【ket qua bong da laliga tay ban nha】Tổng cục Hải quan trả lời nhiều vướng mắc của doanh nghiệp Hàn Quốc
Một DN thương mại thắc mắc, hàng hóa mà DN NK chủ yếu về cho khách hàng là DN chế xuất (90%) sử dụng để sản xuất hàng XK. Cùng một loại hàng hóa, nếu DN chế xuất NK về sẽ không cần đóng thuế (thuộc mặt hàng được miễn thuế) nhưng DN khi nhập về lại phải đóng thuế. Do đó, DN đề nghị cơ quan quản lý có thể được hướng dẫn quy trình NK mà DN có thể chứng minh được hàng của mình bán cho người sử dụng cuối cùng là DN chế xuất - từ đó không phải đóng thuế (ví dụ như hóa đơn mua hàng, hợp đồng mua hàng có xác nhận của khách hàng).
Trả lời thắc mắc này của DN, Tổng cục Hải quan cho biết, căn cứ hướng dẫn tại công văn số 2765/TCHQ-GSQL ngày 1-4-2015 của Tổng cục Hải quan: Loại hình B11 (xuất kinh doanh) sử dụng trong trường hợp DN XK hàng hóa kinh doanh thương mại đơn thuần ra nước ngoài hoặc XK vào khu phi thuế quan, DN chế xuất theo hợp đồng mua bán và trường hợp thực hiện quyền kinh doanh XK của DN đầu tư nước ngoài (bao gồm cả quyền kinh doanh của DN chế xuất); loại hình B13 (XK hàng đã NK) sử dụng trong trường hợp tái xuất để trả lại cho khách hàng nước ngoài; tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan.
Đối chiếu với những thắc mắc mà DN nêu, theo Tổng cục Hải quan, trường hợp DN NK sau đó xuất nguyên trạng hàng hóa vào khu phi thuế quan thì khai báo theo loại hình B13. Cụ thể, đối với trường hợp DN đã nộp thuế thì DN được hoàn lại số thuế NK đã nộp theo quy định tại khoản 8 Điều 114 Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính. Theo đó, số tiền thuế được hoàn được xử lý theo quy định tại Điều 49, Điều 132 Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Một DN Hàn Quốc khác hỏi, DN chế xuất được miễn thuế NK và thuế GTGT hàng NK khi NK nguyên vật liệu/công cụ cho sản xuất, sau đó bán thành phẩm cho DN chế xuất khác hoặc bán ra nước ngoài. Tuy nhiên, khi DN chế xuất bán những thành phẩm này vào thị trường nội địa, DN chế xuất có phải nộp cả thuế NK và thuế GTGT, hay chỉ phải nộp thuế NK cho nguyên vật liệu/công cụ đã tiêu hao vào các thành phẩm được bán vào thị trường nội địa?
Theo Tổng cục Hải quan, quy định tại Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13; Nghị định 87/2010/NĐ-CP của Chính phủ; Thông tư số 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính; Thông tư số 109/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thì hàng hóa của DN chế xuất đưa vào nội địa Việt Nam phải chịu thuế NK và thuế GTGT theo quy định của pháp luật.
Nhiều DN băn khoăn về quy định việc tính toán thuế NK và thuế GTGT trong các trường hợp: Tài sản được khấu hao tuân thủ các quy định tại Thông tư 45/2013/TT-BTC, thì giá trị còn lại của tài sản sẽ là giá tính thuế NK và thuế GTGT hàng NK?
DN cũng phản ánh, theo chế độ kế toán Việt Nam, DN có thể ghi nhận ngay vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ giá trị công cụ, dụng cụ khi phát sinh, hoặc phân bổ trong thời hạn không quá 3 năm dựa trên đánh giá của DN. Tuy nhiên, cơ quan Hải quan có đồng ý với cách tiếp cận theo chuẩn mực kế toán như trên không, hay cơ quan Thuế sẽ có yêu cầu riêng về thời hạn phân bổ?
Liên quan đến những băn khoăn của DN, Tổng cục Hải quan cho biết, theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính thì người khai hải quan tự kê khai, tự xác định trị giá hải quan theo các nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan quy định tại Luật Hải quan 2014, Nghị định số 08/2015/NĐ-CP của Chính phủ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, tính trung thực về việc khai báo nêu trên.
Cũng theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư số 39/2015/TT-BTC, cơ quan Hải quan xác định trị giá hải quan căn cứ nguyên tắc và phương pháp xác định trị giá hải quan trong trường hợp, người khai hải quan không xác định được trị giá hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC. Khoản 2 Điều 17 Thông tư 39/2015/TT-BTC cũng quy định về xác định trị giá hải quan của hàng hóa NK đã sử dụng tại Việt Nam, có thay đổi mục đích sử dụng so với mục đích đã được xác định thuộc đối tượng chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế.
