会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【bxh giải vô địch quốc gia bồ đào nha】Samsung tăng 920 triệu USD ở Thái Nguyên; duyệt dự án 25.000 tỷ đồng tại Vân Đồn!

【bxh giải vô địch quốc gia bồ đào nha】Samsung tăng 920 triệu USD ở Thái Nguyên; duyệt dự án 25.000 tỷ đồng tại Vân Đồn

时间:2024-12-23 11:40:19 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:828次

Bình Định: Yêu cầu năng lực nhà đầu tưthực hiện Dự ánKhu vui chơi giải trí đầm Thị Nại

Ban Quản lý KKT Bình Định đã phê duyệt yêu cầu sơ bộ về năng lực,ăngtriệuUSDởTháiNguyênduyệtdựántỷđồngtạiVânĐồbxh giải vô địch quốc gia bồ đào nha kinh nghiệm của nhà đầu tư đăng ký thực hiện dự án đầu tư dự án Khu vui chơi giải trí Đầm Thị Nại.

Theo đó, về năng lực tài chính, nhà đầu tư muốn thực hiện Dự án này phải có vốn chủ sở hữu tối thiểu đăng ký đạt mức 119.351.000.000 đồng (tương đương với 15% tổng mức đẩu tư).

Trường hợp liên danh, vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư liên danh cũng phải bằng tổng vốn chủ sở hữu của các thành viên liên danh. Đồng thời, từng thành viên liên danh phải đáp ứng yêu cầu tương ứng với phần vốn góp chủ sở hữu theo thỏa thuận liên danh.

“Nếu bất kỳ thành viên nào trong liên danh được đánh giá là không đáp ứng thì nhà đầu tư liên danh được đánh giá là không đáp ứng yêu cầu về vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, nhà đầu tư đứng đầu liên danh phải có tỷ lệ sớ hữu vốn tối thiểu là 30%, từng thành viên liên danh có tỷ lệ sở hữu vốn tối thiểu là 15%”- Quyết định nêu rõ.

Bên cạnh đó, số lượng tối thiểu các dự án mà nhà đầu tư hoặc thành viên tham gia liên danh hoặc đối tác cùng thực hiện đã tham gia với vai trò là nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu hoặc nhà thầu chính phải có ít nhất 01 dự án loại 1 (Là dự án trong lĩnh vực nhà ở thương mại; công trình thương mại, dịch vụ; công trình đa năng, tổ hợp đa năng cho mục đích kinh doanh mà nhà đầu tư đã tham gia với vai trò nhà đầu tư góp vốn chủ sở hữu có tổng mức đầu tư tối thiểu bằng; 477.404.000.000 đồng (tương đương 60% tổng mức đầu tư của dự án đang xét) hoặc dự án mà nhà đầu tư có phần giá trị vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 71.611.000.000 đồng (tương đương 60% yêu cầu về vốn chủ sở hữu của dự án đang xét). Các dự án/gói thầu nhà đầu tư/đối tác thực hiện phái bảo đảm đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng theo hợp đồng đã ký kết mới được xem xét, đánh giá.

Dự án Khu vui chơi giải trí Đầm Thị Nại nằm trên địa bàn xã Nhơn Hội, thành phố Quy Nhơn thuộc Phân khu 04, KKT Nhơn Hội, tỉnh Bình Định. Dự án có phía Bắc và phía Nam giáp đất cây xanh của KKT Nhơn Hội, phía Đông giáp tuyến đường chuyên dụng phía Tây có lộ giới 45 m và Phía Tây thì giáp với đầm Thị Nại.

Dự án được tỉnh Bình Định hướng đến đầu tư xây dựng đẳng cấp, phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của khách du lịch và dân cư địa phương với tổng mức đầu tư hơn 795 tỉ đồng, trong đó sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án gần 605 tỉ đồng (Chưa bao gồm kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và tiền thuê đất) và chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự kiến gần 192 tỉ đồng.

Quy mô diện tích đất dự kiến sử dụng vào khoảng 30,44 ha bao gồm các công trình vui chơi, giải trí như Công viên nước, thủy cung, tắm suối nóng, hệ thống đường tàu lượn, các trò chơi mạo hiểm, bắn súng sơn… cùng các công trình phụ trợ như văn phòng điều hành, quản lý, khu vực cho nhân viên phục vụ, nhà bảo vệ, khu dịch vụ, nhà hàng, hội nghị,...

