【soi keo ajax】3 món khô “độc”, lạ của người miền Tây
Tây Nam Bộ là vùng đất màu mỡ, hệ thống sông ngòi, kinh rạch chằng chịt, hệ sinh thái rừng tràm nguyên sinh rộng lớn... Với sự thuận lợi đó, người dân miền Tây rất hào sảng đãi khách những món ăn đặc sản “hương đồng gió nội” cực kỳ “độc”, lạ mắt, hấp dẫn, trong đó có 3 món khô: khô rắn, khô chuột đồng, khô nhái… ngon “hết sẩy”. Ai đó một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên.
Tây Nam Bộ là vùng đất màu mỡ, hệ thống sông ngòi, kinh rạch chằng chịt, hệ sinh thái rừng tràm nguyên sinh rộng lớn... Với sự thuận lợi đó, người dân miền Tây rất hào sảng đãi khách những món ăn đặc sản “hương đồng gió nội” cực kỳ “độc”, lạ mắt, hấp dẫn, trong đó có 3 món khô: khô rắn, khô chuột đồng, khô nhái… ngon “hết sẩy”. Ai đó một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi không quên.
Khô rắn nổi danh
Vùng ÐBSCL với đặc thù là vùng có sông ngòi, kinh rạch chằng chịt nên nguồn lợi thuỷ sản vô cùng dồi dào. Mùa nước nổi, tôm, cá, rắn, rùa, ếch, nhái… cũng theo đó mà nhiều lên, nhất là các loại rắn. Ở huyện An Phú (tỉnh An Giang), rắn bông súng, rắn nước, rắn ráo trâu… sinh sôi theo cấp số nhân. Ban đầu, người dân chế biến chúng thành các món: rắn xào lăn, rắn hầm đu đủ, rắn xào lá cách, rắn nướng lèo, rắn nấu cháo đậu xanh… nhưng ăn riết cũng ngán. Người dân An Giang nghĩ ra cách làm khô ăn cho đỡ ngán, mà có thể giữ được lâu. Dần dà hình thành nên các lò chế biến khô rắn độc nhất vô nhị. “Ðộc” là bởi chưa có ai làm nên loại khô này, ngoại trừ người dân ở huyện An Phú.
Ảnh internet |
Cách thức chế biến loại khô này cũng khá đơn giản. Rắn mang về cắt cổ, lột da, róc bỏ xương lấy thịt rồi mang đi tẩm ướp gia vị. Gia vị cốt lõi nhất là nước mắm, đường, bột ngọt, tiêu, tỏi, ớt, sa tế, ngũ vị hương. Sau khi gia vị đã thấm vào từng thớ thịt rắn thì mang đi cán mỏng thành từng miếng dẹt rồi đem đi phơi khô. Ðể biết loại khô ngon, theo nhiều người trong nghề, từng thớ thịt rắn có màu hồng tự nhiên, thớ thịt khô, có độ dai dẻo.
Khô rắn nướng chín mùi thơm phức, từng thớ thịt rắn vừa dai vừa giòn, hậu ngọt của thịt và gia vị nêm nếm vừa tay thể hiện sự khéo léo và lành nghề của người làm khô. Ðặc biệt, khi món ăn này kết hợp với nước chấm được làm từ nước cốt chanh, thêm ít đường, vị chua ngọt của nước chấm hoà quyện vào từng thớ khô rắn càng tăng thêm tính hấp dẫn cho món ăn. Có nhiều người tìm đến An Giang để học hỏi cách làm và đặt hàng với số lượng lớn.
