【lịch ngoại hạng trung quốc】Điều hành linh hoạt chính sách tài khóa, ổn định kinh tế vĩ mô
Đây là chia sẻ của PGS.TS Phạm Ngọc Dũng - nguyên Trưởng khoa Tài chính công (Học viện Tài chính),Điềuhànhlinhhoạtchínhsáchtàikhóaổnđịnhkinhtếvĩmôlịch ngoại hạng trung quốc với phóng viên TBTCVN.
PV:Theo ông, chính sách tài khóa trong thời gian qua đóng vai trò thế nào trong phòng chống dịch Covid-19, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng?
PGS.TS Phạm Ngọc Dũng:Năm 2022 đang dần đi qua trong bối cảnh dịch Covid-19 còn có diễn biến phức tạp, tác động kéo dài, nguồn lực của doanh nghiệp (DN) và người dân đã giảm sút nhiều sau nhiều đợt dịch cao điểm. Tình hình quốc tế, trong nước tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức: xung đột Nga - Ukraine tiếp tục diễn ra quyết liệt và chưa có dấu hiệu kết thúc trong ngắn hạn, nguy cơ chia rẽ kinh tế toàn cầu đang dần hiện rõ với hậu quả là tăng trưởng kinh tế năm 2022 sẽ sụt giảm mạnh tại hầu hết các quốc gia.
Chính phủ đã chủ động điều hành linh hoạt chính sách tài khóa, tiền tệ, ổn định kinh tế vĩ mô. Ảnh: TL. |
Tuy nhiên, với vai trò là công cụ trọng yếu trong điều phối chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách tài khóa đã được phát huy vai trò, điều hành linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi và tăng trưởng.
Giám sát chặt chẽ hoạt động thị trường tài chính Theo PGS.TS Phạm Ngọc Dũng, cần giám sát chặt chẽ hoạt động thị trường tài chính, kiểm soát các rủi ro tiềm tàng bởi vì khi để thị trường tự điều chỉnh, không có sự quản lý, giám sát thì quá trình tăng trưởng nóng của thị trường tài chính đạt đỉnh, bong bóng vỡ và thị trường sẽ "rơi tự do". Nếu Nhà nước can thiệp vào thị trường thì cần can thiệp đúng lúc, trước khi bong bóng vỡ và cam kết mạnh mẽ với thông tin minh bạch kèm theo nguồn lực đủ sẵn sàng. Thời điểm hiện nay can thiệp là đúng lúc (trước khi bong bóng vỡ) và sự can thiệp kịp thời này sẽ giúp các nhà đầu tư ổn định tâm lý, tránh các đợt bán tháo trên thị trường chứng khoán, hoặc vỡ bong bóng bất động sản. |
Có thể thấy rằng, chính sách tài khóa đã củng cố năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, mở rộng và tăng cường diện bao phủ vaccine. Đồng thời, chính sách tài khóa hỗ trợ nhanh chóng khôi phục các hoạt động của nền kinh tế, khắc phục sự đứt gãy của các chuỗi cung ứng, phục hồi thị trường lao động, đặc biệt là ở các trung tâm công nghiệp, dịch vụ. Quốc hội đã thông qua dự toán ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2022, cùng với nhiều giải pháp về tài khóa nới lỏng, với 5 nhóm giải pháp trọng tâm để vừa tạo động lực hỗ trợ cho nền kinh tế, các DN và người dân, vừa đảm bảo an ninh an toàn tài chính quốc gia, ổn định vĩ mô.
Cụ thể, Chính phủ đã ban hành và triển khai nhiều chính sách miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất và các khoản thu NSNN khác để giúp DN, hộ, cá nhân kinh doanh tiết giảm chi phí, có thêm nguồn lực để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Đặc biệt là việc kiểm soát để giảm giá xăng, dầu về mặt bằng chung của khu vực, giảm áp lực tăng giá...