Tiến độ hoàn thành việc đầu tư toàn bộ dự án theo quyết định phê duyệt không quá 36 tháng kể từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, cho thuê đất. Nhà đầu tư cũng phải cam kết nộp ngân sách nhà nước với giá trị tối thiếu bằng giá sàn nộp ngân sách nhà nước (m3) nếu được chọn làm chủ đầu tư dự án.

Đề xuất lập Hội đồng thẩm định Nhà nước Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có công văn số 878/BKHĐT – GSTĐĐT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ về thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1).

Ảnh minh họa

Theo đó, Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) sẽ do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư làm Chủ tịch; Phó Chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư.

Các thành viên của Hội đồng gồm lãnh đạo các Bộ: GTVT; tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quốc phòng; Công an; Xây dựng; Công thương; Tư pháp; lãnh đạo ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo UBND 2 tỉnh: Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Vào cuối tuần trước, Bộ GTVT đã có tờ trình số 1251/TTr – BGTVT gửi Thủ tướng Chính phủ về Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) để tổ chức thẩm định, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư.

Đây là một trong số 3 dự án đường cao tốc do Bộ GTVT chuẩn bị đầu tư đã được Chính phủ đưa vào danh mục các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội để sớm hoàn thành đưa vào khai thác phát huy hiệu quả đáp ứng nhu cầu vận tải cấp bách của vùng kinh tếtrọng điểm phía Nam.

Trước đó, Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu (giai đoạn 1) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư tại Quyết định số 1602/QĐ-TTg ngày 23/9/2021 theo phương thức PPP. Bộ GTVT cũng đã cơ bản hoàn thành báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án

Theo đề xuất mới nhất của Bộ GTVT, phạm vi, địa điểm đầu tư Dự án không thay đổi so với Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1602.

Cụ thể, điểm đầu Dự án tại Km0+000 kết nối với tuyến tránh Quốc lộ 1 đoạn qua TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại Km53+700 giao với Quốc lộ 56 thuộc TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tổng chiều dài Dự án là khoảng 53,7 km, trong đó đoạn qua Tp Biên Hòa và huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (34,2 km); thị xã Phú Mỹ, TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (19,5 km).

Căn cứ nhu cầu vận tải, khả năng cân đối nguồn lực, để đảm bảo hiệu quả đầu tư, kiến nghị phân kỳ đầu tư giai đoạn 1 với quy mô 4 - 6 làn xe, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án (giai đoạn 1) khoảng 17.837 tỷ đồng, giảm khoảng 150 tỷ đồng so với Quyết định số 1602 do cắt giảm chi phí lãi vay (khi chuyển sang đầu tư công), cập nhật đơn giá và tiến độ thực hiện dự án, trong đó chi phí xây dựng, thiết bị là 8.306 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư là 6.629 tỷ đồng…

Tại tờ trình số 1251, Bộ GTVT kiến nghị sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) để đầu tư, cơ bản hoàn thành dự án vào năm 2025, với nhu cầu sử dụng vốn ước tính khoảng 14.270 tỷ đồng (khoảng 80% tổng mức đầu tư).

Số vốn này đã dự kiến phân bổ khoảng 5.360 tỷ đồng trong tổng số Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT đã được Quốc hội thông qua; sử dụng khoảng 3.500 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và kiến nghị bố trí từ nguồn chưa phân bổ và nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của cả nước khoảng 5.410 tỷ đồng.

Thủ tướng lập Hội đồng thẩm định Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột

Ngày 15/12, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 207/QĐ – TTg thành lập Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột theo đề xuất của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hội đồng do Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Chủ tịch; Phó chủ tịch Hội đồng là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Các thành viên của Hội đồng gồm: lãnh đạo các Bộ: Giao thông - Vận tải; tài chính; Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Quốc phòng; Công an; Xây dựng; Công thương; Tư pháp; lãnh đạo ngân hàng Nhà nước Việt Nam; lãnh đạo UBND 2 tỉnh: Khánh Hòa và Đăk Lắk.

Vào cuối tuần trước, Bộ GTVT đã có tờ trình số 1245/TTr – BGTVT kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét tổ chức thẩm định, trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột.

