【tỷ số australia】Hà Nội: Quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm
NÓNG: Hải quan phá đường dây buôn lậu thuốc lá,àNộiQuyếtliệtchốngbuônlậugianlậnthươngmạivàhànggiảdịpcuốinătỷ số australia rượu ngoại ngay giữa sân bay Tân Sơn Nhất Phát hiện, xử lý 99.975 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả Thanh Hóa: Bắt giữ 3.491 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, nộp ngân sách hơn 113 tỷ đồng |
Cụ thể, ngày 31/10, Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên đã ký ban hành kế hoạch số 16/KH-QLTTHN về việc kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý vi phạm các tháng cuối năm 2022, dịp Tết Dương lịch; trước, trong và sau Tết Nguyên đán Qúy Mão năm 2023.
Kiểm tra, xử lý hàng hóa nhập lậu đặc biệt là mặt hàng pháo nổ các loại.
Kế hoạch nêu rõ, về công tác kiểm tra, xử lý hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ:Tập trung kiểm tra, kiểm soát, xử lý có trọng tâm, trọng điểm các đối tượng kinh doanh, hoạt động có tổ chức tập kết, vận chuyển hàng cấm, hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại, chú trọng đấu tranh các mặt hàng thuốc lá nhập lậu (bao gồm xì gà, thuốc lá điện tử), pháo nổ, đồ chơi ảnh hưởng tới sức khỏe và nhân cách trẻ em; thịt và các sản phẩm chế biến từ thịt gia súc gia cầm nhập lậu; quần áo thời trang may sẵn, vải; hàng điện tử điện lạnh, đồ điện gia dụng; thực phẩm bánh kẹo rượu, bia, nước giải khát nhập lậu, xăng dầu, thuốc tân dược, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm... các nguyên liệu, phụ gia nhập lậu vi phạm an toàn thực phẩm dùng để sản xuất chế biến hàng công nghiệp thực phẩm có nhu cầu tiêu dùng cao trong các dịp lễ, Tết.
Lực lượng quản lý thị trường kiểm tra hàng hóa vi phạm |
Chủ động phối hợp kiểm tra các điểm tập kết, kho hàng tại địa bàn các quận, huyện: Thanh Trì, Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, Gia Lâm, Long Biên... và trên các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt từ các tỉnh phía Bắc, miền Trung, phía Nam ra Hà Nội tiêu thụ và ngược lại; hoạt động vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp giao nhận, chuyển phát nhanh, tăng cường chống buôn lậu, hàng cấm tại cảng hàng không sân bay quốc tế Nội Bài.
Tiếp tục triển khai các nhiệm vụ được Thành phố giao tại Đề án, kế hoạch quản lý trái cây, an toàn thực phẩm trong chợ, khí cười và các gian lận thương mại trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Cơ quan thường trựcBan Chỉ đạo 389 Thành phố: Tham mưu Ban Chỉ đạo 389 Thành phố chỉ đạo các Sở, ngành thành viên, Ban chỉ đạo 389 các quận, huyện, thị xã tăng cường các biện pháp phòng, chống sản xuất, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo trên địa bàn TP Hà Nội dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Qúy Mão 2023; Tiếp tục vận động các tổ chức, cá nhân, hộ kinh doanh ký cam kết không sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ và đốt pháo nổ trên địa bàn đồng thời phối hợp các cơ quan thông tin truyền thông đẩy mạnh hoạt động, hình thức tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về quản lý sử dụng pháo.
Chỉ đạo các Đội quản lý thị trường phối hợp chặt chẽ với lực lượng Công an, UBND các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, mua, bán, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép pháo nổ các loại.
Siết chặt công tác an toàn thực phẩm dịp Tết
Tại kế hoạchsố 16/KH-QLTTHN, Cục trưởng Chu Xuân Kiên cũng nhấn mạnh, công tác an toàn thực phẩm cần được siết chặt dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 sắp đến.
Về công tác kiểm tra, xử lý hàng hóa vi phạm an toàn thực phẩm, chất lượng: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng dịch vụ do ngành công thương quản lý như: rượu, bia, nước giải khát, bánh mứt kẹo, thực phẩm chế biến từ tinh bột, hàng công nghệ phẩm.
Kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm tại siêu thị |
Phối hợp các ngành chức năng tăng cường kiểm soát các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; kinh doanh, vận chuyển và chế biến thịt, các sản phẩm từ thịt; động vật tươi sống, thủy hải sản tươi sống, thực phẩm đông lạnh; các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm hàng tiêu dùng.
