng và bất động sản Việt Nam (VIID) lại cho rằng, ít nhiều các cơn sốt này cũng gây ra thiệt hại cho các chủ đầu tư khi triển khai dự án, bởi rõ ràng, khi giá đất bị thổi lên cao, chi phí đầu vào cho việc phát triển dự án cũng bị đội lên. Ngoài ra, nếu đến sau, các doanh nghiệp sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tiếp cận tài nguyên đất đai. Do đó, cần có sự điều tiết từ phía chính quyền và cơ quan quản lý.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Giá heo hơi hôm nay 18/7/2023: Miền Bắc cao hơn các vùng khác 4.000 đồng
- ·TP.HCM nghiên cứu 4 phương án đầu tư mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
- ·Vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu: Siết tư vấn để tăng tính minh bạch
- ·Huyện Vĩnh Châu (Sóc Trăng): Tận dụng cơ hội khai thác hiệu quả tiềm năng
- ·Vàng trong nước đứng giá, vàng thế giới tiếp tục giảm
- ·Hòa Lạc sẵn sàng đón dòng đầu tư mới
- ·Bộ Giao thông ủng hộ Hà Nội xây cầu Mễ Sở bằng hình thức BOT
- ·Hết thời đổ tỷ đô vào điện mặt trời chỉ để làm cảnh
- ·Trong thống kê, không có số liệu đẹp, xấu, chỉ có con số chính xác, chân thực
- ·Xem xét giảm giá dịch vụ tại trạm Bàn Thạch Dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả
- ·'Đất lành' cho nhà đầu tư
- ·Khi nhà thầu… kiện lấy được
- ·Hấp lực từ các dự án công nghiệp
- ·Mất nhiều tài sản giá trị để trong cốp xe
- ·Nhiều quy định mới về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- ·Tập đoàn CPG (Singapore) muốn đầu tư bệnh viện cao cấp tại Bình Định
- ·Thanh Hóa đôn đốc tiến độ triển khai 82 dự án lớn trên địa bàn
- ·Thành lập Khu kinh tế Thái Bình với diện tích 30.583 ha
- ·Đảm bảo chuỗi cung ứng gỗ hợp pháp và bền vững
- ·TP.Thuận An: Tổng kết thực hiện Chỉ thị 18 về tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông