【nhận định nauy】Biến những cơn khủng hoảng công việc thành động lực cho bản thân
Tôi đã dành 18 năm ở các công ty Mỹ, và nhìn bề ngoài tôi có vẻ như là một người sở hữu một sự nghiệp thành công. Tôi đã từng được thăng tiến lên cấp độ phó chủ tịch, đã kiếm được rất nhiều tiền và đã được công nhận. Nhưng bên trong lại là một câu chuyện khác. Tôi đã cảm thấy không hạnh phúc trong rất nhiều năm và trống rỗng.
Và khi tôi cận kề tuổi 40, những va chạm mà tôi đã trải qua trong suốt quãng thời gian làm việc biến thành những cơn khủng hoảng kinh hoàng. Vào năm cuối cùng tôi làm việc cho công ty, tôi đã trải qua sự kì thị, quấy rối tình dục, mất cân bằng trong công việc, mắc các chứng bệnh kinh niên, và khó khăn hơn hết, chính là sự lo sợ về công việc mà tôi dành cho nó gần như cả đời nhưng không đem lại bất kì giá trị nào cho xã hội và thế giới.
Tôi đã cố gắng trong vòng vài năm để tìm một con đường mới, nhưng mặc dù đã tiêu tốn hàng ngàn USD cho việc trị liệu và trải qua các cuộc kiểm tra với nhân viên tư vấn nghề nghiệp đều không đem lại kết quả gì khả quan, tôi cảm thấy bế tắc. Đơn giản là tôi không thể nghĩ ra cách để áp dụng tài năng và kĩ năng của mình theo một hướng đi khác giúp tôi vừa thỏa mãn vừa đem lại những lợi ích kinh tế cho mình.
Cùng với 2 con nhỏ, tôi cần cống hiến hết sức cho tài chính gia đình mình. Tôi gặp khó khăn trong việc cố gắng hiểu rằng tại sao tôi lại gặp quá nhiều thử thách trong công việc, và tại sao tôi lại không thể tìm ra cách để sử dụng tài năng của mình cho những điều ý nghĩa.
Cuối cùng, một việc xảy ra đã làm thay đổi tất cả. Sau sự kiện khủng bố 9/11, tôi đối mặt với việc sa thải tàn bạo đã khiến tôi mất hết cả nghị lực và ý chí. Sau tuần đầu tiên kể từ khi bị sa thải, tôi thức dậy mỗi sáng vào cùng một khoảng thời gian và lái xe trong trang phục làm việc của mình một cách vô định, cố gắng “tìm lại chính mình” và xác minh tôi là ai và tôi muốn làm gì tiếp theo. Tôi biết tôi không thể chỉ ra ngoài và kiếm một công việc khác – chuyên môn của tôi đã bị lái đi theo một hướng khác so với những gì tôi muốn được làm trong cuộc đời mình.
Tuần tiếp theo, tôi có một cuộc hẹn với nhà tâm lý học của mình, tôi đã khóc, chia sẻ về việc tôi suy sụp và sốc như thế nào khi bị bỏ rơi. Anh ta nói, “Tôi biết đây giống như là khủng hoảng tệ nhất bạn từng gặp, nhưng với quan điểm của tôi, đây chính là khoảnh khắc đầu tiên của cuộc đời trưởng thành của bạn, và bạn có thể chọn là bất kì ai bạn muốn trở thành trên thế giới này. Bạn muốn trở thành người như thế nào?”.
Câu hỏi đó đã thay đổi cuộc đời tôi. Trước khi tôi biết được tôi sẽ thốt lên điều gì, tôi trả lời: “Tôi muốn giúp đỡ mọi người như anh, không làm hại ai và không muốn bị làm hại”. Kể từ cuộc thảo luận đó và từ gợi ý của nhà tâm lý học, tôi bắt đầu khám phá con đường trở thành một nhà tư vấn về hôn nhân và gia đình.
Sau khi đã làm xong các nghiên cứu và xác định đây là con đường thú vị, tôi ứng tuyển vào Đại học Fairfield 2 tháng sau đó để theo đuổi tấm bằng thạc sĩ về lĩnh vực tư vấn hôn nhân và gia đình. Tôi còn học thêm về kĩ năng sống một năm sau đó và theo đuổi về đào tạo trong cùng một lĩnh vực.
Tôi tự hứa với bản thân rằng tôi sẽ nắm quyền quyết định cuộc sống của mình và sắp đặt chúng cùng với những gì tôi cho rằng thật sự giá trị và tin vào. Bằng cách nào đó, trong khoảng thời gian đau khổ trong việc đánh giá và tính toán, tôi thức tỉnh và tìm thấy được nguồn sinh lực mới và một mục tiêu mới.
