【ket qua bong đa ý】Mỗi đối tượng lao động đều cần những chính sách hỗ trợ phù hợp
Chính phủ cần có giải pháp hiệu quả tháo gỡ điểm nghẽn về năng suất lao động Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các biện pháp hỗ trợ người lao động |
Sửa Luật Việc làm tập trung lấy người lao động, lấy việc làm là trọng tâm của tăng năng suất lao động bền vững. Ảnh minh họa: Xuân Thảo |
Bổ sung thêm nhóm đối tượng được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm
Cho ý kiến về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, cần tiếp tục đánh giá việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững, có đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống pháp luật, tương thích với các luật có liên quan hay không.
Góp ý cho dự thảo Luật, đại biểu Trần Thị Thu Hằng (đoàn Đắk Nông) kiến nghị bổ sung thêm nhóm đối tượng được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm với mức lãi suất thấp hơn cho những đối tượng: người lao động trong hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người cao tuổi thường xuyên đau ốm, không có khả năng lao động, không tự chăm sóc được bản thân. Bởi đây là những đối tượng rất khó khăn, có nhu cầu vay vốn lớn, nhưng khó tiếp cận với các ngân hàng thương mại cần tài sản đảm bảo hoặc khả năng chi trả lãi không đáp ứng được yêu cầu.
Đồng tình với đề xuất trên, đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) đánh giá, dự thảo luật đã quy định cụ thể nhóm người được vay vốn và nhóm người được hưởng chính sách vay vốn với lãi suất ưu đãi thấp hơn, trong đó đã quan tâm đặc biệt đối với nhóm yếu thế, người dân tộc thiểu số, người nghèo nhằm hỗ trợ cho các đối tượng này nâng cao cơ hội việc làm, duy trì mở rộng việc làm ổn định, bền vững.
Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần tiếp tục rà soát, đánh giá tác động và cân nhắc bổ sung chính sách vay vốn ưu đãi đối với một số nhóm người khác. Chẳng hạn nhóm người cận nghèo, người cao tuổi, người lao động bị tai nạn lao động nghiêm trọng, doanh nghiệp khởi nghiệp, các dự án tạo việc làm cho người lao động tại nông thôn, dự án phát triển hạ tầng khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và các lĩnh vực sản xuất, chế biến sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường cần có chính sách vay vốn ưu đãi.
Về nội dung này, đại biểu Nguyễn Minh Tâm (đoàn Quảng Bình) cũng đề nghị mở rộng nhóm người lao động là người dân tộc thiểu số, người lao động đang sinh sống tại vùng dân tộc thiểu số, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp
Liên quan đến điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, đại biểu Điểu Huỳnh Sang (đoàn Bình Phước) cho biết, hiện nay, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng chỉ bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng BHTN của 6 tháng đã đóng BHTN gần nhất trước khi thất nghiệp, tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng.
Theo đại biểu Điểu Huỳnh Sang, mức trợ cấp này không đủ chi phí cá nhân cho người lao động, chứ chưa kể đến chi phí gia đình, vì hầu hết doanh nghiệp đóng BHTN theo mức lương tối thiểu vùng (khoảng 4 triệu đồng/tháng), mức trợ cấp chỉ khoảng 2,5 triệu đồng/tháng.
Vì vậy, đại biểu đề nghị cần rà soát, tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% mức bình quân tiền lương đóng BHTN cho người lao động, để phù hợp với thực tiễn cuộc sống hiện nay.
Cũng góp ý về nội dung về đóng BHTN cho người lao động, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân (đoàn Bình Dương) cho biết, dự thảo Luật đang quy định trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng hoặc trốn đóng BHTN, người lao động được phép sử dụng tiền của mình để nộp vào quỹ bảo hiểm để được hưởng các chế độ…
Quy định này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động và có thể gây bức xúc cho người lao động, vì doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm mà người lao động phải tự nộp. Trong trường hợp này, đại biểu đề nghị bổ sung quy định về trách nhiệm bồi thường của người sử dụng lao động nếu không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng bảo hiểm cho người lao động. Đồng thời có quy định về chế tài xử phạt cụ thể đối với các hành vi vi phạm.