Mặt khác, ở góc độ quản lý vĩ mô, tôi cho rằng việc thực hiện quản lý tập trung tiền gửi thanh toán của Kho bạc Nhà nước (KBNN) tại các ngân hàng thương mại về tài khoản tổng hợp của Kho bạc Nhà nước tại trung ương không chỉ giúp KBNN nâng cao hiệu quả quản lý ngân quỹ và năng lực quản trị dòng tiền, mà còn giúp Ngân hàng Nhà nước kiểm soát dòng tiền, điều hành cung - cầu tiền tệ hiệu quả hơn.
PV:Nhiều ý kiến cho rằng, Bộ Tài chính đã có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng và triển khai các chính sách tài khóa, đặc biệt là chính sách miễn, giảm thuế và tiền thuê đất nhằm hỗ trợ người dân và DN, ông đánh giá thế nào về ý kiến trên?
PGS.TS Phạm Ngọc Dũng:Tôi đánh giá cao vai trò và sự nỗ lực của Bộ Tài chính trong thời gian qua. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và tình hình thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nhưng với vai trò “tay hòm chìa khóa” của nền tài chính quốc gia, Bộ Tài chính đã có những biện pháp, giải pháp rất toàn diện, cụ thể, linh hoạt và phải nói là rất kịp thời để hỗ trợ DN và người dân phục hồi năng lực sản xuất và ổn định cuộc sống.
Cụ thể, tổng giá trị hỗ trợ về thuế năm 2021 khoảng 118 nghìn tỷ đồng, Bộ Tài chính đã đề xuất, trình Chính phủ, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua 4 giải pháp bổ sung về miễn, giảm thuế gồm giảm thuế thu nhập DN phải nộp của năm 2021 đối với DN, tổ chức có doanh thu không quá 200 tỷ đồng; miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng và các loại thuế khác trong các quý III và IV của năm 2021 đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại các địa bàn chịu tác động của dịch Covid-19... Tính chung các giải pháp hỗ trợ bổ sung như trên, thì tổng số tiền thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất hỗ trợ cho DN, người dân năm 2021 là khoảng 138 nghìn tỷ đồng.
PGS.TS Phạm Ngọc Dũng |
Trong năm 2022, để triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/1/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, Bộ Tài chính đã chủ động, quyết liệt trong việc đề xuất và thực thi chính sách tài khóa. Cụ thể, giảm 2% thuế giá trị gia tăng từ ngày 1/2 đến hết ngày 31/12/2022 đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%) trừ một số hàng hóa, dịch vụ; thực hiện chính sách gia hạn thuế (quy mô 135 nghìn tỷ đồng); giảm 50% lệ phí trước bạ đối với xe ô tô lắp ráp trong nước...
Đặc biệt, Bộ Tài chính đã báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn, áp dụng từ ngày 1/4 đến hết ngày 31/12/2022. Do giá xăng dầu tăng đột biến, để kiểm soát giá cả, Bộ Tài chính chủ động báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục ban hành nghị quyết giảm kịch khung mức thuế bảo vệ môi trường đối với các mặt hàng xăng, dầu, mỡ nhờn…
Nhờ thực hiện đồng bộ giải pháp, tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm trước đạt mức khá 6,42%. Trong đó, GDP quý II tăng 7,72%, là mức tăng cao nhất của quý II so với cùng kỳ từ năm 2011 đến nay.
PV:Để các chính sách tài khóa ngày càng phát huy hiệu quả, thời gian tới cần chú trọng những vấn đề gì, thưa ông?
PGS.TS Phạm Ngọc Dũng:Để các chính sách tài khóa ngày càng phát huy hiệu quả, thời gian tới, tôi cho rằng, cần chú trọng một số vấn đề sau: Về mặt thể chế, cần khẩn trương nghiên cứu, đề xuất sửa đổi Luật NSNN để đổi mới cơ chế phân cấp cho NSNN, tăng cường vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, tạo sự chủ động, tự chịu trách nhiệm cho các địa phương và các cơ quan, đơn vị; đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật thuế và các quy định liên quan để mở rộng cơ sở thu, chống xói mòn nguồn thu, bao quát khu vực kinh tế phi chính thức, các hoạt động thương mại điện tử, kinh tế số...