Sau khi trở thành một nhà trị liệu và bắt đầu sự nghiệp của mình, tôi đã làm việc với nhiều khách hàng đang đối mặt với vô số thử thách nghiệt ngã như là hiếp dâm, loạn luân, nghiện thuốc, nghiện rượu, trầm cảm, những ý nghĩ muốn tự sát và ngay cả muốn giết người. Trong khi học tập và trải nghiệm là một việc để đời, tôi bắt đầu hiểu ra được rằng danh tính của một nhà trị liệu này không phải là một mảnh ghép hoàn hảo cho đam mê và sở thích của mình.
Tôi tìm thấy mảnh ghép còn thiếu vào năm 2006 khi tôi bắt đầu diễn thuyết trong các buổi hội thảo dành cho phụ nữ ở Connecticut về việc thay đổi để phát triển. Trong các buổi nói chuyện này, tôi quan sát thấy 9/10 phụ nữ trung niên còn đang làm việc mà tôi gặp đều cảm thấy trống rỗng và không hạnh phúc với sự nghiệp của họ giống như tôi.
Một ý tưởng chợt lóe lên. Tôi đã cảm thấy sốc và trầm tư vào sự to lớn của vấn đề, và tôi nhận ra rằng vấn đề nghiêm trọng mà tôi gặp phải trong suốt sự nghiệp của mình chính là tiêu biểu cho hàng trăm ngàn thử thách khác của phụ nữ vòng quanh thế giới. Tôi sau đó quyết định rằng tôi phải là một phần của giải pháp này.
Tôi muốn giúp để phụ nữ có thể làm được nhiều việc với hiệu suất cao hơn và những lãnh đạo nữ có tiềm năng vuợt qua những thử thách trong kinh doanh, và sống cuộc sống của họ một cách mạnh mẽ. Tôi muốn hoàn thành phần của mình để giúp đỡ những phụ nữ, đại diện cho chỉ 16% những lãnh đạo trong các công ty lớn, được có tiếng nói và nhận được sự ghi nhận xứng đáng hơn. Tôi muốn biến những thử thách này thành một cuộc hội thoại có tầm cỡ quốc gia.
Ở tuổi 42, tôi đột nhiên tìm ra mục đích mà tôi cảm thấy trống trải trong suốt quãng thời gian làm việc của mình. Tôi quyết định biến “mớ hỗn độn của tôi thành thông điệp” và giúp những phụ nữ khác vuợt qua 12 cuộc khủng hoảng điển hình bị che giấu mà tôi đã trải qua trong suốt thời gian làm việc.
7 điều đứng đầu chính là:
1. Trải qua những vấn đề sức khỏe kinh niên: Sức khỏe suy yếu – chứng bệnh dai dẳng hoặc bệnh tật – không có phản ứng với quy trình điều trị.
Câu thần chú: “Tôi không thể tự chữa khỏi vấn đề sức khỏe của mình”
2. Mất đi tiếng nói: Đấu tranh với sự bất lực trong việc cất lên tiếng nói – không thể đấu tranh cho bản thân và cả những người khác, cho nỗi sợ bị phê bình, bị chối bỏ hay bị phạt
Câu thần chú: “Tôi không thể lên tiếng mà không bị phạt”.
3. Đối mặt với sự ngược đãi: Bị đối xử tệ bạc, thậm chí không thể chịu đựng nổi, trong công việc – và chọn giải pháp ở lại
Câu thần chú: “Tôi không thể dừng vòng xoáy ngược đãi này lại”.
4. Cảm thấy bị bó buộc trong nỗi sợ tài chính: Duy trì ở một thái độ bi quan về mọi thứ vì tiền
Câu thần chú: “Tôi không thể thoát ra khỏi sự bó buộc tài chính này”.
