【kết quả trận brighton】Chủ tịch Hội Nhà văn: Việt Nam đang 'lạm phát' các cuộc thi Hoa hậu
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều nhận định: Rất ít Hoa hậu mang đến tác động tích cực cho xã hội,ủtịchHộiNhàvănViệtNamđanglạmphátcáccuộcthiHoahậkết quả trận brighton thậm chí họ còn gây ra tai tiếng trong hành động và đời sống riêng.
Người đẹp Huỳnh Trần Ý Nhi đến từ Bình Định đăng quang ngôi vị cao nhất của cuộc thi Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2023 (Miss World Vietnam 2023). Tuy nhiên, ngay sau khi đăng quang, Ý Nhi liên tiếp vướng phải những ồn ào không hay liên quan đến các phát ngôn chưa chuẩn mực.
Từ vụ việc của Hoa hậu ý Nhi, công chúng đặt ra câu hỏi: Liệu có cần phải quản lý chặt chẽ các cuộc thi sắc đẹp hay không?
Phóng viên VTC News đã có cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam về vấn đề này.
- Ông đánh giá thế nào về những ồn ào trong phát ngôn gần đây của Hoa hậu Ý Nhi?
Tôi nghĩ Hoa hậu Ý Nhi không có ý ngạo mạn trong câu trả lời đó. Cô chỉ là người chưa được dạy dỗ kỹ lưỡng. Cô nói về những người nổi tiếng, câu trả lời về mặt nội dung không có vấn đề gì trầm trọng. Nhưng nó cho thấy sự thiếu hụt về hiểu biết, lịch sử, văn hoá, sự tinh tế trong cách ứng xử của một người trẻ 21 tuổi, đặc biệt còn là một Hoa hậu.
Ở đây không chỉ trường hợp của Hoa hậu Ý Nhi mà chúng ta nhận thấy hành vi, ngôn ngữ của một số người trẻ trên mạng xã hội, nơi công cộng,... khiến chúng ta phải lo lắng. Đó không phải ngôn ngữ của thời hiện đại.
Tôi nghĩ một người bình thường nhất cũng sẽ không trả lời như vậy. Câu trả lời của Ý Nhi cho thấy sự thiếu hụt trong vấn đề văn hoá, ứng xử và hiểu biết của một tầng lớp trẻ.
- Những ồn ào đó có đáng để thu hồi danh hiệu, tước vương miện Hoa hậu Ý Nhi - như ý kiến của một số người trong thời gian gần đây?
Cách công chúng phản ứng về hành vi, ứng xử của Hoa hậu Ý Nhi là đúng. Bởi Hoa hậu là đại diện của một bộ phận những cô gái nhan sắc, có sự hiểu biết, có văn hoá, lòng nhân ái... của một cuộc thi sắc đẹp.
Trước ý kiến đề nghị tước danh hiệu Hoa hậu, cá nhân tôi thấy không cần thiết trong trường hợp cụ thể này. Bởi câu trả lời này không phải một hành động vi phạm nguyên tắc gì trầm trọng về đạo đức, hay ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục mà chỉ là sai trong cách ứng xử thiếu tinh tế, thiếu hiểu biết, thiếu văn hoá nói chung.
Vì cô đã nhận ra lỗi của mình và xin lỗi cộng đồng. Hãy để cô sửa chữa lỗi bằng các hoạt động của cô sau này đối với cộng đồng. Đây là bài học lớn cho Hoa hậu Ý Nhi và cả những người liên quan, quan tâm đến việc này như gia đình, nhà trường, cộng đồng.
- Có ý kiến cho rằng, ở Việt Nam đang có tình trạng lạm phát các cuộc thi Hoa hậu, ý kiến của ông về vấn đề này?
Số lượng các cuộc thi Hoa hậu hiện nay nhiều quá. Cộng đồng, xã hội và cả cơ quan chức năng, quản lý cũng thấy rõ điều đó và cảm thấy không cần thiết. Bộ VHTT&DL cũng giao cho các địa phương, các tỉnh quản lý các cuộc thi sắc đẹp
Trước kia, các cuộc thi Hoa hậu ở nước ta hay trên thế giới đều có mục đích tốt đẹp là tìm chọn ra những biểu tượng về đẹp về nhan sắc, hình thể, đẹp về tâm hồn, sự hiểu biết, trách nhiệm, lòng nhân ái,... với cộng đồng, xã hội.
