【kq la galaxy】Ngành Sữa Việt Nam không đi ngược xu hướng thế giới
“Hiệp hội Sữa không đồng tình về việc Ngành Sữa Việt Nam đi ngược xu hướng thế giới”,ànhSữaViệtNamkhôngđingượcxuhướngthếgiớkq la galaxy ông Phổ nói.
Theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, không chỉ ở Việt Nam mà các nước trong khu vực Đông Nam Á không có truyền thống chăn nuôi bò sữa. Truyền thống của đất nước chúng ta và khu vực là trồng lúa nước. Tuy nhiên, chúng ta đã từng bước đưa ngành chăn nuôi bò sữa phát triển bằng việc tìm tòi, ứng dụng công nghệ cao...
Ngành Sữa Việt Nam đang phát triển thuận chiều xu hướng thế giới. Ảnh: N. N
“Tôi khẳng định, ngành sữa Việt Nam đang đi đúng hướng, phát triển đúng hướng với tiềm năng của mình. Nếu nói ngành sữa Việt Nam đi ngược với xu hướng thế giới là chúng ta tự “giết chết” chính mình”, ông Phổ cho biết.
Trên thực tế, hiện nay, ngành sữa trong nước đang hòa nhập với ngành sữa thế giới. Hàng năm chúng ta xuất khẩu trung bình 200 triệu USD. Công nghệ sản xuất và chế biến sữa của một số nhà máy sữa tại Việt Nam là công nghệ tầm cỡ hàng đầu thế giới hiện nay. Chúng ta đang có quá trình đầu tư một cách bài bản cho ngành sữa. Vì ngành sữa Việt Nam ra đời sau ngành sữa của thế giới đã có lịch sử cả trăm năm, vì vậy để theo kịp họ thì ngành sữa Việt Nam đang theo chiến lược đi tắt đón đầu. Nếu chúng ta không đầu tư phát triển ngành sữa, không đầu tư vào khâu bảo quản chế biến sữa thì làm sao có thể sử dụng được nguồn sữa từ các trang trại, các vùng nguyên liệu vì sữa mới vắt ra mà không làm lạnh và chở đi chế biến trong vòng 3 tiếng đồng hồ thì sẽ ngay lập tức bị hỏng và không sử dụng được nữa.
Sắp tới, sau khi Việt Nam ký thoả thuận thương mại Ðối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), với việc nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẽ tham gia đầu tư vào ngành sữa do tiềm năng từ thị trường Việt Nam là rất lớn, tôi đánh giá rằng, ngành sữa Việt Nam sẽ còn phát triển hơn nữa.
Tỷ lệ phần trăm sữa pha lại (hay còn gọi là hoàn nguyên) được đưa ra trong hội thào vừa rồi chưa được có cơ quan nào đo lường, xác thực.
Đã từng làm việc trong ngành sữa mấy chục năm nay, khi hay thông tin Ngành Sữa Việt Nam đi ngược xu hướng thế giới, ông Phổ đã quá bàng hoàng và nổi giận.
“Tôi đã hỏi một số cơ quan nhà nước liên quan về việc cung cấp số liệu, tuy nhiên họ đều nói rằng không cung cấp những con số khập khiễng cho đánh giá này”, ông Phổ cho biết.
Tại Việt Nam, việc sản xuất sữa của các doanh nghiệp nội vẫn dựa vào 2 nguồn là sữa sản xuất trong nước (có xu hướng tăng do kỹ thuật chăn nuôi và chất lượng nguồn sữa được nâng cao dẫn đến việc tăng sản lượng sữa sản xuất được) và sữa nhập khẩu. Tuy nhiên, trong số sữa nhập khẩu đó thì một phần là sữa bột thành phẩm và phần còn lại là bột sữa nguyên liệu. Mà những ai trong nghề thì đều biết, nguồn nhập khẩu bột sữa nguyên liệu không chỉ để sản xuất sữa mà còn phục vụ các ngành chế biến khác như bánh kẹo, thực phẩm chức năng, thực phẩm dinh dưỡng chế biến từ sữa…
Hiện nay, theo số liệu thống kê chăn nuôi bò sữa năm 2012, tổng đàn bò trong cả nước có 5.194.178 con bò (trong đó, lượng bò sữa là 166.989 con và chỉ có 98.372 con bò sữa cái đang cho sữa) và lượng bò sữa ở Việt Nam chủ yếu đang được chăn nuôi tại các nông hộ (khoảng 120.000 con).