Theo đề xuất của Bộ GTVT, Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột có diểm đầu tại nút giao giữa Quốc lộ 26B và Quốc lộ 1, khu vực cảng Nam Vân Phong, thị xã Ninh Hoà, tỉnh Khánh Hòa; điểm cuối giao cắt tại khoảng Km12+450 đường Hồ Chí Minh tránh phía đông thành phố Buôn Ma Thuột, thuộc địa phận xã Hòa Đông, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk.

Tổng chiều dài Dự án là khoảng 117,5 km (trong đó đoạn qua tỉnh Khánh Hòa khoảng 32,7 km và qua tỉnh Đắk Lắk khoảng 84,8 km).

Để đảm bảo hiệu quả đầu tư, Bộ GTVT kiến nghị phân kỳ đầu tư, trong đó giai đoạn 1, đoạn Km0+000 - Km7+700 có bề rộng nền đường 24,75m; đoạn Km7+700 - Km117+500 có bề rộng nền đường 17m; bề rộng cầu 17,5m; công trình hầm mặt cắt ngang 2 ống hầm, chiều rộng mỗi hầm 11,2m; một số đoạn nền đường đào sâu, đắp cao đầu tư quy mô hoàn thiện bề rộng 24,75m. - Giai đoạn hoàn thiện: đầu tư mở rộng phù hợp theo quy mô quy hoạch.

Trên tuyến dự kiến xây dựng 49 cầu trên tuyến chính và 7 cầu vượt ngang và 3 hầm, gồm: Phượng Hoàng Km33+200 dài khoảng 2.100m; hầm Ea Trang Km43+600 dài khoảng 700m và hầm Chư Te Km64+700 dài khoảng 700m.

Dự án đầu tư theo quy mô phân kỳ là khoảng 21.935 tỷ đồng, bao gồm chi phí xây dựng và thiết bị 15.677 tỷ đồng; chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư 2.300 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác 1.097 tỷ đồng; chi phí dự phòng 2.861 tỷ đồng.

Trên cơ sở sự cần thiết, hiệu quả của Dự án trong việc tạo động lực liên kết, lan tỏa thúc đẩy hợp tác phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ, để bảo đảm triển khai thành công và sớm hoàn thành Dự án, Bộ GTVT kiến nghị đầu tư theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước.

Đối với nguồn vốn để đầu tư Dự án trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT cho biết là đã dự kiến phân bổ 6.539 tỷ đồng trong tổng số Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của Bộ GTVT đã được Quốc hội thông qua; sử dụng khoảng 2.320 tỷ đồng nguồn vốn ngân sách nhà nước của Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội và nguồn chưa phân bổ và nguồn dự phòng của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của cả nước khoảng 7.251 tỷ đồng.

Do Dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột nằm trong vùng có địa hình chủ yếu là đồi núi, điều kiện để tiếp cận mặt bằng, tập kết máy móc thiết bị, vật liệu để triển khai thi công khó khăn; trên tuyến có nhiều công trình cầu, hầm có chiều dài lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, do đó thời gian dự kiến thi công cần khoảng 3 năm. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT dự kiến tiến độ triển khai như sau: chuẩn bị dự án 2021 - 2023; thiết kế kỹ thuật, dự toán và thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư năm 2022 - 2024; khởi công năm 2023, hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng năm 2026.

Do trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT được Quốc hội, Chính phủ giao kế hoạch vốn đầu tư công 304.000 tỷ đồng, cao gấp 1,316 lần giai đoạn 2016 - 2020 là 231.000 tỷ đồng. Ngoài ra, Bộ GTVT dự kiến được Quốc hội, Chính phủ tiếp tục giao 87.000 tỷ đồng từ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội với yêu cầu giải ngân trong 2 năm 2022 và 2023.

Dự án Công viên Dược hàng tỷ USD của Ấn Độ đã chọn được địa điểm đầu tư

Trưa ngày 15/2, các nhà đầu tư Ấn Độ và Tập đoàn Đại An đã có buổi làm việc trực tiếp với Tỉnh uỷ Hải Dương về dự án Công viên Dược và chọn được địa điểm đầu tư.

Đây là hoạt động cụ thể hóa kết quả chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Ấn độ từ ngày 15 – 19/12/2021, Thỏa thuận ghi nhớ giữa ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương (Thành viên đoàn công tác) với các nhà đầu tư Ấn Độ.