Hoa hậu sau khi nhận vương miện, họ bước vào cuộc sống, với trách nhiệm kêu gọi thực hiện những điều tốt đẹp, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ văn hoá, chia sẻ với những người khó khăn... Đó là tính giáo dục cao, nhân văn cao ở các cuộc thi sắc đẹp.
Hiện nay, Việt Nam đang lạm phát các cuộc thi Hoa hậu. Cuộc thi sắc đẹp tràn ngập khắp nơi, chất lượng quá yếu, thậm chí gây phản cảm thì cần phải giảm bớt. Vì chắc chắn đây không phải là yếu tố kích cầu cho sự phát triển xã hội.
Bộ VHTT&DL và các cơ quan chức năng cần phải xem xét lại cách tổ chức các cuộc thi Hoa hậu để làm sao các cuộc thi sắc đẹp phải mang lại tinh thần đẹp đẽ, trong sáng, đầy văn hoá của cộng đồng, kêu gọi, hướng con người ta đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
- Các cuộc thi sắc đẹp đều đưa ra những sứ mệnh rất cao cho người đăng quang, thế nhưng thực tế dường như rất khác?
Tôi nghĩ cuộc thi sắc đẹp trước hết trao cho một người đủ với các tiêu chuẩn được đề ra và kêu gọi Hoa hậu đó có hành động đối với xã hội là mục đích của cuộc thi.
Có những Hoa hậu làm được, có người không làm được. Rất ít Hoa hậu sau khi đăng quang, mang đến những tác động sau đó cho xã hội. Thậm chí ngược lại họ còn mang đến những vấn đề tai tiếng trong quan hệ, hành động và cả đời sống riêng tư nữa.
Thực tế, Hoa hậu ở Việt Nam lâu nay, ít người dấn thân, dùng nhan sắc, tên tuổi, danh tiếng để làm điều tốt đẹp cho con người, cho cộng đồng.
Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều
(责任编辑:World Cup)
- ·Vợ cũ của chồng em nói rằng họ có một đứa con
- ·Những giải pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 tại TP.HCM
- ·Hòa Bình muốn Trung ương đầu tư 35 km Vành đai 5 vùng Thủ đô qua địa bàn
- ·Hoàn thành xây dựng Sân bay Long Thành trước ngày 31/3/2025
- ·Lời cầu cứu của người mẹ u tụy giai đoạn cuối
- ·Man Utd họp khẩn về HLV Solskjaer
- ·Kết thúc giải xe đạp truyền hình Bình Dương lần thứ VIII – Cúp Number 1
- ·Học viện Nutifood JMG có 20 cầu thủ trúng tuyển đại học thể thao
- ·Giám đốc Sở Tài nguyên môi trường Yên Bái vay tiền tỉ để xây biệt thự
- ·Đại hội TDTT tỉnh Bình Dương năm 2022: Khởi tranh môn việt dã
- ·Ép bạn gái phải cưới vì đã có con chung
- ·Thua tuyển Trung Quốc, tuyển nữ Việt Nam dừng bước ở tứ kết Asian Cup
- ·Hòa Bình muốn Trung ương đầu tư 35 km Vành đai 5 vùng Thủ đô qua địa bàn
- ·Xây dựng 5.000 km đường cao tốc
- ·Vợ bỏ đi, chồng bệnh thận mãn, con nguy cơ bỏ học
- ·An Giang lùi thời gian tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư do dịch bệnh COVID
- ·Bóng chuyền Vật liệu xây dựng Bình Dương: Sẵn sàng cho mục tiêu trụ hạng
- ·Chặng 2 Giải xe đạp nữ Bình Dương lần thứ XII
- ·Bị 'bùng' tiền cho vay, muốn đòi lại thì... mất lãi
- ·Nhà đầu tư Mỹ đặt nhiều kỳ vọng vào thị trường Việt Nam