【lịch thi đấu cúp c3】Đại biểu Quốc hội nhất trí với luật KHCN sửa đổi
Thảo luận tại Quốc hội ngày 25/5,ĐạibiểuQuốchộinhấttrívớiluậtKHCNsửađổlịch thi đấu cúp c3 các đại biểu Quốc hội đã góp ý để luật KHCN sát với cuộc sống hơn.
Tăng đãi ngộ với nhà khoa học tài năng
Phát biểu mở đầu, đại biểu Nguyễn Xuân Thủy (Phú Thọ) cho biết, Điều 23 sử dụng nhân lực, trọng dụng nhân tài khoa học và công nghệ tại Điểm c, Khoản 1 quy định: Được trang bị các phương tiện và tạo điều kiện làm việc thuận lợi bằng hoặc cao hơn mức quy định cho cán bộ, công chức nhà nước và phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao.
Nhiều đại biểu quốc hội đồng thuận việc tăng ưu đãi đối với nhà khoa học |
Quy định như vậy vẫn chưa tương xứng với vị trí và vai trò của khoa học công nghệ, là quốc sách hàng đầu. Chưa thể hiện được chính sách ưu tiên phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực khoa học và công nghệ, chưa thu hút được nguồn nhân lực có chất lượng cao, trình độ chuyên môn giỏi tham gia vào hoạt động khoa học công nghệ.
Đề nghị sửa lại Điểm c, Khoản 1 như sau: Được trang bị các phương tiện và tạo điều kiện làm việc thuận lợi cao hơn mức quy định cho cán bộ, công chức nhà nước và phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao.
Còn đại biểu Trần Văn Minh, đoàn Quảng Ninh lại góp ý, cần quan tâm về điều kiện sống như về nhà ở cho các nhà khoa học công nghệ đầu ngành. Điều này cũng là tương xứng với các ưu đãi cho các cá nhân hoạt động khoa học công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài được quy định ở Điều 24 với lý do đó đề nghị bổ sung, sửa đổi Điểm d, Khoản 2 là được hưởng ưu đãi về nhà ở và được hưởng mức phụ cấp ưu đãi đặc biệt của Thủ tướng, của Chính phủ, tôi đề nghị Quốc hội xem xét và ủng hộ đề nghị này.
Về đầu tư tài chính phục vụ phát triển khoa học công nghệ, Điều 53 quy định kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ được cấp thông qua quỹ phát triển khoa học công nghệ của Nhà nước hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi của cơ quan chủ trì nhiệm vụ khoa học công nghệ tại kho bạc nhà nước, được cấp kịp thời phù hợp với tiến độ và quyết toán khi kết thúc hợp đồng không phụ thuộc vào năm tài chính, đây là một quy định có sự tiến bộ vượt bậc, tháo gỡ được điểm nghẽn về quản lý tài chính về khoa học công nghệ bấy lâu nay.
Tuy nhiên, Khoản 3 quy định việc sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ được thực hiện theo lệnh chi của cơ quan chủ trì nhiệm vụ khoa học công nghệ chỉ khả thi với nguồn kinh phí được chuyển vào tài khoản tiền gửi của cơ quan chủ trì, không phù hợp đối với nguồn kinh phí được cấp thông qua quỹ phát triển khoa học công nghệ của Nhà nước. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu hoàn chỉnh thêm về quy định này cho phù hợp và đúng với các quy định pháp luật hiện hành.
Tháo gỡ cơ chế tài chính
Đại biểu Huỳnh Minh Hoàng, đoàn Bạc Liêu nhận định, về phân công trách nhiệm trong quản lý ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ Điều 51. Tài chính khoa học công nghệ là yếu tố có tác dụng chi phối tất cả các dạng nguồn lực khoa học công nghệ khác. Nên rất cần được quan tâm xây dựng, phát triển và sử dụng một cách có hiệu quả theo quy định hiện hành, Nhà nước dành 2% tổng chi ngân sách hàng năm cho khoa học công nghệ, bao gồm: kinh phí đầu tư phát triển khoa học công nghệ và sự nghiệp khoa học công nghệ, các Bộ, ngành, địa phương lập kế hoạch dự toán kinh phí gửi về Bộ Kế hoạch, Bộ Tài chính để tổng hợp và đề xuất của Bộ Khoa học công nghệ là cơ quan chịu trách nhiệm trước Chính phủ và trước Quốc hội về việc sử dụng hiệu quả khoản ngân sách này.
