会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ti so giai duc】Một mùa mía đắng !!

【ti so giai duc】Một mùa mía đắng !

时间:2025-01-11 08:41:38 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:445次

ĐBSCL là nơi có mía nguyên liệu chín sớm nhất cả nước. Trong khi vùng mía nguyên liệu tại huyện Phụng Hiệp,ộtmamađắti so giai duc tỉnh Hậu Giang, nhiều diện tích mía bị chết ngợp vì lũ sớm, thì các nhà máy đường cũng đứng ngồi không yên trước cảnh thua lỗ, có nguy cơ phá sản.

Hơn 4 công mía của anh Mộng chết trắng trên đồng, thiệt hại gần 40 triệu đồng. Ảnh: DUY KHÁNH

Áp lực chạy lũ

Vùng mía ở ấp Long Phụng, xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp bao không khí buồn bã vì ngoài đồng đã có nhiều diện tích mía bị chết. Chỉ tay về phía hơn 4 công mía của gia đình đã bị ngập nước hơn nửa tháng qua với độ sâu hơn 4 tấc nước và hiện mía cũng đã khô đọt chết dần, ông Ngô Thanh Mộng nói trong thất vọng: “Nước dâng lên quá nhanh trở tay không kịp. Giờ mía đã ngập sâu, nếu có bơm thoát nước thì mía cũng chết rồi và sẽ càng lỗ thêm. Thời gian qua gia đình cũng chạy khắp nơi kêu thương lái để bán mía, nhưng khi thương lái xem mía rồi đều lắc đầu không mua”.  

Còn trường hợp của bà Phạm Thị Út, khi bà vừa thu hoạch gần 5 công mía bị ngập và chết chỉ được hơn 25 tấn mía, sau đó đã nhanh chóng thuê ghe chở số mía này xuống Nhà máy Đường cồn Long Mỹ Phát để mong bán được mía. Bà Út chia sẻ: “Mía ngoài đồng chết, chờ nhà máy đường đến mua nhưng không được, gia đình tôi đành đốn mía và mướn ghe chở đi bán cho lẹ. Thương lái vô đây thấy rẫy mía chết nên chỉ mua với giá 300 đồng/kg thì làm sao bán được. Hiện số mía của gia đình đang nằm đợi ở Nhà máy Đường cồn Long Mỹ Phát, nhưng không biết có bán được hay không nên cũng lo lắm!”.

Sau khi Nhà máy Đường cồn Long Mỹ Phát (Losuco) thông báo ngày 16-9 vừa qua sẽ tiến hành tiếp nhận mía tại cầu cảng nhà máy và ngày 21-9 chính thức vào vụ ép cho niên vụ mía 2018-2019 thì những ngày qua, nông dân trồng mía thuộc vùng nguyên liệu có bờ bao của Losuco phụ trách, như: xã Hòa Mỹ, Bình Thành, Phương Bình... đã bắt đầu vào đợt thu hoạch mía đầu vụ. Tuy nhiên, do giá mía thấp nên sau khi bán mía xong bà con không có lợi nhuận, từ đó không khí mùa vụ rất trầm lắng.

Với vẻ mặt buồn bã khi đang thu hoạch 2,5 công mía của gia đình bán cho thương lái, ông Lê Văn Hậu, ở ấp Mỹ Phú, xã Hòa Mỹ, bộc bạch: “Đợt thu hoạch mía năm trước bán được giá 970 đồng/kg, lần này giá mía giảm xuống chỉ còn 650 đồng/kg, trong khi giá thành sản xuất vụ này ở mức hơn 700 đồng/kg (chỉ tính riêng tiền thuê nhân công thu hoạch mía đã mất 240.000 đồng/tấn). Với đà thua lỗ như vầy chắc sau đợt thu hoạch mía vụ này sẽ có nhiều bà con nơi đây bỏ cây mía để chuyển sang cây trồng khác, trong đó có gia đình tôi”. 

Bên cạnh giá mía ở mức thấp thì năng suất của những rẫy mía đang thu hoạch cũng giảm so với cùng kỳ. Cụ thể, năng suất mía chỉ dao động từ 80-90 tấn/ha, giảm từ 10-20 tấn/ha. Theo lý giải của nông dân trồng mía, nguyên nhân làm cho năng suất mía đạt thấp là do bà con dự báo tình hình tiêu thụ mía năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn, nhất là giá bán sẽ không cao nên hầu hết đều không đầu tư nhiều về phân, thuốc và cũng giảm số lần bơm sình, nên cây mía không phát triển. Mặt khác, vào thời điểm tháng 6 vừa qua có xuất hiện đợt triều cường dâng cao làm ngập nhiều diện tích mía ở vùng trũng thấp, từ đó làm cho cây mía chậm lớn.

Theo kế hoạch của ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp thì trong tháng 9 này, toàn huyện có khoảng 1.500ha mía chín sớm (ROC 16) và mía nằm ở những vùng bị nước lũ đe dọa, đặc biệt là 270ha mía ở xã Hòa An và Phương Phú đã bị ngập nước cần được thu hoạch ngay. Nhưng đến thời điểm hiện tại, nông dân trên địa bàn huyện chỉ mới thu hoạch gần 600ha (tính luôn diện tích mía chục đã bán trước đó).

Các nhà máy đường kêu cứu !