Khô chuột đồng
Ðồng Tháp nổi tiếng là vùng đất có nhiều món ăn ngon, đặc sản của vùng mà từ lâu đã được đúc kết bằng những câu ca dao:
“Muốn ăn bông súng mắm kho
Thì vô Ðồng Tháp ăn cho đã thèm”
Hay
“Lai Vung là xứ lạ lùng
Nem chua mà ngọt, thơm nồng mà say”
Hoặc
“Cần chi cá lóc, cá trê
Thịt chuột, thịt rắn nhậu mê hơn nhiều”
Còn nhiều món ăn ngon khác được chế biến từ “cây nhà lá vườn” của vùng đất này như: sữa sen - Tháp Mười, sữa bắp - Lai Vung, vịt nấu ấu - Lai Vung… Và phải kể đến món hấp dẫn làm từ thịt chuột. Người dân ở đây thích ăn chuột được bắt trên các cánh đồng lúa trong mùa gặt bởi thịt thơm ngon, mập ú. Có nhiều cách chế biến món ăn từ thịt chuột, nhưng phải kể đến món khô chuột. Ðây là mồi nhấm lý tưởng trong các tiệc nhậu. Cách làm khô chuột cũng khá đơn giản như làm khô rắn, nhưng tuỳ vào đặc trưng riêng của mỗi món ăn mà mang hương vị khác nhau. Chuột đồng mang về cắt đầu, lột da, bỏ nội tạng rồi ướp gia vị và mang đi phơi nắng. Khi ăn chỉ cần vùi vào than củi nóng, khi chín lấy ra dần cho sạch lớp thịt bị cháy xém là có thể thưởng thức; cũng có thể chặt nhỏ rồi chiên cho giòn. Chấm miếng khô chuột với muối tiêu chanh, nhai giòn, độ béo ngậy của nó hoà quyện vị chua mặn, cay cay của muối tiêu chanh thì ăn hoài không ngán.
Khô nhái
Nhái cơm ở miền Tây nhiều vô số kể. Thịt nhái ăn dai ngon lại mát, không có độc nên nhiều người rất khoái. Vì vậy, nhiều người liệt chúng vào hàng đặc sản. Người dân miền Tây hay dùng đèn soi để bắt chúng vào ban đêm, đặc biệt sau những cơn mưa thì chúng ra kiếm ăn rất nhiều.
Ngày nay, người dân không chỉ chế biến nhái thành các món ăn như: nhái chiên nước mắm, nhái chiên giòn hay nhái bằm nấu cháo nữa mà họ còn làm khô nhái. Nhái sau khi phơi khô thì mỗi con chỉ còn bằng ngón tay. Tuy nhỏ nhưng ăn rồi thì khỏi chê, phải nói là “càng ăn càng mê”. Cho khô nhái vào chảo dầu nóng, trộn đều là có thể thưởng thức. Món này không chỉ làm mồi nhấm rượu, ăn với cơm hay làm món ăn vặt cũng rất lý tưởng./.
Phan Tín Huy
(责任编辑:Cúp C1)
- ·VGH Group: Đối tác tin cậy trong sản xuất bao bì nhựa và nội thất xuất khẩu
- ·Ngày quyết định tương lai của Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma
- ·CNN: Triều Tiên tiếp tục chuẩn bị phóng thử tên lửa đạn đạo ICBM
- ·Ngoại trưởng Nhật Bản đánh giá cao những đóng góp của ASEAN
- ·Giá vàng hôm nay 28/1/2024: SJC tiếp tục cao hơn thế giới gần 16,5 triệu đồng
- ·Chiến tranh Jan Hus
- ·Bức tranh u ám về tình trạng người di cư trong năm 2016
- ·Ghana: Sập hầm tại khu khai thác mỏ trái phép, 14 người mất tích
- ·Ban hành tiêu chuẩn nông nghiệp hữu cơ hỗ trợ hoạt động sản xuất kinh doanh
- ·Kinh ngạc những bức ảnh màu cực hiếm từ Thế chiến 2
- ·Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- ·Qatar có khả năng bị áp đặt các biện pháp trừng phạt mới
- ·Ông Trump: Chỉ một thứ có thể giải quyết vấn đề hạt nhân Triều Tiên
- ·Lực lượng biên phòng Saudi Arabia bắn chết ngư dân Iran
- ·Thúc đẩy hoạt động đầu tư, phát triển công nghệ cao
- ·Mỹ điều tàu chiến tới khu vực Ấn Độ Dương
- ·Hội đồng Bảo an LHQ dự kiến họp khẩn về Iran trong ngày 5
- ·Lãnh đạo Nga
- ·Giá vàng lập đỉnh mới, thương hiệu SJC lên ngưỡng 83,7 triệu đồng mỗi lượng
- ·Mỹ cảnh báo nguy cơ tấn công mạng vào cơ sở năng lượng, công nghiệp