【lyon – lens】Thị trường bất động sản đã có sự hồi phục nhất định
Toàn cảnh tọa đàm. Ảnh: T.D |
Những dấu hiệu khởi sắc từ thị trường
Thị trường bất động sản trong 9 tháng năm 2024 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Nhiều dự án cũ sau thời gian dài “ngủ đông” đã được khởi công, chủ đầu tư đang rốt ráo hoàn tất thủ tục để đưa hàng ra thị trường.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM cho biết, từ tăng trưởng âm (giảm 0,8%) vào cuối năm 2023, thị trường bất động sản TPHCM 9 tháng năm 2024 ghi nhận mức tăng trưởng dương khoảng 6-7%; khoảng 1/3 trên tổng 148 dự án bất động sản gặp vướng mắc trên địa bàn Thành phố đã được tháo gỡ ở các cấp độ khác nhau…
Nhận định về thị trường bất động sản phía Nam, ông Võ Hồng Thắng, Phó Tổng Giám đốc Công ty DKRA Group cho rằng, thị trường bất động sản đã có sự phục hồi nhất định. Trong quý 3 vừa qua, 18.000 sản phẩm đã được đưa ra thị trường. Sản lượng tiêu thụ cũng tăng đáng kể ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền.
Thời gian tới, với điều kiện kinh tế vĩ mô tích cực hơn, lãi suất cho vay hấp dẫn (chỉ 6-6,5%/năm), thị trường có kỳ vọng phục hồi tốt hơn. Thị trường bất động sản dự kiến sẽ tiếp tục đà hồi phục từ cuối năm 2023, đặc biệt là ở phân khúc căn hộ và nhà ở vừa túi tiền. Đất nền tại các khu vực có đầy đủ tiện ích, pháp lý rõ ràng và đất thổ cư vẫn sẽ là điểm sáng, thúc đẩy nguồn cung tăng từ quý 3 năm 2024.
Dự báo giữa cuối năm 2025, TPHCM và các tỉnh lân cận sẽ bước vào một chu kỳ phát triển mới, với kỳ vọng tăng trưởng bền vững và sôi động hơn.
Đặc biệt, từ ngày 1/8/2024, 3 luật liên quan đến thị trường bất động sản, gồm: Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 chính thức có hiệu lực, được kỳ vọng góp phần củng cố tâm lý nhà đầu tư và khơi thông các vướng mắc về mặt pháp lý cho doanh nghiệp.
Theo TS Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam, một điểm sáng của thị trường bất động sản là khu kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là các nhóm cảng biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu, cùng với các khu công nghiệp và hạ tầng cảng biển.
Đây là khu vực rất thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Gần đây, sự chú ý của các nhà đầu tư quốc tế còn tập trung vào việc phát triển trung tâm dữ liệu, một phân khúc mà nhiều quốc gia đang nhắm đến khi đầu tư vào thị trường Việt Nam.
Mặt khác, hiện nay, các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường bất động sản nhà ở đang chuyển dần sang phân khúc bất động sản hạ tầng và các tòa nhà văn phòng cho thuê.
Thách thức cần vượt qua
Theo TS Huỳnh Phước Nghĩa, Giám đốc Trung tâm Kinh tế, Luật và Quản lý thuộc Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước (Đại học Kinh tế TPHCM), mặc dù thị trường ghi nhận những tín hiệu tích cực, song vẫn còn nhiều thách thức cần được lưu ý.
Đơn cử, trong bối cảnh hiện tại, các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản cần có sự thích ứng linh hoạt. Hiện nay, có sáu mô hình chủ đầu tư chính trong phát triển bất động sản. Với khung pháp lý mới, nhiều doanh nghiệp phải tái cấu trúc mô hình kinh doanh, điều chỉnh chiến lược và định hướng phát triển dài hạn. Một số dòng sản phẩm cũng cần thay đổi theo hướng đầu tư mới phù hợp với sự biến động của thị trường.
Về phía doanh nghiệp, ông Ngô Hữu Trường, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Hưng Thịnh cho biết, thị trường bất động sản dù có dấu hiệu tích cực nhưng vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo ông Trường, thị trường bất động sản vẫn đang chịu nhiều tổn thương, bao gồm các khách hàng bị ảnh hưởng và lòng tin của thị trường chưa thể phục hồi. Về phía các chủ đầu tư, nhiều công ty bất động sản đang đối mặt với khó khăn pháp lý, lượng hàng tồn kho còn lớn, và dòng tiền bị gián đoạn.
Đến cuối năm nay hoặc đầu năm 2025, thị trường vẫn còn gặp nhiều thách thức nhưng không có nghĩa là bế tắc. Doanh nghiệp Việt Nam vẫn rất kiên cường và sẽ cùng nhau vượt qua khó khăn, ông Trường nhấn mạnh.
Về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho thị trường, ông Trường cho rằng cần đẩy mạnh hợp tác sâu rộng, gia tăng các giao dịch mua bán, sáp nhập để thu hút nguồn vốn mới. Quan trọng nhất là làm sao giải quyết các vướng mắc pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả, tiết giảm chi phí.
Như vậy, ngoài yếu tố vĩ mô và chính sách pháp luật, bản thân doanh nghiệp cũng cần phải tái hoạch định chiến lược và phát triển một cách bài bản hơn.
(责任编辑:World Cup)
- ·Netflix tới Việt Nam, sôi động truyền hình Internet
- ·Tổng thống Ukraine thừa nhận Nga không bị cô lập
- ·Quản lý chất lượng khí dùng trong y tế
- ·Nhìn lại một năm cuộc chiến chống COVID
- ·Siêu máy tính dự đoán Monza vs Cagliari, 18h30 ngày 5/1
- ·Nhà tiên tri mù Vanga dự đoán những điều gì về năm 2024?
- ·Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng SJC vượt ngưỡng 71 triệu đồng/lượng
- ·Phạm nhân lĩnh án 30 năm tù được thả vì quá béo
- ·Galaxy S8 sẽ có cảm biến vân tay ở mặt sau và nút gọi trợ lý ảo
- ·Giá vàng hôm nay (23/11): Vàng SJC lập đỉnh 72 triệu đồng/lượng
- ·Apple có thể phát hành iPad Pro 10,5 inch mới vào năm 2017
- ·Video quân đội Israel bắn nổ kho chứa tên lửa của Hezbollah
- ·Hàng giả "đánh cắp" thị phần của doanh nghiệp làm ăn chân chính
- ·Chuyển hồ sơ vụ kinh doanh giày bảo hộ lao động giả mạo nhãn hiệu SAFETY JOGGER sang cơ quan Công an
- ·Tạm giam người đàn ông lăng mạ, truy đuổi CSGT
- ·Sẽ có quy định mới về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại
- ·Giá vàng chiều nay 19/6/2024: Vàng thế giới tiếp tục kéo dài đà tăng giá
- ·Tại sao siêu thị Tây Ban Nha phải khóa các chai dầu ô
- ·Thanh niên chạy xe máy tốc độ cao lạng lách, bốc đầu bị phạt 9,5 triệu
- ·Chiến dịch đổ bộ Kherson của Ukraine thất bại, lính Nga bị hạ độc