【nhan định bóng đá hôm nay】Tình hình Biển Đông mới nhất: Máy bay không người lái Việt Nam sẽ giám sát Biển Đông
TheìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtMáybaykhôngngườiláiViệtNamsẽgiámsátBiểnĐônhan định bóng đá hôm nayo những tin tức mới nhất về tình hình Biển Đônghiện nay trên báo Đất Việt, tờ The Diplomat dẫn truyền thông Anh đưa tin, tháng 12/2015, Việt Nam công bố loại máy bay không người lái có tầm bay cao, thời gian bay dài, kích cỡ lớn. Bài báo ngày 28/12/2015 cho biết, máy bay nguyên mẫu của máy bay không người lái này được chế tạo xong vào đầu tháng 11/2015, sẽ bắt đầu bay thử trên bầu trời Biển Đông vào mùa hè năm 2016.
Máy bay nguyên mẫu này là chương trình hợp tác giữa Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam với Bộ Công an. Loại máy bay không người lái mới này được đặt tên là HS-6L, nhìn vào đặc điểm thiết kế của nó, nó sẽ được dùng cho cả mục đích dân sự và quân sự.
Duy trì tình hình Biển Đông được ổn định, hòa bình là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam
Theo truyền thông Việt Nam, loại máy bay không người lái nguyên mẫu này không sử dụng vũ khí, nó được lắp động cơ hàng không Rotax 914, sải cánh 22 m. Tầm bay dài nhất là 4.000 km, thời gian hoạt động liên tục là 35 giờ. Máy bay không người lái này sẽ còn trang bị hệ thống theo dõi radar và quang học.
Theo tờ Jane's Defense Weekly Anh, xét thấy thời gian công bố loại máy bay không người lái này đúng vào thời điểm Giáo sư, Viện sĩ Gusakov - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Belarus sang thăm Việt Nam, Việt Nam có thể đã nhận được sự giúp đỡ về thiết kế máy bay không người lái này từ Belarus.
Bài báo đánh giá, máy bay không người lái HS-6L mới có thể theo dõi các động thái của hải quân của Trung Quốc ở Tam Á, Hải Nam và các tiền đồn quân sự mà Trung Quốc đang xây dựng bất hợp pháp ở Biển Đông – nơi tàng trữ tài nguyên dầu mỏ phong phú.
Liên quan đến vấn đề này, PGS. TS Phạm Ngọc Lãng, Chủ nhiệm Đề tài nghiên cứu, khẳng định Việt Nam đã có đủ khả năng chế tạo máy bay không người lái tầm xa để phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và góp phần bảo vệ an ninh Tổ quốc, giữ vững chủ quyền trên Biển Đông.
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo Lao Động, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) trụ sở tại Washington (Mỹ), vừa đăng bài viết của tác giả Hunter Marson (chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế, chính sách đối ngoại Mỹ và khu vực châu Á - Thái Bình Dương; từng là thành viên trong nhóm Nghiên cứu các vấn đề Đông Nam Á thuộc CSIS và hiện cộng tác với Viện nghiên cứu Brookings của Mỹ) đánh giá về sức mạnh quốc phòng của Việt Nam trong thực hiện nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo tại Biển Đông.
Giới chuyên gia quốc tế đánh giá cao sức mạnh của Việt Nam tại Biển Đông
Sau đây là một số ý chính trong bài viết về sức mạnh của Việt Nam tại Biển Đông của tác giả Hunter Marson. Theo tác giả, trong khi nhiều nhà quan sát chú ý tới những triển vọng của nền kinh tế Việt Nam do sự gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mang lại thì sức mạnh hải quân ngày càng gia tăng của Việt Nam cũng là điều dễ thấy.
Việt Nam đã rất nỗ lực thúc đẩy năng lực phòng vệ hải quân trong nhiều năm gần đây, sở hữu 6 tàu bảo vệ bờ biển của Nhật Bản, 6 tàu vận tốc cao của Mỹ trong năm 2015. Việt Nam cũng sẽ triển khai tổng cộng 6 tàu ngầm Kilo do Nga sản xuất đến năm 2017.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã thể hiện tầm nhìn chiến lược khi thực hiện những động thái ngoại giao mang tính chất đổi mới để làm sâu sắc mối quan hệ đối tác với Mỹ, Nhật Bản và Philippines nhằm phản ứng với những hành động hiếu chiến ngày càng gia tăng của Trung Quốc tại Biển Đông. Trong khi việc mở rộng hoạt động tuần tra của các tàu bảo vệ bờ biển của Việt Nam thu hút sự chú ý của dư luận quốc tế thì Trung Quốc lại chú ý hơn tới chương trình tên lửa của Việt Nam.
Tiến sỹ Zachary Abuza - một nhà phân tích về Việt Nam thuộc Đại học Chiến tranh Quốc gia Mỹ, đã chỉ ra rằng “yếu tố cốt lõi trong sự hiện đại hóa quốc phòng của Việt Nam là chương trình tên lửa. Không quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á có thể tiếp cận được và điều này chính là mối lo ngại của Trung Quốc”.