Trong đó phần kinh phí đầu tư phát triển khoa học công nghệ chiếm từ 42 - 46% cho đầu tư phát triển. Bộ Khoa học công nghệ chưa được tham gia vào quá trình phân vốn thẩm định nội dung, không thể kiểm tra giám sát có hiệu quả về đầu tư phát triển khoa học công nghệ. Kết quả tìm hiều cho thấy kinh phí khoa học công nghệ ít mà lại sử dụng đúng mục đích cho hoạt động khoa học công nghệ không nhiều. Điển hình vừa qua có những sử dụng chi vào các lĩnh vực không phải là khoa học công nghệ như làm đường giao thông, xây dựng bệnh viện, xử lý chất thải rắn, bãi rác, mạng lưới quan trắc môi trường.
Việc kế hoạch và dự toán sử dụng kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ thực hiện theo một quy trình thủ tục hoàn toàn không phù hợp với đặc thù của khoa học và công nghệ. Các quy định về tài chính cứng nhắc, đông cứng nên khi cần điều chỉnh nội dung và mức chi thì không có căn cứ pháp lý để thực hiện. Chính vì vậy Luật Khoa học và công nghệ (sửa đổi) lần này đề xuất một vấn đề quan trọng đó là phân công trách nhiệm các bộ, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính trong quản lý ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ. Cần có cơ chế phân bổ ngân sách nhà nước theo nhiệm vụ chi cho hoạt động khoa học công nghệ tại từng ngành, từng địa phương để nhằm tạo điều kiện và cởi trói cho khoa học công nghệ phát triển.
Ông Đinh Xuân Thảo. |
Còn Viện trưởng viện nghiên nghiên cứu lập pháp, TS Đinh Xuân Thảo lại
Đại biểu Phạm Xuân Thăng, đoàn Hải Dương đề nghị cần bổ sung thêm một Khoản 1 Điều 23 người được bổ nhiệm vào các chức danh khoa học công nghệ được hưởng từ các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển công nghệ mang lại hiệu quả kinh tế cao để tạo động lực cho các cá nhân hoạt động khoa học công nghệ.
Bên cạnh đó cũng cần có cơ chế khen thưởng cho các tập thể, cá nhân, không phải giữ chức danh khoa học công nghệ, đó là những người dân say mê sáng tạo, có những sáng tạo, sáng chế cải tiến kỹ thuật mang lại những kết quả rất hữu ích mà có khi nhiều cơ quan nghiên cứu khoa học công lập chưa làm được. Cùng với đó việc có chính sách ưu đãi đối với các nguồn nhân lực và nhân tài khoa học công nghệ trong các tổ chức khoa học công nghệ cũng cần bổ sung chính sách ưu đãi thu hút các sinh viên giỏi vào các ngành nghiên cứu khoa học cơ bản.
Bồi dưỡng nhân tài
Hiện nay chất lượng đầu vào của các ngành khoa học cơ bản ngày càng thấp, các em học sinh giỏi hiện nay đa số lựa chọn các ngành kinh tế, tài chính ngân hàng thay vì khoa học cơ bản như trước đây.
Tại Điều 22 về đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài về khoa học công nghệ, tôi đề nghị cần phân biệt rõ điều này áp dụng cho nguồn nhân lực làm việc trong các tổ chức khoa học công nghệ hay là nguồn nhân lực khoa học công nghệ nói chung.
Hiện nay chúng ta đang xác định nguồn nhân lực khoa học công nghệ bao gồm những người có trình độ từ cao đẳng trở lên, cả nước có tới hơn 4,2 triệu người.
Tại khoản này tôi đề nghị sửa nguồn nhân lực khoa học công nghệ trên cả nước thành nguồn nhân lực khoa học công nghệ trong các tổ chức khoa học công nghệ trên cả nước. Như vậy sẽ phù hợp và có tính khả thi cao hơn.