Do vậy, Tổng cục Hải quan cho rằng, việc xác định trị giá hải quan được thực hiện theo quy định nêu trên. Đối với hàng hóa NK (như công cụ, dụng cụ) khi chuyển đổi mục đích sử dụng trị giá hải quan vẫn được xác định theo nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá hải quan từ Điều 6 đến Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BTC trên cơ sở tài liệu, chứng từ tại thời điểm chuyển đổi mục đích sử dụng.
Liên quan đến câu hỏi về công cụ, dụng cụ, theo Tổng cục Hải quan, quy định tại Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành về thuế thu nhập DN: “Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển, … không đáp ứng đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm”. Do đó, đối với việc phân bổ chi phí đề nghị đơn vị thực hiện theo quy định hướng dẫn tại các văn bản liên quan đến kế toán.
Nhiều DN phản ánh, trong trường hợp XK gián tiếp thì không áp dụng với DN XK thành phẩm. DN XK thành phẩm sẽ thực hiện các thủ tục tái xuất, do đó trước khi các nguyên vật liệu được vận chuyển đến cho DN XK nếu cơ quan Hải quan thực hiện xử lý trên giấy tờ trước, kiểm tra sau một cách triệt để mà không cần phải gửi trực tiếp hồ sơ và mẫu vật để thanh tra kiểm tra như hiện nay thì sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.
Theo Tổng cục Hải quan, quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 25 Luật Hải quan 2014, thời hạn nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa XK: “Nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo và chậm nhất là 4 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh; đối với hàng hóa XK gửi bằng dịch vụ chuyển phát nhanh thì chậm nhất là 2 giờ trước khi phương tiện vận tải xuất cảnh”. Vì vậy, theo quy định của Luật Hải quan 2014 thì tờ khai hải quan nộp sau khi đã tập kết hàng hóa tại địa điểm người khai hải quan thông báo. Thời hạn kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa được quy định cụ thể tại Điều 23 Luật Hải quan 2014, trong đó thời gian hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ là không quá 2 giờ và kiểm tra thực tế hàng hóa là không quá 8 giờ.
Mặt khác, cơ quan Hải quan áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra hải quan, việc đánh giá rủi ro, phân luồng kiểm tra đối với các lô hàng XNK được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 16, Điều 17, Điều 31, Điều 32, Điều 33 của Luật Hải quan 2014. Thời gian trung bình từ khi đăng ký tờ khai đến khi quyết định thông quan lô hàng XK là 5 giờ 36 phút, giảm 5,5 giờ so với năm 2013 (11 giờ 06 phút). Do đó, thời gian thông quan đối với các lô hàng “XK gián tiếp” mà DN đề cập đã được cải thiện đáng kể nhằm tạo thuận lợi cho DN.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Phiên 6/3, giá vàng thế giới tăng lên mức cao kỷ lục mới
- ·Nghịch lý tiền điện tử tại Trung Quốc
- ·Chứng khoán 16/9: Khối ngoại xả ròng hơn nghìn tỷ đồng cổ phiếu VIC, VN
- ·Đã đủ cơ sở pháp lý để triển khai dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận
- ·TPHCM: Người dân sẽ được cấp cứu đường hàng không, đường thủy
- ·Chứng khoán 24/9: Thanh khoản thấp, ngân hàng không thể kéo VN
- ·TP.HCM sắp đón “làn sóng” đầu tư từ Hoa Kỳ
- ·Dự án Cảng cá Tịnh Hòa giải ngân “nhỏ giọt”, Quảng Ngãi yêu cầu làm rõ trách nhiệm
- ·TPHCM: Tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu
- ·Nghệ An ưu tiên đầu tư 12 dự án trên địa bàn huyện Đô Lương giai đoạn 2025
- ·Ngân hàng Nhà nước tăng cung vàng miếng, liệu có cầm cương được giá vàng?
- ·Mưa lớn gây ngập nhiều nơi, lực lượng chức năng có mặt giúp dân
- ·Gia hạn hơn 67.000 tỷ đồng tiền thuế, thuê đất hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid
- ·Chứng khoán 15/9: tăng điểm nhờ cổ phiếu MSN, HPG
- ·Cơ hội tỏa sáng cho những người yêu thích ca hát cùng Bia Lạc Việt chính thức khởi động
- ·Chưa thể vượt qua được ngưỡng kháng cự 1.800 USD/ounce, giá vàng sẽ tăng vào tuần tới?
- ·Chứng khoán 30/9: Giằng co với thanh khoản thấp, VN
- ·VietinBank “đánh tiếng” thoái bớt vốn, cổ phiếu Vietinbank Securities (CTS) tăng kịch trần
- ·Kiểm soát, kiềm chế buôn lậu, gian lận thương mại dịp Tết
- ·Chứng khoán FPT lãi gấp 6 lần quý 3 năm trước