Địa điểm đề xuất đầu tư với diện tích khoảng 960ha thuộc địa bàn các huyện Thanh Miện, Gia Lộc và Bình Giang. Ảnh: UBND tỉnh Hải Dương

Tham dự buổi làm việc, phía tỉnh Hải Dương gồm: ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy, cùng lãnh đạo UBND, một số sở, ngành liên quan.  Phía đối tác Ấn Độ có: ông Ramesh Babu Potluri, Chủ tịch SMS Pharmaceuticals LTD., - ông Vamsi  Krishna Potluri, Giám đốc SMS Pharmaceuticals LTD., - ông Arvind Kethireddy, Giám đốc Sri Anvantka Contractor LTD., -  và ông Vishiwas Sarawat, Tổng giám đốc Công ty TNHH Leaps and Bounds Consulting (Tư vấn đầu tư Ấn Độ).

Về phía đối tác Việt Nam có bà Trương Tú Phương, Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn đầu tư phát triển Khu công nghiệp – Đô thị Đại An (Tập đoàn Đại An).

Trước đó, trong chuyến công du của Chủ tịch Quốc hội tại Ấn Độ, Tập đoàn Đại An và Công ty Sri Avantika Contractors Ltd., (Ấn Độ) đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác thực hiện triển khai hạ tầng Dự án Công viên Dược tại Việt Nam. Theo đó, hai bên thống nhất những nội dung quan trọng để triển khai dự án trong năm 2021, trong đó có việc hợp tác thực hiện triển khai hạ tầng dự án Công viên Dược tại Việt Nam trị giá 500 triệu USD. Với thỏa thuận này, Tập đoàn Đại An sẽ là đối tác chiến lược của Sri Avantika Contractors Ltd., tại Việt Nam trong việc lựa chọn địa điểm phù hợp cho mục đích xây dựng Công viên Dược.

Chia sẻ tại buổi làm việc, bà Trương Tú Phương, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đại An cho biết, sau khi khảo sát cụ thể một số địa điểm tại Việt Nam, tính toán các lợi thế, các nhà đầu tư Ấn Độ đã quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư tại Hải Dương. Vị trí đề xuất đầu tư thuộc địa bàn các huyện Thanh Miện và Bình Giang, tổng diện tích quy hoạch khoảng 960 ha.

Đây là vị trí rất thuận lợi, tiếp giáp nút giao thông kết nối với đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng, thời gian di chuyển tới Hà Nội chỉ mất khoảng 25 phút, tới cảng Hải Phòng khoảng 50 phút, kết nối với các tỉnh trong khu vực thuận lợi; có tuyến đường sắt (quy hoạch) kết nối quốc tế. Đặc biệt, dự án nằm trong quy hoạch vùng công nghiệp trọng điểm đang được tỉnh Hải Dương để xuất thành lập Khu kinh tế chuyên biệt với nhiều chính sách ưu đãi.

Buổi làm việc đã diễn ra với sự trao đổi thẳng thắn về các đề xuất, kiến nghị của các nhà đầu tư Ấn Độ. Sau khi trao đổi, nắm bắt các ý kiến đề nghị của các nhà đầu tư Ấn Độ và đối tác Việt Nam, tỉnh Hải Dương đã trả lời đầy đủ, rõ ràng các yêu cầu đặt ra, các băn khoăn còn lại với các nhà đầu tư Ấn Độ và đối tác của Việt Nam và cam kết thực hiện.

Nhiều vấn đề cụ thể như: nguyên liệu san lấp, năng lượng sạch, thanh toán tiền thuê đất 1 lần, tiến độ giải phóng mặt bằng, ban giao đất sạch đã được giải đáp ngay tại buổi làm việc. Đổng thời, các cơ quan chức năng của Hải Dương cũng yêu cầu các Nhà đầu tư làm rõ một số vần đề Hải Dương quan tâm.

Buổi làm việc kéo dài đến cuối giờ trưa ngày 15/2 đã được kết thúc tốt đẹp bằng quyết định lựa chọn điểm đầu tư của Liên doanh đối tác Ấn Độ và Việt Nam (Tập đoàn Đại An).