Trong Hiệp hội sữa (10 doanh nghiệp) là có dây chuyền sản xuất, chế biến, tự cung một phần nguyên liệu như Vinamilk, Nutifood, Công ty FrieslandCampina VN, Mộc Châu... Trong đó, Vinamilk đã nhiều năm nay đầu tư trang trại chăn nuôi bò sữa quy mô công nghiệp hiện đại, áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa song họ vẫn phối hợp với các nông hộ để thu mua sữa nguyên liệu đạt chuẩn.
Vinamilk hiện liên kết với hơn 5.000 hộ dân chăn nuôi bò sữa, với tổng số 65.000 con bò, thu mua sản lượng 460 tấn sữa nguyên liệu/ngày và 90 tấn sữa tươi nguyên liệu/ngày từ 5 trang trại của Vinamilk. Tổng đầu tư cho 5 trang trại này hơn 840 tỷ đồng (tương đương hơn 40 triệu USD). Hiện Vinamilk thu mua hơn 60% lượng sữa tươi nguyên liệu của nông dân trên cả nước.
Một doanh nghiệp khác cũng đang làm tốt việc thu mua sữa nguyên liệu tươi trong nông dân là Công ty FrieslandCampina Việt Nam (nhãn sữa Cô gái Hà Lan). Năm 2012, công ty này đã thu mua gần 70.000 tấn sữa tươi, tăng gần 10.000 tấn (13%) so với năm 2011, từ hệ thống hơn 3.100 trạng trại, nông hộ tại Việt Nam, do công ty chọn lọc, kiểm định, ký hợp đồng thu mua, huấn luyện, và kiểm tra giám sát, với đàn bò gần 30.000 con.
Năng suất và đặc biệt là chất lượng sữa do các hộ nông dân cung cấp đã được nâng cao một cách rõ rệt. Chất lượng và vệ sinh nguồn sữa tươi của nông dân trong chuỗi cung ứng của FrieslandCampina tại Việt Nam hiện đã vươn lên hàng đầu khu vực Đông Nam Á, góp phần tạo ra những sản phẩm chất lượng cao cho người tiêu dùng.
FrieslandCampina Việt Nam đã đầu tư trên 15 triệu USD cho chương trình Phát triển ngành sữa, với đội ngũ kỹ sư, bác sĩ thú y, cán bộ kỹ thuật chuyên nghiệp và kiến thức kinh nghiệm được chuyển giao từ hơn 135 năm trong ngành chăn nuôi bò sữa tại Hà Lan.
Hiện có hơn 3.100 hộ nông dân nuôi bò với hàng chục ngàn lao động đang tham gia chương trình. Đàn bò đang cung cấp sữa cho Friesland Campina Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua và hiện đang có trên 30 ngàn con. Năng suất sữa bình quân của các hộ đã tăng liên tục, từ 11,4 kg/bò vắt sữa/ngày trong năm 2005 đã lên đến 13,2kg/bò vắt sữa/ngày trong năm 2011.
Trả lời câu hỏi về việc, doanh nghiệp sữa nội liên kết nhà nông phát triển bền vững vùng nguyên liệu cho ngành sữa, tuy nhiên, đã có những quan ngại được đưa ra cho thấy có 20-50% số sữa mà các nhà máy thu mua từ hộ nông dân không đạt một trong các tiêu chuẩn chất lượng do việc chăn nuôi bò sữa bằng các sản phẩm phụ trong nông nghiệp khiến chất lượng sữa cũng không đảm bảo, ông Phổ cho rằng, về vấn đề này tôi đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục chăn nuôi, Hội nông dân phải có ý kiến vì liên quan trực tiếp đến quyền lợi và cuốc sống của bao nhiêu ngàn hộ nông dân đang chăn nuôi bò sữa. Đây cũng là lần thứ 2 trong vòng 2 năm bà chủ TH muốn nâng giá trị của sữa nông trại bằng hình thức cạnh tranh không lành mạnh, đánh giá thấp sữa do người nông dân Việt Nam sản xuất ra.
Nhiều trang trại bò sữa ở Việt Nam đạt tiêu chuẩn của các tổ chức chứng nhận hàng đầu thế giới. Ảnh: N. N
Tại sao lại nói việc thu mua sữa của các nhà máy từ bà con không đảm bảo? cơ sở nào nói không đảm bảo khi mà việc quản lý quy trình thu mua của các nhà máy được khép kín? Trước khi sữa nguyên liệu được đóng gói về nhà máy, sữa nguyên liệu đều phải qua các kiểm nghiệm khắt khe theo tiêu chuẩn nhà máy và đều phải đạt chuẩn mới trả tiền.