Về quản lý, điều hành, cần tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; sử dụng hóa đơn điện tử; tăng cường thực hiện tài chính số… tạo môi trường thuận lợi, giảm chi phí, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi.
Cần thực hiện nghiêm quy trình ngân sách, quản lý chi cho NSNN hiệu quả, chặt chẽ, tiết kiệm, bảo đảm kinh phí thực hiện chế độ, chính sách hỗ trợ cho người dân, DN bị ảnh hưởng của dịch Covid-19; các chính sách an sinh xã hội.
Tiếp tục tăng cường thực hiện kỷ luật, kỷ cương tài chính - NSNN; phòng chống tham nhũng, lãng phí; xử lý nghiêm minh các vi phạm theo quy định của pháp luật vì suy cho cùng hiệu quả các nguồn lực phụ thuộc vào người sử dụng nó.
Tôi luôn nhấn mạnh rằng, chính sách tài khóa - tiền tệ, hay các gói hỗ trợ hiệu quả hay không hiệu quả phụ thuộc vào tính minh bạch và kỷ luật, kỷ cương tài chính.
Đặc biệt, cần tăng tốc độ giải ngân các gói chính sách hỗ trợ thu nhập cho người lao động để sớm ổn định cuộc sống cho người dân.
Tôi tin rằng với sự chỉ đạo sát sao của Đảng và Nhà nước, sự quyết liệt của các bộ, ngành, đặc biệt là Bộ Tài chính với các chính sách tài khóa phù hợp sẽ phát huy hiệu quả trong hỗ trợ kinh tế phục hồi và tăng trưởng.
PV:Xin cảm ơn ông!
Điều hành giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu phù hợp PGS.TS Phạm Ngọc Dũng cho rằng, cần cơ cấu lại NSNN, cơ cấu lại nợ công theo hướng bền vững, giảm mạnh mặt bằng lãi suất, kéo dài kỳ hạn nợ để thực hiện các nhiệm vụ chi phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội của nhà nước, thúc đẩy đầu tư tư nhân; là nền tảng cho tăng trưởng kinh tế, ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá... Đặc biệt, trong công tác điều hành giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu đã được điều chỉnh phù hợp, giảm giá điện, giá nước sạch sinh hoạt, không tăng giá dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục đào tạo. |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thương vụ Việt Nam tại Hà Lan cảnh báo lừa đảo liên quan đến mặt hàng xăng dầu
- ·Mạng xã hội X lại sập trên toàn cầu
- ·Hãng Trung Quốc ra mắt điện thoại gập ba, mỏng hơn cả Samsung Galaxy Z Fold 6
- ·Hướng dẫn chi tiết cách tối ưu mô tả YouTube
- ·Giá xăng dầu có khả năng tăng nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày 13/3
- ·Mạng xã hội X lại sập trên toàn cầu
- ·Vì sao Telegram bị coi là 'hang ổ' online của tội phạm mạng?
- ·Có nên nghe lời khuyên sức khỏe từ những người thọ nhất thế giới?
- ·Cảnh báo mạo danh số Tổng đài tư vấn và chăm sóc khách hàng của cơ quan BHXH Việt Nam
- ·Lộ ngày ra mắt Samsung Galaxy Z Fold 6 bản cao cấp nhất
- ·Hướng dẫn cách nhận biết tiền giả polymer mới xuất hiện gần đây
- ·Brazil cấm mạng xã hội X của tỷ phú Elon Musk
- ·Hướng dẫn chi tiết cách tối ưu mô tả YouTube
- ·Có gì tại giải thưởng Better Choice Awards 2024?
- ·Sơ kết thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Agribank Chi nhánh tỉnh Long An giữa nhiệm kỳ 2020
- ·iPhone 16 series: Trang bị chip tiên tiến nhất, bản Max Pro giá 30 triệu đồng
- ·Mặt trận mới không ngờ trong cuộc chiến chip
- ·Tốc độ truy cập website luôn nhanh nhờ Bizfly CDN
- ·5 sở công thương ký giao ước thi đua năm 2023
- ·MobiFone đồng hành cùng khách hàng duy trì kết nối liên lạc sau bão Yagi