【bảng xếp bóng đá ý】Thành quả phát triển nông nghiệp
Dù gặp không ít khó khăn do thiên tai và dịch bệnh; thế nhưng,ảphttriểnnngnghiệbảng xếp bóng đá ý với sự quyết tâm của toàn ngành nên lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh tiếp tục gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) khu vực I trong năm 2020 chạm mốc 3,09%.
Năng suất, sản lượng và giá bán lúa trong năm 2020 đều tăng so với cùng kỳ, góp phần quan trọng cho GRDP khu vực I của tỉnh đạt mốc 3,09%.
Thực hiện nhiều mô hình hiệu quả
Là một trong những địa phương thường chịu ảnh hưởng của tình hình xâm nhập mặn vào mùa khô hàng năm; do đó, để giúp người dân sản xuất hiệu quả thì trong năm qua, ngành nông nghiệp huyện Long Mỹ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, địa phương còn khuyến khích bà con ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm để tăng nguồn thu nhập trên cùng diện tích canh tác. Sau thời gian triển khai thực hiện thì trên địa bàn huyện Long Mỹ đã xuất hiện được nhiều mô hình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu cho hiệu quả kinh tế cao.
Ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đang mang lại nhiều hiệu quả cho người dân.
Cụ thể, từ năm 2017 đến nay, diện tích chuyển đổi từ đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng hàng năm trên địa bàn huyện Long Mỹ đạt 222,4ha, với những loại cây trồng chủ yếu như: dưa hấu, dưa lê, dưa gang, đậu bắp Nhật, chuối và rau ăn lá; riêng diện tích chuyển đổi sang cây trồng lâu năm đạt gần 129ha, gồm bưởi da xanh, mãng cầu xiêm, dừa, chanh không hạt,… Về hiệu quả kinh tế của mô hình chuyển đổi cây hàng năm cao gấp 3-5 lần và cây lâu năm cao gấp 3-7 lần so với trồng lúa. Ngoài hai mô hình trên, nhiều nông dân của huyện Long Mỹ còn chuyển đổi kết hợp trồng lúa với nuôi trồng thủy sản, chủ yếu là nuôi tôm trên vùng đất sản xuất một vụ lúa tại xã Lương Nghĩa và nuôi cá ruộng, với tổng diện tích hiện tại gần 100ha.
Ông Nguyễn Văn Khải, hộ dân có 6 công ruộng áp dụng mô hình lúa - tôm ở ấp 6, xã Lương Nghĩa, thông tin: “Trước đây, khi bà con xứ này còn làm 2 vụ lúa/năm thì mức lợi nhuận thu được chỉ 30-35 triệu đồng/ha. Thế nhưng, từ lúc chuyển sang mô hình 1 lúa - 1 tôm thì mức lợi nhuận được nâng lên 60-85 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, mô hình lúa - thủy sản ngoài mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân thì còn tạo điều kiện trong việc cải thiện độ màu mỡ của đất, hạn chế sự phát triển và cắt đứt mầm bệnh lưu tồn trong đất. Từ đó, giúp nông dân khi chuyển sang trồng lúa sẽ giảm được chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận”.
Ông Lê Hồng Việt, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Long Mỹ, cho biết: Từ sự quan tâm, hỗ trợ của Nhà nước, cùng những nỗ lực của cả hệ thống chính trị từ huyện đến xã và sự hưởng ứng tích cực của người dân thì lĩnh vực nông nghiệp của huyện Long Mỹ trong năm 2020 nói riêng và những năm gần đây nói chung đã có bước phát triển quan trọng. Đặc biệt, mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa đã góp phần đáng kể vào việc định hình, phát triển nền nông nghiệp của huyện có định hướng chiến lược, đồng thời tạo ra phong trào trong nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng nông sản nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường hiện nay.
Giống như nông dân huyện Long Mỹ, người dân huyện Châu Thành cũng đang ứng dụng mạnh mẽ những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản suất để mang lại giá trị kinh tế cao và thích ứng với biến đổi khí hậu. Nổi bật là toàn huyện Châu Thành hiện có hơn 1,5ha trồng màu và dưa lưới trong nhà màng ứng dụng công nghệ cao. Riêng trong năm 2020, huyện được Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp của tỉnh hỗ trợ cho người dân thực hiện mô hình trồng rau màu trong nhà màng và ứng dụng công nghệ cao với diện tích 1.000m2. Từ mô hình này sẽ làm điểm để địa phương nhân rộng thêm cho người dân. Bên cạnh đó, trong năm qua, ngành chức năng huyện Châu Thành còn phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh thực hiện 2 dự án VietGAP trên cây mít và xoài, đồng thời thực hiện truy xuất nguồn gốc theo công nghệ Blockchain. Ngoài ra, huyện còn xây dựng mô hình trồng chanh không hạt đạt chuẩn GlobalGAP và hướng đến tiêu chuẩn hữu cơ (Organic). Mặt khác, hàng năm ngành chức năng huyện Châu Thành còn hỗ trợ nguồn kinh phí không nhỏ cho người dân thực hiện mô hình tưới tự động cho cây trồng, phấn đấu trong năm 2021 này, diện tích cây ăn trái trên địa bàn huyện có áp dụng mô hình tưới tự động đạt 50%.