Cụ thể hơn, trong 11 tháng đầu năm 2013, Vinamilk đã thu mua hơn 150.000 tấn sữa tươi nguyên liệu từ các hộ nông dân tại các vùng miền trên cả nước, với tổng giá trị thu mua gần 1.621 tỷ đồng và việc thu mua sữa tươi nguyên liệu được Vinamilk tiến hành theo quy trình chuẩn, nhằm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm ngay từ khâu đầu vào, với các tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn Codex (tiêu chuẩn quốc tế trong thương mại thực phẩm).
Trong khi đó tại Việt Nam hiện nay chỉ có 2 trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk là trang trại đầu tiên của Việt Nam đạt chứng nhận ISO 9001:2008. Tổ chức Bureau Veritas (Pháp) vừa cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2008 cho hai Trang trại chăn nuôi bò sữa của Vinamilk tại tỉnh Tuyên Quang và Nghệ An. Việc đạt được giấy chứng nhận ISO 9001:2008 đã đưa các Trang trại của Vinamilk trở thành một trong những đơn vị tiên phong trong ngành chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam áp dụng thành công Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008)
Còn Công ty FrieslandCampina Việt Nam đã áp dụng mô hình “Thực hành chăn nuôi bò sữa tốt” theo khuyến cáo của FAO (Good Dairy Farming Practices – GDFP), cùng Hệ thống kiểm soát và đảm bảo chất lượng sữa tươi được thiết lập dựa trên nền tảng ISO 22000, với những công cụ kiểm soát chặt chẽ, xuyên suốt trong chuỗi thu mua sữa (từ trang trại đến nhà máy) đã giúp nông dân ngày càng nâng cao khả năng tự kiểm soát và sản xuất ra sữa tươi an toàn, chất lượng cao.
Với tư cách là đại diện hợp pháp cho các doanh nghiệp sữa ở Việt Nam, Hiệp hội sữa khẳng định rằng: Người dân chăn nuôi bò sữa là một thành viên của Hiệp hội, chúng tôi ủng hộ định hướng của Nhà nước trong việc phát triển "Nông dân - Nông nghiệp - Nông thôn".
Cũng theo Hiệp hội Sữa Việt Nam, từ những bằng chứng nói trên cho thấy, không thể nói Ngành Sữa Việt Nam đi ngược xu hướng thế giới.
“Chúng tôi kịch lịệt phản đối kiểu cạnh tranh không lành mạnh, đối chọi nhau, nói xấu đối thủ , gây hiểu lầm cho người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín và sự phát triển của cả một ngành. Tôi đề nghị Cục quản lý cạnh tranh vào cuộc xem xét các hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh trên diễn đàn hội thảo vừa qua”, ông Phổ nói thêm.
Hồng Anh
(责任编辑:La liga)
- ·Sạc nhanh pin điện thoại bằng một vài thủ thuật
- ·Ngày mùng 1 Tết, nắng Xuân ngập tràn trên mọi miền cả nước
- ·Không phải cứ tiến sĩ, thạc sĩ là làm việc tốt
- ·5 cách đơn giản để nói không với ung thư ruột
- ·Chùm ảnh Lễ kỷ niệm 30 năm thành lập A0/NSMO
- ·Con nuôi, con đẻ
- ·Những thói quen “thuần Việt”
- ·Nguyên tắc tham gia bảo hiểm và phạm vi bồi thường thiệt hại
- ·Chứng khoán Mỹ, Trung Quốc có phiên mở đầu năm mới tồi tệ
- ·Như thế là vi hiến
- ·Chính sách tiền tệ vượt thách thức, đón chu kỳ tăng trưởng cao
- ·Đồng Phú tăng cường bảo vệ môi trường
- ·Xưởng in tiền đầu tiên của Việt Nam
- ·Sử dụng người lao động nước ngoài của nhà thầu
- ·Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- ·Công khai đối tượng được tạm hoãn, miễn gọi nhập ngũ
- ·Ngăn chặn thực phẩm bẩn tung hoành
- ·Con hư tại...
- ·Tỷ giá hôm nay (3/1): Đồng USD thế giới tăng vọt, “chợ đen” đứng yên
- ·Bỗng nhiên đau nhói ở ngực, bạn có thể bị bệnh gì?