Từng công tác tại viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, đại biểu Bùi Thị An, đoàn Hà Nội đề nghị: “Bộ Khoa học và công nghệ với tư cách là tham mưu ngành của khoa học cho Chính phủ thì đề nghị chọn đúng ưu tiên thế nào mà nên cụ thể.
Ví dụ một số công nghệ cao tôi nghĩ rằng có thể ghi ra, chọn cho đúng bởi vì tôi nghĩ cũng không phải trong một lĩnh vực. Tôi lấy ví dụ có những loại hình khi sản xuất cần công nghệ cao nhưng có cái không cần, tôi đề nghị đưa phần công nghệ thông tin phần mềm vào. Vì sao như thế tôi sẽ giải thích sau.
Trong trường hợp này tôi đề nghị miễn thuế cho cả cá nhân, thuế thu nhập cá nhân cũng như thuế doanh nghiệp. Trong lĩnh vực công nghệ cao thì chúng ta mới đột phá được. Tôi đặc biệt nhấn mạnh việc phát triển công nghệ thông tin. Tôi nghĩ hiện nay công nghệ thông tin ở Việt Nam chúng ta đã tạo điều kiện cho xã hội phẳng, toàn cầu.
Đặc biệt là công nghệ thông tin của chúng ta đã vượt biên giới, của nước nào cũng thế, do chuyện vượt địa lý và do đặc thù của ngành và nhờ sự phát triển của internet đương nhiên cũng phải quản lý cho chặt chẽ. Đây là cơ hội rất hiếm có của các nước như chúng ta, nước thứ ba để có thể đột phá và có thể lấy lại được nhiều tiền. Trong khi không cần phải đầu tư nhiều lắm…Tôi cho rằng trong trường hợp này có khi ta xuất khẩu trong vài năm tới có khi biết đâu được 10 tỷ đô la”.
Kiều Minh
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Sử dụng ô tô vào thời tiết nắng nóng cần ‘nằm lòng’ ngay 6 điều này để tăng tuổi thọ xe
- ·Cho phép Vietnam Airlines chào bán cổ phiếu để tăng vốn lên 22.000 tỷ đồng
- ·Bộ Xây dựng: Nhiều dự án bất động sản tại Phú Thọ có sai phạm
- ·Bảo Việt dành hơn 745 tỷ đồng chi trả cổ tức
- ·Hộp đựng đồ ăn 'tốt cho môi trường' nhưng lại hại sức khỏe
- ·Soi kèo phạt góc Hacken vs Brommapojkarna, 22h30 ngày 15/7
- ·Giá vàng hôm nay 28/11: USD suy yếu, vàng tiếp tục hồi phục nhẹ
- ·Vietjet chào mừng chuyến bay đầu tiên giữa Kuala Lumpur và Hà Nội
- ·Kết quả xổ số miền Trung hôm nay 09/12/2024
- ·Cựu Thứ trưởng Tài chính Nhật Bản được bầu làm Chủ tịch ADB
- ·Tài xế cần biết nhược điểm này của xe Toyota Altis 2018 trước khi 'xuống tiền'
- ·Giải ngân đầu tư công thấp, TP.HCM lại thúc 'chạy nước rút'
- ·Công bố Top 100 doanh nghiệp phát triển bền vững tại Việt Nam năm 2024
- ·Quốc hội đồng ý khởi động lại dự án BT đổi đất lấy hạ tầng
- ·Một số đồ chơi trẻ em bằng nhựa ở Thái Lan chứa lượng lớn hóa chất gây vô sinh, ung thư
- ·Sàn thương mại điện tử nước ngoài phải nộp thuế thay hộ kinh doanh tại Việt Nam
- ·Giá cà phê hôm nay 28/11: Tăng mạnh, lên mức cao nhất từ trước đến nay
- ·Thái Bình: GRDP tăng 7,32%, thu hút đầu tư vượt 38.000 tỷ đồng
- ·Tạm giữ lượng lớn dầu hào Trung Quốc nhập lậu về Việt Nam tiêu thụ
- ·Soi kèo phạt góc Jeju United FC vs Gwangju FC, 17h30 ngày 11/7