Những kết quả ấn tượng
Cùng với những mô hình chuyển đổi, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân tại 2 địa phương điển hình như trên thì trong năm 2020, lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh còn gặt hái được nhiều kết quả ấn tượng khác. Điển hình trên cây trồng chủ lực của tỉnh là lúa, tổng diện tích gieo trồng cả năm đạt gần 199.000ha, tăng gần 800ha so với cùng kỳ. Nhờ nông dân áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác nên năng suất lúa bình quân cả năm của tỉnh tăng 0,1 tấn/ha so với cùng kỳ khi đạt 6,53 tấn/ha; tổng sản lượng ước đạt gần 1,3 triệu tấn, tăng hơn 35.000 tấn so với cùng kỳ. Mặt khác, nhờ việc chuyển đổi từ giống lúa chất lượng thấp sang chất lượng cao theo nhu cầu thị trường như: OM 5451, RVT, Đài thơm 8, nhóm giống ST,… đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất cho người dân.
Ông Nguyễn Thanh Nhanh, hộ có hơn 1ha lúa ở ấp 5, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, thông tin: “Bên cạnh năng suất lúa tăng thì trong năm qua, giá lúa ở các vụ cũng ở mức cao hơn so với những năm trước. Điển hình là giống lúa OM 5451 có giá bán dao động từ 5.300-5.600 đồng/kg, giống lúa OM 18 và Đài thơm 8 dao động từ 5.600-5.900 đồng/kg, giống lúa IR 50404 từ 5.200-5.400 đồng/kg. Nhìn chung, giá lúa trung bình ở cả 3 vụ lúa qua cao hơn từ 300-1.000 đồng/kg so với những năm trước. Nhờ vậy, mức lợi nhuận thu được cho người trồng lúa cũng tăng khi đạt từ 25-35 triệu đồng/ha (tùy vụ)”.
Cùng với cây lúa, thủy sản cũng có nhiều đóng góp quan trọng cho lĩnh vực nông nghiệp trong năm qua. Theo đó, tổng diện tích nuôi thủy sản ước cả năm đạt hơn 8.000ha, tăng 9,5% so với cùng kỳ; tổng sản lượng thu hoạch ước đạt 78.779 tấn. Đặc biệt trong năm 2020, ngành thủy sản đã xây dựng được 3 mô hình/0,3ha về nuôi thủy sản trên ruộng lúa theo hướng nâng cao giá trị tại huyện Long Mỹ và Phụng Hiệp; 3 mô hình/0,4ha về nuôi cá lóc vèo đặt trong ao tại huyện Châu Thành và Châu Thành A. Bên cạnh đó, ngành thủy sản tỉnh còn phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thả hơn 650kg cá giống các loại về với tự nhiên nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, dù gặp không ít khó khăn về dịch bệnh nhưng bù lại giá bán ở mức cao nên tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh trong năm qua vẫn có bước phát triển, nhất là những tháng cuối năm có sự tăng mạnh về số lượng đàn gia súc, gia cầm. Ngoài ra, công tác phòng, chống thiên tai, xâm nhập mặn và phòng cháy, chữa cháy rừng cũng được ngành chức năng và người dân trong tỉnh chủ động thực hiện nhiều giải pháp trọng tâm nên tình hình thiệt hại do thiên tai gây ra không lớn…
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho hay: Trong năm 2020, công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp được quán triệt và tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm từ tỉnh đến cơ sở. Nhờ vậy, toàn ngành đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu theo kịch bản tăng trưởng đề ra. Cụ thể, GRDP khu vực I (lĩnh vực nông nghiệp) trong năm 2020 chạm mốc 3,09%, đây là một trong những mức tăng trưởng cao nhất trong 5 năm qua. Để đạt được mức tăng trưởng như trên, lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh trong năm qua tiếp tục thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng phù hợp và nâng cao giá trị kinh tế như mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, cây ăn trái và rau màu an toàn,… Năm 2021, đây là năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm (giai đoạn 2021-2025) trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, do đó những nội dung về tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp an toàn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0… sẽ được nhân rộng với quy mô lớn, tập trung gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo chuỗi giá trị. Trong đó, một số lĩnh vực ưu tiên thực hiện là lúa gạo, trái cây và thủy sản để tạo đà cho tăng trưởng của ngành qua từng năm...
Trong năm 2021, ngành nông nghiệp tỉnh đề ra mục tiêu đạt GRDP là 2,25%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch đạt 83%; xây dựng thêm 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; giữ vững tỷ lệ che phủ rừng 3%. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Thời tiết hôm nay 01/12: Nam Bộ sáng sớm mát mẻ; Bắc Bộ rét, sương mù
- ·Phát triển vật liệu không nung: Lộ trình nhiều chông gai
- ·Đồng Xoài: Kiểm tra công tác chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023
- ·Hiểm họa rình rập trước cổng trường học
- ·Facebook phát triển công nghệ gõ văn bản bằng ý nghĩ
- ·Chung tay giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới
- ·113 ha lúa vụ 3 bị thiệt hại trắng
- ·Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5
- ·Trong trại giam, Mr Pips Phó Đức Nam có thấu?
- ·Thương hiệu mật ong rừng U Minh Hạ có bị xâm hại?
- ·Nga và Ukraine trao đổi hơn 300 tù binh trước thềm năm mới
- ·Tập huấn an toàn cho nhân viên bức xạ
- ·Việt Nam cần 270.000 tỷ đồng đầu tư hạ tầng xăng dầu, khí đốt vào năm 2030
- ·BHXH Việt Nam thí điểm dùng trợ lý ảo cấp lại mật khẩu VssID
- ·Tây Ninh Smart
- ·Làm thảm vải thu nhập khá
- ·Trên 280 triệu đồng từ các hoạt động mùa hè xanh 2023
- ·Tập huấn kiến thức, kỹ năng lái xe an toàn
- ·Samsung khẳng định vẫn dùng thương hiệu Galaxy Note cho điện thoại
- ·Bỏ áp trần giá sữa: Giá và chất lượng có còn đảm bảo?