Các bên sau đó đã ký kết quyết định đầu tư với đối tác duy nhất tại Việt Nam là Công ty cố phần Tập đoàn đầu tư phát triển Khu công nghiệp – Đô thị Đại An để phát triển Dự án thành phố công viên Dược phẩm Quốc tế dưới sự chứng kiến của Bí thư Tỉnh uỷ Hải Dương và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh.

Chia sẻ về định hướng phát triển của dự án Công viên dược tại Hải Dương, ông Ramesh Babu Potluri, Chủ tịch Công ty SMS Pharmaceticals LTD., khẳng định: dự án sẽ là địa điểm quy tụ nhiều hãng dược nổi tiếng trên thế giới đến đây nghiên cứu và sản xuất. Tại đây, các sản phẩn được sản xuất ra sẽ phục vụ cho việc xuất khẩu không chỉ trong khu vực và còn đến các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu...

Kết luận buổi làm việc, ông Phạm Xuân Thăng, Uỷ viên BCH TW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương đã hoan nghênh và khẳng định đây là sự lựa chọn đúng đắn của nhà đầu tư, phù hợp với chính sách ngoại giao của hai nước Việt Nam và Ấn Độ, dự án đầu tư theo đúng định hướng phát triển của tỉnh; việc lựa chọn nhà đối tác là Tập đoàn Đại An là hoàn toàn chính xác, Đại An là tập đoàn đầu tư, kinh doanh có uy tín tại Việt Nam, có kinh nghiệm và nhiều tiềm lực trong đầu tư Khu công nghiệp.

Về phía tỉnh Hải Dương, ông Thăng khẳng định sẽ hỗ trợ cho nhà đầu tư ở mức cao nhất để triển khai dự án công viên dược quốc tế tại Hải Dương. Ông Thăng cũng đề nghị nhà đầu tư xây dựng dự án có tầm cỡ quốc tế, đầu tư thành một khu công nghiệp chuyên biệt ngành dược.

Đà Nẵng: Bốn nhà thầutham gia đấu giáDự án bãi đỗ xe số 10 Lý Thường Kiệt

Sở Giao thông vận tải Đà Nẵng đã thông báo cho các nhà đầu tư quan tâm tham gia đấu giá đầu tư xây dựng bãi đỗ xe theo đúng quy định. Cụ thể, có 4 nhà đầu tư đăng ký tham gia thực hiện Dự án gồm: Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 579, địa chỉ tầng 12, Tòa nhà Vĩnh Trung Plaza, số 255-257 Hùng Vương, phường Vĩnh Trung, quận Thanh Khê; Công ty CP Bilco địa chỉ số 10A, Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đa Kao, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh; Công ty CP lương thực Đà Nẵng, địa chỉ số 16 Lý Thường Kiệt, phường Thạch Thang, quận Hải Châu và Công ty CP Hải Vân Thành Đạt, địa chỉ tại số 2 Nguyễn Thị Minh Khai, phường Thạch Thang, quận Hải Châu.

Hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất xây dựng phương án đấu giá đất đầu tư xây dựng bãi đỗ xe công cộng tại các khu đất đã được UBND thành phố thống nhất chủ trương đầu tư bãi đỗ xe.

Trước đó, liên quan đến các dự án bãi đỗ xe, Ban quản lý dự án (QLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông Đà Nẵng cũng đã phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu dự án xây lắp bãi đỗ xe (giai đoạn 1) tại đường Hải Phòng cho liên danh 4 nhà thầu gồm: Công ty TNHH MTV Phú Thành Hưng - Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ kỹ thuật Phòng cháy, chữa cháy An Bảo Phát; Công ty TNHH Tuyết Nga; Công ty CP Xây dựng Coteccom. Trong đó, Công ty TNHH MTV Phú Thành Hưng giữ vai trò liên danh chính.

Về việc đầu tư các dự án bãi đỗ xe, từ tháng 8/2015, Thành phố Đà Nẵng đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể hệ thống giao thông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu phải có 158 bãi đỗ xe công cộng với diện tích gần 3,9 triệu m2. Tuy nhiên đến nay, số lượng bãi đỗ xe được xây mới ít, chưa đáp ứng nhu cầu. Qua thống kê cho thấy, 3 năm gần đây (2019, 2020 và 2021), Đà Nẵng chỉ xây dựng 1 bãi đỗ xe thông minh và 22 bãi đỗ xe tạm, với tổng diện tích sử dụng 74.531m2 với 2.542 chỗ đỗ.