5. Phí phạm tài năng thật sự của bạn: Nhận ra rằng công việc của bạn không còn phù hợp và rất muốn sử dụng năng khiếu và khả năng của mình
Câu thần chú: “Tôi không thể sử dụng tài năng của mình”
6. Gặp khó khăn trong việc cân bằng cuộc sống và công việc: Cố gắng – và thất bại – để cân bằng mọi thứ, cảm thấy rằng bạn đang làm mọi người bạn quan tâm thất vọng
Câu thần chú: “Tôi không thể cân bằng cuộc sống và công việc của tôi”
7. Làm công việc mà bạn ghét: Chờ đợi để tìm lại được con người thật của bạn – và làm công việc mình yêu thích
Câu thần chú: “Tôi không thể làm việc mà tôi yêu thích”
Tôi bắt đầu công việc kinh doanh của mình, công ty truyền thông Ellia, với việc cung cấp những sản phẩm, dịch vụ, huấn luyện và hướng dẫn đều vì mục đích này. Với dự án mới này, cuối cùng tôi lại cảm thấy tất cả mọi thứ đều tự gắn kết với nhau – kĩ năng của tôi, tài năng, đam mê, khả năng và kinh nghiệm quá khứ đều trở về với nhau theo cách mà chúng có thể giúp đỡ cho thành công của người phụ nữ.
Kết quả của chuyến hành trình chính là tôi đang làm việc với những người phụ nữ mà tôi cho rằng là lý tưởng nhất cho các vấn đề tôi đam mê: phụ nữ từ trung niên tới cao tuổi đã đạt được những thành công nhưng còn mong đợi hơn về đam mê, quyền lực và mục đích của công việc họ làm, và những người có ước muốn tạo sức ảnh hưởng lớn hơn tới thế giới và cộng đồng của họ.
Kết nối những mấu chốt và vẽ lên niềm đam mê, kĩ năng và khả năng, tôi có thể giúp những phụ nữ khác cảm thấy rằng họ chính là câu trả lời cho câu hỏi sâu thẳm nhất trong suốt đời tôi – “Tôi là gì trên Trái Đất này, tại thời điểm này làm gì, cống hiến gì và để lại gì?”
Với một người đã từng lạc lối nhưng lại tìm được con đường của mình, tôi yêu thích giúp đỡ những người phụ nữ khác tìm được sự liên kết giữa giá trị, tài năng, và đam mê của họ với nghề nghiệp của mình.
Giống như Maria Nemeth, tác giả của cuốn sách đầy cảm hứng Năng Lực Đồng Tiền, chia sẻ: “Chúng ta đều hạnh phúc nhất khi chúng ta thể hiện ra bên ngoài rằng chúng ta biết điều gì là đúng cho bản thân mình, khi nào chúng ta sẽ cống hiến cho lẽ sống của mình theo cách có thể đóng góp cho người khác”.
Và bây giờ, đối với tôi, đây là một cuộc đời đáng sống, với những thành công và hạnh phúc bất ngờ.
Theo Trí Thức Trẻ
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu chú trọng chăm sóc người cao tuổi (责任编辑:World Cup)
- ·Từ 15/9, Bộ Công an quy định 4 trường hợp CSGT được dừng xe
- ·Lo ngại nông sản bị cảnh báo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật tại Hàn Quốc
- ·Đề xuất tăng hơn 1.400 tỷ đầu tư cao tốc Mỹ An
- ·Hòa Bình: 5 tháng giải ngân vốn đầu tư công đạt 26,5% kế hoạch
- ·Lãi suất cho vay tiếp đà giảm 0,44%, song có thể đảo chiều tăng năm 2025
- ·Quy mô xuất khẩu tăng: Nhiều mặt hàng nguy cơ bị áp thuế phòng vệ thương mại
- ·Vingroup nghiên cứu thành công công nghệ nhận diện khuôn mặt khi dùng khẩu trang
- ·WHO sử dụng ứng dụng WhatsApp để thông tin chính thức về dịch Covid
- ·Thời tiết Hà Nội hôm nay 6/8: Mưa rào khả năng có giông
- ·Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp liên tục được cảnh báo và hành động quyết liệt
- ·Xe đưa đón học sinh có màu sơn riêng, đăng kiểm được không?
- ·Những tin, bài hấp dẫn trên Báo Hải quan số 69 phát hành ngày 9/6/2019
- ·Rủi ro trái phiếu doanh nghiệp liên tục được cảnh báo và hành động quyết liệt
- ·Giá xăng dầu giảm nhẹ lần thứ 2 liên tiếp
- ·Ngày 5/1: Giá cà phê trong nước bất ngờ giảm, giá tiêu tăng mạnh
- ·Ngành Hải quan đưa ra các giải pháp triển khai chuyển đổi số
- ·Các trường học của Trung Quốc bắt đầu chuyển sang học trực tuyến
- ·Apple và Broadcom bị phạt hơn 1 tỷ USD do vi phạm bản quyền
- ·Nhận định, soi kèo NorthEast United vs Mohammedan, 21h00 ngày 3/1: Tâm lý rối bời
- ·Cách chức Giám đốc Sở Y tế Cà Mau Nguyễn Văn Dũng