“Từ đó cho thấy rằng việc đóng BHTN không chỉ là quyền lợi của người lao động mà còn là nghĩa vụ pháp lý bắt buộc của người sử dụng lao động”, đại biểu nhấn mạnh.
Trong trường hợp doanh nghiệp không đóng hoặc nợ BHTN, cơ quan bảo hiểm có thể tạm ứng để người lao động không bị gián đoạn quyền lợi và bổ sung quy định buộc doanh nghiệp hoàn trả toàn bộ số tiền BHTN đã bị trốn đóng kèm lãi suất tương ứng.
Song dưới góc độ doanh nghiệp, đại biểu Nguyễn Hoàng Bảo Trân đề nghị xem xét áp dụng cơ chế giãn, hoãn hoặc giảm mức đóng BHTN cho các doanh nghiệp gặp khó khăn tài chính, đặc biệt trong các tình huống kinh tế khó khăn, thiên tai, dịch bệnh nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật chặt chẽ, hiệu quả hơn trong việc quản lý BHTN. Đảm bảo sự cân bằng giữa quyền lợi của người lao động và khả năng tuân thủ của doanh nghiệp, hướng tới một môi trường lao động công bằng và bền vững.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, việc sửa đổi Luật Việc làm sẽ vừa rà soát, vừa bổ sung nhưng cũng dự lường những vấn đề mới và đưa ra một số vấn đề có tính chất vượt trội để hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý. Với mục tiêu thúc đẩy xây dựng thị trường lao động Việt Nam đồng bộ, linh hoạt, đa dạng, bền vững và hội nhập, trọng tâm là tạo ra việc làm đầy đủ và chất lượng cao, cũng như năng suất lao động cao hơn. Với vấn đề tạo việc làm đầy đủ và chất lượng, theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, dự thảo Luật tập trung vào những vấn đề có tính chất nguyên tắc, gốc là phải thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội để giải quyết gia tăng việc làm, cải thiện hệ thống hỗ trợ việc làm, cải thiện hệ thống dịch vụ công về việc làm, tăng cường bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động, kiên quyết xóa bỏ rào cản thể chế bất bình đẳng trong việc làm, cải thiện hệ thống an sinh xã hội, thúc đẩy tạo việc làm và việc làm chất lượng cao. Trong đó nhà nước, doanh nghiệp phải đóng vai trò chủ đạo, người lao động giữ vai trò chủ động trong công việc của mình và kích hoạt các nguồn lực xã hội, sự tham gia của cả xã hội và tạo công ăn việc làm và phúc lợi xã hội. Sửa Luật Việc làm cũng cần tập trung lấy người lao động, lấy việc làm là trọng tâm của tăng năng suất lao động bền vững. Mỗi đối tượng trong lao động, trong nhóm tuổi cần có những chính sách phù hợp. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hải quan bắt giữ, xử lý hàng lậu, hàng vi phạm trị giá hơn 31.000 tỷ đồng
- ·AIPA 41 to be held online in September
- ·NA Chairwoman attends 13th summit of world’s NA female heads
- ·Former leader Lê Khả Phiêu passes away, aged 89
- ·Tỷ lệ điều tra, làm rõ tội phạm ở Hậu Giang đạt trên 83%
- ·Trial begins over deaths of policemen in Đồng Tâm
- ·Việt Nam, US exchange experience in treating patients with chronic kidney failure
- ·ASEAN, RoK hold 24th dialogue
- ·Cục Thuế Cao Bằng triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp, phấn đấu thu vượt dự toán năm 2025
- ·Việt Nam exerts extra effort for cohesive, responsive ASEAN
- ·168 cán bộ TP.HCM được chọn xác minh tài sản, thu nhập
- ·State Audit Office of Việt Nam fulfills ASOSAI's chairmanship actively and responsibly
- ·Diplomatic sector an important contributor to national construction
- ·41st General Assembly of ASEAN inter
- ·Thị trường thiết bị đeo thông minh đang tăng trưởng mạnh mẽ
- ·ASEAN FMs agreed to promote cooperation while coping with COVID
- ·Việt Nam holds flag
- ·NA Chairwoman Nguyễn Thị Kim Ngân attends fifth World Conference of Speakers of Parliament
- ·Từ ngày 01/1/2025, những đối tượng nào được chi trả 100% bảo hiểm y tế?
- ·Việt Nam demands China to stop military exercises in Paracel islands