Về công tác kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các gian lận thương mại khác: Tiếp tục duy trì có hiệu quả việc tiếp cận các thông tin phản ánh, khiếu nại của người tiêu dùng; kịp thời phân loại, xác minh làm rõ thông tin, giải quyết kịp thời mọi kiến nghị của ngươi tiêu dùng đảm bảo khách quan, trung thực tạo lòng tin của người tiêu dùng đối với hàng Việt Nam.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các đối tượng lợi dụng cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, lợi dụng kích cầu để tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm chất lượng, hàng nhập lậu giá rẻ từ nước ngoài gắn nhãn của nhà sản xuất trong nước có uy tín trên thị trường góp phần bảo vệ uy tín của doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng như quyền, lợi ích chính đáng của người tiêu dùng.
Phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội, các lực lượng chức năng trên địa bàn tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với biến động về giá cả các mặt hàng tiêu dùng, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá không đúng quy định của pháp luật; đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, bánh kẹo rượu bia, nước giải khát; phối hợp cơ quan y tế có thẩm quyền, lực lượng chức năng tiếp tục kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc chữa bệnh, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống các bệnh dịch: cúm gia cầm, sốt xuất huyết, Covid-19... trong các tháng cuối năm, dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán.
Về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật:Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, kết hợp phổ biến tuyên truyền pháp luật để doanh nghiệp, cá nhân sản xuất kinh doanh chấp hành đúng quy định của Nhà nước; thực hiện cam kết không kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng vi phạm về chất lượng, không đảm bảo ATTP.
Phối hợp các cơ quan thông tin truyền thông, chính quyền địa phương thông tin minh bạch, công khai các biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại đối với một số mặt hàng, khu vực trọng điểm giúp doanh nghiệp, thương nhân nhận biết, nâng cao nhận thức trách nhiệm, đạo đức kinh doanh đồng thời cảnh báo sớm người tiêu dùng trong mùa mua sắm cuối năm 2022, dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.
Kế hoạch số 16/KH-QLTTHN sẽ được triển khai từ 1/11/2022 đến 15/2/2023. Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội Chu Xuân Kiên cũng lưu ý: các Đội Quản lý thị trường chủ động thực hiện kế hoạch; phối hợp chặt chẽ với Sở Công Thương Hà Nội; Ban Chỉ đạo 389 thành phố Hà Nội; Ban Chỉ đạo 389 quốc gia khi có yêu cầu. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Thương hiệu du lịch TP Hồ Chí Minh vươn tầm quốc tế
- ·Bắt giam thanh niên dùng clip nhạy cảm để ‘tống tiền’ bạn gái ở Thái Bình
- ·Bắt giam kẻ gây tai nạn giao thông chết người rồi bỏ trốn
- ·Đầu tư tiền ảo theo bạn trên Facebook, người phụ nữ bị lừa hơn 3 tỷ đồng
- ·Những sân bay sẽ bị ảnh hưởng của bão số 1
- ·Mua ô tô mới nhưng chậm đăng ký xe để chờ giảm thuế có bị phạt?
- ·Vụ phát hiện thi thể phụ nữ bị giấu trong vườn điều: Truy tìm người con trai
- ·Nghe lời bạn quen qua mạng, một phụ nữ ở Phú Yên bị lừa hơn 14,4 tỷ
- ·Microsoft sa thải 1.850 nhân viên, ngừng sản xuất điện thoại thông minh
- ·Bắt giam 2 mẹ con 'hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân' ở Kiên Giang
- ·Độ mặn trên các sông tiếp tục tăng
- ·Đổ 200 tấn tro xỉ để san lấp ruộng, 2 người bị khởi tố
- ·Triệt xóa đường dây 'lừa tình, lừa tiền' xuyên quốc gia
- ·Xử vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Trương Mỹ Lan bị đề nghị án chung thân
- ·Cảnh giác với thủ đoạn lừa đảo đổi tiền, vay tiền, đáo hạn dịp cận Tết Nguyên đán 2025
- ·Khởi tố, bắt giam người phụ nữ lừa đảo chiếm đoạt cả chục tỷ đồng
- ·Xe ô tô được đăng ký tạm thời trong những trường hợp nào?
- ·Tài xế của Trương Mỹ Lan đến SCB chở tiền đóng sẵn, được thưởng 500.000 đồng/lần
- ·Phát hiện xác chết trôi trên sông Bảo Định
- ·Nữ quái chuyên rủ đàn ông đi nhà nghỉ rồi trộm tiền, vàng