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tồn kho tại các nhà máy đường (NMĐ) trong tháng 9-2018 hơn 600.000 tấn. Đây được xem là năm có lượng tồn kho cao trong khoảng 5 năm trở lại đây. Theo diễn biến giá đường hàng năm, giá đường trong nước sẽ nhích lên vào dịp Tết Trung thu, nhưng hiện nay điều này hoàn toàn đảo chiều. Giá đường bán buôn của các NMĐ trong nước tiếp tục giảm sâu và gần như chạm đáy. Thống kê từ Hiệp hội Mía đường Việt Nam, từ tháng 9-2017 đến tháng 7-2018 giá đường trắng giảm bình quân là từ 2.900-3.300 đồng/kg. Cụ thể, tháng 9-2017 giá bán buôn bình quân đường trắng trên thị trường (có VAT) là 13.400-14.300 đồng/kg. Đến tháng 7-2018, giá bán buôn bình quân đường trắng trên thị trường (có VAT) giảm xuống chỉ còn 10.500-11.000 đồng/kg. 

Các nhà máy đường đang đối diện với nhiều sức ép từ đường lậu. Ảnh: CAO PHONG

Trong khi đó, giá đường nhập lậu từ Thái Lan tại các cửa khẩu biên giới thấp hơn giá đường trắng trong nước từ 1.000-2.000 đồng/kg vào thời điểm đầu vụ. Tuy nhiên, vào cuối vụ do tiêu thụ chậm nên các công ty đường phải hạ giá bán gần bằng giá đường lậu để giảm tồn kho (giá đường trong nước và đường lậu chỉ còn chênh lệch 500 đồng/kg). Đường lậu lấn chiếm thị trường trong nước đã đẩy giá đường trong nước liên tục giảm và giảm sâu, nhưng tiêu thụ vẫn rất chậm, tồn kho cao.

Thực tế đường lậu của Thái Lan là đường dư thừa sau khi họ cân đối nguồn cung đảm bảo lợi nhuận cho nông dân và doanh nghiệp trong nước, nên việc họ tung vào thị trường Việt Nam rất thoải mái. Đường lậu này không chịu thuế nên dù đã cố gắng hạ giá thành sản xuất nhưng các NMĐ Việt Nam vẫn không đấu lại. “Cái khó lớn nhất mà ngành mía đường Việt Nam đối diện hiện nay là đường lậu từ Thái Lan. Trong bối cảnh này, các NMĐ rất cần Chính phủ hỗ trợ một số chính sách ngang bằng với các nước sản xuất đường trong khu vực. Trong đó, cần sớm áp dụng thuế đặc biệt đối với mặt hàng đường lỏng (HFCS); xem xét điều chỉnh giá điện sử dụng bã mía làm nguyên liệu bằng giá điện sinh khối theo Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Các bộ, ngành có liên quan cần phối hợp đẩy mạnh với cơ quan chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thực hiện có hiệu quả các biện pháp chống buôn lậu mặt hàng đường”, ông Phạm Quang Vinh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Mía đường Cần Thơ, kiến nghị.

Nhiều NMĐ sản xuất đường tinh luyện trong nước đang rất bức xúc với đường lỏng HFCS tràn vào Việt Nam. Trước đây, đường tinh luyện được sản xuất bán cho các nhà máy sản xuất công nghiệp trong nước. Nay đường lỏng HFCS được nhập với thuế bằng 0. Chính vì vậy, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đề nghị, áp dụng biện pháp tự vệ đối với đường lỏng HFCS. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, hồi tháng 4-2018 đã có Công văn số 37/CV-HHMĐ gửi Bộ Công thương và ngày 8-8-2018, có Công văn số 80/CV-HHMĐ báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng thuế đặc biệt đối với mặt hàng đường lỏng (HFCS)… nhằm tháo gỡ khó khăn cho ngành đường.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, năm 2018, tổng diện tích trồng mía đạt 241.407ha, tăng 10,39%; năng suất đạt 63,9 tấn/ha, tăng 2,24%. Các nhà máy đường đã ép trên 15,4 triệu tấn mía, sản xuất được 1,47 triệu tấn đường. Dự kiến niên vụ 2018/2019 diện tích mía là 238.067ha, sản lượng mía trên 15,3 triệu tấn; sản lượng đường trên 1,5 triệu tấn.

 

Nhóm PV

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Mưa ngập, ùn tắc kéo dài trên cao tốc Phan Thiết
  • Đề cao trách nhiệm người đứng đầu hải quan các cấp trong phòng, chống tham nhũng
  • Lịch thi đấu Asian Cup hôm nay 3/2/2024
  • Kết quả bóng đá Jordan 2
  • Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Arsenal, 00h30 ngày 5/1
  • Alcaraz lần đầu vào vòng 4 Australian Open
  • Kết quả bóng đá Nantes 0
  • Bảng xếp hạng Ngoại hạng Anh 2023/24
推荐内容
  • Hối hả chỉnh trang toàn tuyến cao tốc Nghi Sơn
  • Ngành Thuế Hà Tĩnh: Nỗ lực vượt khó
  • Lịch thi đấu Asian Cup hôm nay 20/1/2024
  • Hải quan khẩn trương xử lý vướng mắc liên quan Nghị định 15 về an toàn thực phẩm
  • 'Năm qua, tôi đã làm gì...'
  • Pep Guardiola trả giá đắt vì nghe lời học trò khi đấu Real Madrid