【nhận định sporting】Nới biên độ tỷ giá: Phản ứng cần thiết, kịp thời
>> Ngân hàng Nhà nước đột ngột tăng biên độ tỷ giá lên 2%
Đồng Việt Nam vẫn điều chỉnh ít so với các nước
Một ngày sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc tuyên bố phá giá đồng nhân dân tệ,ớibiênđộtỷgiáPhảnứngcầnthiếtkịpthờnhận định sporting Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá từ 1% lên 2%, đưa mức trần tỷ giá lên 22.106 đồng nhằm giảm bớt những tác động bất lợi đối với nền kinh tế Việt Nam.
Theo đánh giá chung của chuyên gia cũng như doanh nghiệp, phản ứng của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng biên độ tỷ giá giữa tiền đồng và đô la Mỹ là kịp thời, cần thiết và phù hợp với diễn biến thị trường trong nước và thế giới.
Việc Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ 1,9% ngày 11/8 và thêm khoảng 1,6% nữa vào ngày 12/8 sẽ gây ảnh hưởng lớn nhất đối với những nước có tỷ trọng xuất nhập khẩu cao với Trung Quốc.
“Với đặc thù Trung Quốc là đối tác chiếm tỷ trọng thương mại lớn của Việt Nam thì việc điều chỉnh tỷ giá đồng CNY sẽ có tác động bất lợi tới nền kinh tế Việt Nam”, NHNN cho biết. Trong 6 tháng đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc giảm 1,2% và chiếm tỷ trọng 9,8%. Riêng nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm gần 29,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước.
Vì vậy, động thái của NHNN được cho là sẽ tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu, giảm bớt mức nhập siêu, tạo sự linh hoạt cho tỷ giá. Từ đầu năm, xuất khẩu của Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn một phần do sức cạnh tranh kém của đồng tiền. So với USD, đồng đô la Singapore đã phá giá đến 5%, đồng won Hàn Quốc phá giá 6,42%, đồng ringgit của Malaysia cũng mất giá đến 11,45%. Trong khi đó, đồng Việt Nam tính cả lần điều chỉnh mới nhất mới đạt 3%, không phải là mức biến động lớn.
Ngay sau khi NHNN nới biên độ dao động tỷ giá, các ngân hàng trong nước đã đồng loạt điều chỉnh tỷ giá USD/VND lên mức cao nhất là 22.100 đồng/USD trong sáng 12/8. Đến cuối giờ chiều, tỷ giá USD bán ra tại các ngân hàng giảm nhẹ, phổ biến ở mức 22.050 – 22.070 đồng/USD.
Không nên tiếp tục can thiệp bình ổn tỷ giá
Với dự trữ ngoại hối cao nhất trong 3 năm qua, NHNN cuối tháng 5 vừa qua khẳng định sẵn sàng bán ngoại tệ can thiệp để ổn định tỷ giá. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng không nên can thiệp để bình ổn tỷ giá lúc này. "Trong điều kiện tỷ giá biến động quá mạnh này, nếu tiếp tục bảo vệ tỷ giá tiền đồng thì cái giá phải trả rất lớn và cụ thể là dự trữ ngoại hối sẽ bị tiêu tốn", ông Trần Thăng Long, Giám đốc phòng phân tích Công ty chứng khoán BSC nhận xét.
“Cân nhắc tăng linh hoạt trong điều hành tỷ giá” là một khuyến nghị chính sách được Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) đưa ra mới đây. Theo TS. Nguyễn Tú Anh (CIEM), để ổn định kinh tế vĩ mô, không nhất thiết tập trung vào ổn định tỷ giá mà nên tập trung ổn định lạm phát và thả nổi tỷ giá hơn.
Mặc dù cạnh tranh về tỷ giá chưa hẳn là đủ để tạo sức hút cho hàng xuất khẩu nhưng “cũng là một trong các yếu tố rất quan trọng”, theo bà Đặng Phương Dung, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
“Không phủ nhận còn rất nhiều điều khác phải làm để tăng năng lực cạnh tranh như là năng suất, chất lượng, thương hiệu… phụ thuộc vào nỗ lực của từng doanh nghiệp. Nhưng trước tiên, điều tôi mong muốn là đồng tiền được định giá đúng. Khi chúng ta đang theo cơ chế thị trường, hãy đưa về thị trường. Tất nhiên cần có sự điều tiết của Nhà nước, nhưng điều tiết đến mức nào thì đó là câu chuyện của vĩ mô”, bà Đặng Phương Dung bình luận.
Về lâu dài, bà Đặng Phương Dung cho rằng cần có đối sách dài hạn, bởi việc Trung Quốc phá giá đồng tiền có thể chưa dừng lại ở đó. Ngay cả khi chưa phá giá, hàng Trung Quốc đã rất cạnh tranh và Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu từ thị trường này. Nay khi đã phá giá, đương nhiên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc càng cạnh tranh hơn.
"Nhiều nhà sản xuất sẽ được lợi khi nhập khẩu nguyên liệu rẻ hơn, từ đó giá thành sản phẩm thấp hơn. Tuy nhiên, khi chúng ta đang thúc đẩy phát triển ngành sản xuất trong nước, rõ ràng việc này sẽ là khó khăn lớn cho các nhà đầu tư tại Việt Nam", bà Đặng Phương Dung chia sẻ./.
H.Y
(责任编辑:La liga)
- ·Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022
- ·Soi kèo phạt góc Yokohama F Marinos với Bangkok United FC, 18h00 ngày 21/2
- ·Soi kèo phạt góc Western United với Newcastle Jets, 15h45 ngày 16/2
- ·Soi kèo phạt góc Iran vs Syria, 23h00 ngày 31/1
- ·Khảo sát tình hình dịch hại trên cây thanh long
- ·Soi kèo phạt góc Liverpool vs Chelsea, 3h15 ngày 1/2
- ·Soi kèo phạt góc Yokohama F Marinos với Bangkok United FC, 18h00 ngày 21/2
- ·Soi kèo góc Brentford vs Liverpool, 19h30 ngày 17/2
- ·Prudential ra mắt Pru
- ·Soi kèo góc Brentford vs Liverpool, 19h30 ngày 17/2
- ·Thành lập Tổ công tác đặc biệt của Thủ tướng Chính phủ tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân
- ·Soi kèo góc Navbahor Namangan vs Al Ittihad, 21h00 ngày 15/2
- ·Soi kèo góc Juventus vs Frosinone, 18h30 ngày 25/2
- ·Soi kèo phạt góc Luton Town vs MU, 23h30 ngày 18/2
- ·Từ 1/8, ôtô kinh doanh vận tải phải đổi sang biển màu vàng
- ·Soi kèo góc Hellas Verona vs Juventus, 00h00 ngày 18/2
- ·Soi kèo phạt góc Brentford vs Man City, 3h00 ngày 6/2
- ·Soi kèo góc Sheffield United vs Brighton, 21h00 ngày 18/2
- ·Long An hội đủ các yếu tố thu hút đầu tư
- ·Soi kèo góc Inter Milan vs Salernitana, 3h00 ngày 17/2