【ket quả anh】Giải pháp phát triển dự án nước sạch khi nguồn vốn ODA bị cắt giảm
Trên thực tế,ảipháppháttriểndựánnướcsạchkhinguồnvốnODAbịcắtgiảket quả anh các nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức - ODA đã có những đóng góp quan trọng vào việc phát triển kinh tếgắn liền với xóa đói giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội, trong đó có vấn đề nước sạch. Nhưng việc cắt giảm ODA dẫn đến thiếu vốn đang tạo ra nhiều khó khăn, trong khi các địa phương vẫn còn nhu cầu lớn về xây dựng hạ tầng thiết yếu, đặc biệt là nước sạch. Vì thế giải pháp đưa ra là phải kêu gọi tư nhân cùng đầu tư, xã hội hóa ngành nước. Đặc biệt, đã đến lúc cần phải có những cơ chế tốt hơn nữa tạo điều kiện cho doanh nghiệptư nhân vay vốn khi họ tham gia vào các chương trình liên quan đến vấn đề này…
Việc huy động thêm nguồn vốn và sự đóng góp của cộng đồng xã hội, các doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư các dự ánnước sạch trong thời gian tới là vô cùng cấp thiết. |
Cắt giảm ODA – khó khăn trong đầu tư công về hạ tầng và nước sạch
Nhiều năm nay, chúng ta đã nỗ lực rất nhiều để cải thiện tình trạng khan hiếm và ô nhiễm nước sinh hoạt thông qua việc đầu tư các công trình nước sạch. Nhưng theo thống kê của Ủy ban quốc gia về nước sạch và vệ sinh an toàn môi trường nông thôn, cả nước hiện có khoảng 16.000 công trình nước sạch tầm trung, trong đó 25% số công trình này hoạt động kém hiệu quả và không hoạt động, tập trung chủ yếu ở 20 tỉnh thành thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên.
Như vậy, mặc dù đã có nhiều cố gắng thực hiện Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường, nhưng số hộ ở nông thôn được sử dụng nước sạch đạt chất lượng vẫn còn thấp, vấn đề vệ sinh môi trường vẫn còn rất nhiều nan giải.
Theo đánh giá, trong những năm qua, nhiều dự án nước sạch do Nhà nước đầu tư chưa đạt hiệu quả mong muốn. Tại khu vực nông thôn, người dân vẫn chưa được hưởng lợi ích chính đáng từ các công trình này mang lại. Đặc biệt, vấn đề cắt giảm vốn ODA cũng đang là vấn đề đặt ra những khó khăn, thách thức không nhỏ cho các chương trình dự án về an sinh xã hội, trong đó có vấn đề nước sạch.
Giải bài toán này, trong thời gian tới cùng với nâng cao hiệu quả sử dụng, công suất của các trạm cấp nước cũ, việc huy động thêm nguồn vốn và sự đóng góp của cộng đồng xã hội, các doanh nghiệp tư nhân tham gia là vô cùng cấp thiết.
Hiện nay, nhiều địa phương trong cả nước đang có nhiều chính sách khuyến khích tư nhân đầu tư vào lĩnh vực này và đã bước đầu có được thành quả. Điển hình có thể nhắc đến ở Bắc Ninh có Công ty cổ phần Nước sạch Thuận Thành, Công ty cổ phần Phát triển Thủy Long ở Thái Bình; Công ty cổ phần nước sạch và vệ sinh nông thôn tại Nam Ðịnh; Hải Dương có Nhà máy nước sạch Thành Ðạt; trong đó có nhiều công trình có vốn đầu tư lớn.
Cụ thể, vừa qua, UBND tỉnh Bình Định cũng đã có công văn chấp thuận nguyên tắc về việc cấp phép đầu tư một Nhà máy nước ở Khu kinh tế Nhơn Hội, Bình Định với công suất 100.000 m3 ngày đêm và vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng cho công ty HALCOM – một công ty chuyên hoạt động trong lĩnh vực đầu tư và tư vấn phát triển hạ tầng, đô thị tại hơn 40 tỉnh thành trong cả nước.
Khuyến khích gắn liền với ưu đãi thiết thực
Từ năm 2016, Chương trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường không còn là chương trình độc lập, nguồn kinh phí đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa công trình CNTT từ chương trình này cũng đã hết, trong khi nhiều hạng mục của chiến lược quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn vẫn chưa đảm bảo. Do vậy, chủ trương của Chính phủ từ nay đến năm 2020 là đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực cấp nước sinh hoạt ở nông thôn, tạo cơ sở pháp lý để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, khai thác, quản lý và kinh doanh các công trình, dịch vụ cấp nước sinh hoạt nông thôn.
Quả thực, muốn giải quyết một cách triệt để vấn đề khó khăn về vốn thì nhất thiết phải đa dạng hóa nguồn kinh phí, trong đó xã hội hóa nguồn lực tài chínhlà trọng tâm thông qua vận động và tổ chức, tạo cơ sở pháp lý khuyến khích sự tham gia của nhân dân, các thành phần kinh tế và toàn xã hội đầu tư vào nước sạch vệ sinh môi trường; đẩy mạnh hợp tác để thu hút thêm nguồn vốn đầu tư.
(责任编辑:Cúp C2)
- ·SHB được vinh danh Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất
- ·Vượt ẩu bất chấp, chủ nhân chiếc Honda Accord phải trả giá đắt
- ·Xe máy điện ngày càng thu hút giới trẻ
- ·Thầy cô giáo chọn xe điện VinFast để ủng hộ ‘di chuyển xanh’
- ·Vingroup công bố bổ nhiệm ông Michael Lohscheller làm Tổng giám đốc VinFast toàn cầu
- ·Top 10 mẫu xe điện có tốc độ sạc nhanh nhất thế giới
- ·Vì sao giá sửa chữa ô tô ngày càng đắt?
- ·Tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới
- ·Giảm thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm màng BOPP nhập khẩu
- ·7 mẹo lái xe khi đường sương mù cực kỳ an toàn, tránh rủi ro
- ·Chỉ số giá lương thực thế giới giảm
- ·Mua xe Toyota cuối năm: Ưu đãi tới 100% lệ phí trước bạ, quà tặng hấp dẫn
- ·Nóng trên đường: Xe tập lái xuất phát ngáo ngơ, 'hạ gục' xe máy
- ·Xe container lật nhào giữa đêm vì vào cua gấp, tài xế thất thần bò ra khỏi xe
- ·Hơn 97% doanh nghiệp tham gia hoàn thuế điện tử
- ·Giá xe ô tô ngày càng đắt đỏ, hàng triệu người Mỹ không đủ khả năng mua xe mới
- ·Đừng quá tin tưởng tính năng phanh khẩn cấp tự động trên ô tô
- ·Những mẫu sportbike không dành cho người mới lái mô tô
- ·Loạn giá xét nghiệm COVID
- ·Chiến lược điện khí hóa của Nissan: Công nghệ e