Theo Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia) – một chuyên gia về Biển Đông và Việt Nam, cả 4 tàu ngầm đều được trang bị tên lửa hành trình có thể phóng dưới nước với phạm vi 186 dặm. Ông Thayer cho biết trong tháng 5, rằng Nga đã bàn giao 28 trong số 50 tên lửa chống tàu và tấn công trên đất liền mà Việt Nam mua. Trong khi đó, Giáo sư Lyle Goldstein thuộc Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ cho rằng các nhà phân tích quốc phòng Trung Quốc đã theo dõi rất thận trọng quá trình hiện đại hóa quân đội của Việt Nam - yếu tố đã khiến Trung Quốc phải “thực sự coi trọng” Việt Nam.
Chiến lược ngoại giao của Việt Nam trong bối cảnh tình hình Việt Nam hiện nay cũng thu hút sự chú ý của các nước
Thêm vào đó, Chính phủ Việt Nam đã thể hiện những sáng kiến chiến lược trong việc sẵn sàng thúc đẩy sâu sắc quan hệ đối tác với Mỹ - quốc gia mà Việt Nam đã bình thường hóa quan hệ 20 năm trước. Quan hệ đối tác toàn diện Việt - Mỹ được tuyên bố vào tháng 7/2013 bao gồm phối hợp trong xây dựng năng lực hải quân, hỗ trợ về kinh tế, biến đổi khí hậu, giáo dục và thúc đẩy quyền con người. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố hồi tháng 12/2013 về gói viện trợ 18 triệu USD nhằm viện trợ từ 5 - 8 tàu tốc độ cao cho lực lượng bảo vệ bờ biển Việt Nam trong những năm tới.
Washington gần đây cũng tuyên bố một gói hỗ trợ an ninh hàng hải trị giá 20 triệu USD cho Việt Nam như là một phần trong gói hỗ trợ lớn hơn mà Mỹ dành cho một số quốc gia Đông Nam Á. Sự hỗ trợ này sẽ giúp Việt Nam có khả năng triển khai lực lượng tìm kiếm và cứu hộ, cũng như đối phó với thảm họa thiên nhiên một cách nhanh chóng, đồng thời tăng cường khả năng giám sát trên biển cho Việt Nam.
Mặc dù mối quan hệ quân sự với Mỹ đang phát triển, Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục các bước đi nhằm hiện đại hóa quân đội mà không hề khiêu khích quốc gia láng giềng nào. Về dài hạn, sức mạnh hải quân mới của Việt Nam có thể cho phép thực hiện nhiều giải pháp chiến lược trong đối phó với những căng thẳng ngày càng gia tăng trên Biển Đông.
Minh Thùy(T/h)
Vật thể lạ rơi xuống Tuyên Quang, Yên Bái: ‘Ký tự nước ngoài là chữ Nga’
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·CEO Viettel Global: Chúng tôi sẽ trở thành một trong những nhà mạng dẫn đầu thế giới năm 2020
- ·Sẽ có tiêu chí đánh giá sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế
- ·Link xem trực tiếp bóng đá Euro 2024 hôm nay 5/7/2024
- ·Pháp đấu Bồ Đào Nha tứ kết EURO 2024, thất vọng các sao lớn
- ·Đại gia ngân hàng Trần Bắc Hà bị bắt: Tài sản gia đình ‘khủng’ cỡ nào
- ·Lịch thi đấu vòng 26 V
- ·Phát hiện và xử lý 4.634 vụ vi phạm pháp luật hải quan
- ·Nhiều thách thức hơn khi thực hiện cam kết FTA
- ·7 bài học khởi nghiệp từ ông trùm Dropbox
- ·Nghệ An: Hợp tác xã Hưng Lộc bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn do nợ thuế
- ·Giá xăng tăng ‘sốc’ gần 1500 đồng một lít: Thứ trưởng Bộ Công Thương lý giải
- ·Thu thuế nội địa tỉnh Hậu Giang, quý I/2016: Tăng gần 50% so với cùng kỳ
- ·Kết quả bóng đá CH Séc 1
- ·Thanh tra Chính phủ công bố loạt dự án “khủng” dính sai phạm tại Phú Yên
- ·Mô hình P2P Lending: Tiềm năng phát triển của cho vay ngang hàng
- ·Nhận định, soi kèo Kirklarelispor vs Adana Demirspor, 18h30 ngày 19/12: Khách ‘tạch’
- ·Nhận định bóng đá Séc vs Thổ Nhĩ Kỳ, bảng F Euro 2024
- ·Dự đoán bóng đá Tây Ban Nha vs Pháp – bán kết Euro 2024 2h 10/7
- ·Cải tiến công nghệ
- ·Hải quan Đà Nẵng: Cụ thể hóa hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp thông qua khảo sát