【lazio – sassuolo】Phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao
Năm 2018,ểncytrồngcgitrịkinhtếlazio – sassuolo ngoài tập trung cho cây lúa, huyện Vị Thủy còn khuyến khích phát triển mô hình cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng sinh kế cho người dân.
Nhiều nông dân ở huyện Vị Thủy chọn các loại cây trồng có giá trị cao hơn, thay thế những cây trồng kém hiệu quả để phát triển kinh tế.
Những năm gần đây, phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển sản xuất theo hướng nâng cao hiệu quả được huyện Vị Thủy đẩy mạnh. Nhiều diện tích vườn tạp dần được cải tạo, thay thế bằng những vườn cây ăn trái cho thu nhập cao. Ông Nguyễn Văn Quang, ở ấp 2, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, một trong 12 hộ của xã đã tham gia cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cây trồng và được địa phương hỗ trợ cây giống, cho biết: Trước đây, trong phần diện tích 4.000m2 đất vườn, có lúc ông trồng dừa, mía khi thì trồng quýt, chuối… mỗi loại trồng một thời gian ngắn mà thấy hiệu quả mang lại không cao. Sau khi được cán bộ kỹ thuật định hướng cải tạo vườn theo hướng trồng 1-2 loại cây mang lại giá trị kinh tế cao hơn. Hiện ông Quang đã lên liếp vườn nhà trồng cam sành, cam xoàn và bưởi da xanh. Sau khi trồng một thời gian, ông Quang nhận thấy so với các loại cây đã trồng trước đó thì cam và bưởi phát triển tốt, hợp đất hơn. Trong quá trình chuyển đổi cây trồng, ngoài tự học hỏi, ông còn tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh để áp dụng cho vườn cây của mình. Sau gần 3 năm, ông đã thu được những quả ngọt đầu tiên từ quá trình “thay áo” cho vườn cây. Cam sành đã cho trái 2 vụ, còn cam xoàn cũng đang cho trái chiếng. Ông Quang cho biết: Nếu cứ đà phát triển thuận lợi thì đợt thu hoạch sắp tới cả cam xoàn và cam sành sẽ cho không dưới 2 tấn trái. Trên bờ liếp, ông mới trồng thêm 100 dây bầu để sau này hái trái bán “lấy ngắn nuôi dài”. Trước đó, ông đã trồng mấy vụ dưa leo, khổ qua để phụ thêm chi phí sinh hoạt hằng ngày.
Ông Phùng Thái Duy, cán bộ khuyến nông xã Vĩnh Thuận Tây, thông tin thêm: Phong trào cải tạo vườn tạp, thay thế cây trồng kém hiệu quả bằng những loại cây có giá trị kinh tế cao diễn ra khá sôi nổi, nhất là trong 2-3 năm gần đây. Theo thống kê từ năm 2016 đến nay, diện tích vườn tạp được chuyển đổi trên toàn xã đạt 25,93ha. Chủ yếu người dân chuyển sang trồng bưởi da xanh, cam sành, cam xoàn, xoài cát Hòa Lộc… Không chỉ vậy, phần diện tích liếp trồng còn trống, bà con còn xen các loại rau màu nhằm lấy ngắn nuôi dài như bầu, mướp, khổ qua, dưa leo… cũng góp phần cải thiện thu nhập hằng tháng. Song song đó, nhiều hộ trong xã chuyển đổi cơ cấu sản xuất 2 màu - 1 lúa hoặc 2 lúa - 1 cá… mang lại nguồn thu nhập ổn định hơn so với sản xuất lúa vụ 3.
Bên cạnh việc chọn loại cây trồng phù hợp mang lại giá trị kinh tế cao, một số nhà vườn còn mạnh dạn mở rộng nhân giống để cung cấp cho nhiều hộ trong và ngoài địa phương. Lợi nhuận thu được từ 2 nguồn là sản phẩm trồng được và cây giống nhờ việc phát triển đúng hướng 1 loại cây thế mạnh, thay vì trồng đa loại cây trong một vườn mà không mang lại hiệu quả. Ông Nguyễn Minh Trắng, ở ấp 3, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, có 16 công đất trồng mít ruột đỏ, trong đó có 4 công đang cho trái, ước tính mỗi công cho khoảng 3 tấn trái/vụ. Ngoài cân cho thương lái với giá khoảng 60.000 đồng/kg, năm nay, ông Trắng còn ương giống, ghép gần 1.000 cây giống mít này để bán nhưng hiện đã được đặt hàng hết, thậm chí chưa đủ cung cấp vì nhu cầu giống mít này khá cao.
Việc cải tạo vườn tạp, thay thế dần cây trồng kém hiệu quả, phát triển sản xuất đã và đang góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực cho nền kinh tế nông nghiệp của huyện. Theo thống kê của Trạm Khuyến nông huyện Vị Thủy, tính đến tháng 9-2018, toàn huyện có 285,3ha trồng bưởi, 278,3ha cam, 728,8ha xoài và hơn 1.700ha các loại cây trồng khác. Bà Trần Hồng Tim, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vị Thủy, nhận định: Những mô hình chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế như bưởi, xoài, cam, mít… đã mang lại hiệu quả cao hơn so với mô hình cũ, cùng với đó là thu nhập của người dân cũng được cải thiện. Bên cạnh đẩy mạnh công tác định hướng, tuyên truyền, ngành chức năng huyện còn phối hợp với các hội, đoàn thể tổ chức nhiều đợt hỗ trợ giống, mở các lớp hướng dẫn kỹ thuật, giải pháp tiếp cận vốn để tạo điều kiện cho bà con mạnh dạn tham gia chuyển đổi.
Bài, ảnh: THIÊN TRANG
(责任编辑:Thể thao)
- ·Câu hỏi đau đớn của con khiến tôi ngã quỵ
- ·Hà Nội sẽ giám sát về cải cách hành chính, kế hoạch đầu tư công
- ·Gần 900.000 khách qua sân bay Nội Bài trong đợt Tết Quý Mão
- ·Thiệt hại do virus máy tính gây ra với người dùng Việt Nam là 21.200 tỷ đồng trong năm 2022
- ·Bông cỏ lau
- ·Việt Nam không ghi nhận ca Covid
- ·NSƯT Trần Ly Ly làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn
- ·Trúng 9 miếng vàng SJC nhờ uống Trà Dr Thanh
- ·Mùa phượng vĩ cuối cùng
- ·Hà Kiều Anh: 'Tôi và mẹ lênh đênh trên tàu, trộm lấy sạch số tiền ít ỏi'
- ·Dân lên tiếng về việc “hỏi xoáy đáp xoay” ở cầu Nhật Tân
- ·Hoa hậu Huỳnh Trang diện trang phục Khmer, thăm chùa Som Rong
- ·Ngân sách sẽ hỗ trợ 100% một số hoạt động công nghiệp hỗ trợ
- ·Minh Béo nhận huy chương LH Kịch: Cần thu hồi giải thưởng?
- ·Cô bé ung thư ước mái tóc mọc lại như xưa
- ·Siêu mẫu Vĩnh Thụy khoe vẻ nam tính với áo dài Liên Hương
- ·Nguy cơ từ những sản phẩm may mặc không được chứng nhận hợp quy
- ·Hà Nội rực rỡ hoa Lan Hồ điệp đón Xuân
- ·Thương cảnh mẹ già 82 tuổi nuôi cô con gái bị tâm thần
- ·Công an Hà Nội quyết liệt phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm về pháo dịp Tết Nguyên đán