Để đẩy nhanh tiến độ kế hoạch, năm 2021, UBND TP. Đà Nẵng thống nhất chọn 13 khu đất để thực hiện đấu giá, nhằm kêu gọi đầu tư xây dựng bãi đậu đỗ xe công cộng. Tuy nhiên, sau đó, khu đất ký hiệu quy hoạch A2 tuyến đường Nguyễn Văn Linh đã được Thành phố đưa ra khỏi danh sách đấu giá, chỉ còn 12 khu đất.

Trong đó, quận Hải Châu có 5 khu đất tại các vị trí: 51A Lý Tự Trọng; 10 Lý Thường Kiệt; 19 Lê Hồng Phong và 1 khu đất đường Thái Phiên. 

Quận Sơn Trà có 3 khu tại các vị trí: vệt khai thác quỹ đất đường Võ Văn Kiệt - Võ Nguyên Giáp (đoạn đường quy hoạch 6m); khu vực khu đất thương mại dịch vụ phía đông nam nút giao thông đường Phạm Văn Đồng - đường Ngô Quyền (3 mặt tiền đường Phạm Văn Đồng, Ngô Quyền và An Nhơn 12) và khu đất 4 mặt tiền đường Ngô Quyền, Dương Đình Nghệ, An Nhơn 12 và An Nhơn 14.

Tại quận Ngũ Hành Sơn có 3 khu gồm: khu tái định cư phía đông Xưởng 38 và 387, phường Mỹ An (4 mặt tiền đường An Thượng 28, Lê Lộ, Đỗ Bí, đường bê tông); vệt phân lô khai thác quỹ đất dọc tuyến đường Võ Nguyên Giáp (đoạn qua Khu tái định cư nam Phan Tứ, mặt tiền đường Võ Nguyên Giáp), phường Mỹ An; tại khu góc tây nam nút giao Võ Nguyên Giáp - Phan Tứ (3 mặt tiền đường Võ Nguyên Giáp - Phan Tứ - Mỹ Đa Đông 10).

Tại quận Cẩm Lệ có 2 khu tại các vị trí là khu dân cư An Hòa, phường Khuê Trung (4 mặt tiền đường Thăng Long, An Hòa 1, Phạm Tứ và đường dẫn lên cầu Nguyễn Tri Phương);  khu dân cư Khuê Trung - Đò Xu - Hòa Cường, phường Khuê Trung (3 mặt tiền đường Đỗ Thúc Tịnh, Trịnh Đình Thảo, Hoàng Dư Khương).   

Theo Trung tâm Quản lý hạ tầng giao thông TP. Đà Nẵng, năm 2019, đơn vị đã thi công và bàn giao, đưa vào sử dụng 5 bãi đỗ xe tạm với tổng diện tích sử dụng 13.700m2. Năm 2020, đơn vị bàn giao 17 bãi với tổng diện tích xây dựng 55.531m2. Riêng năm 2021, mới triển khai xây dựng một bãi đỗ xe tạm trên địa bàn quận Cẩm Lệ với diện tích là 4.300m2. Từ năm 2019, UBND Thành phố đã yêu cầu các quận, huyện tổ chức kiểm tra, khảo sát, lắp đặt biển báo “cấm đỗ” đối với ô-tô tại các kiệt, hẻm. Đồng thời, để giải quyết tình trạng đậu, đỗ xe trên vỉa hè, lòng đường ở các tuyến phố gây ùn tắc giao thông, UBND Thành phố chỉ đạo cắm biển cấm đỗ xe hoặc cấm đỗ xe theo ngày chẵn, lẻ ở các tuyến đường.

Sóc Trăng khánh thành Nhà máy Điện gió số 7

Sáng ngày 15/2, tại thị xã Vĩnh Châu, UBND tỉnh Sóc Trăng cùng Công ty cổ phần Năng lượng Sóc Trăng phối hợp tổ chức Lễ khánh thành Nhà máy Điện gió số 7.

Theo Công ty cổ phần Năng lượng Sóc Trăng (chủ đầu tư dự án), Nhà máy Điện gió số 7 tại xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) có quy mô gần 90 ha khu vực biển và khoảng 3 ha đất, tổng mức đầu tư gần 5.700 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 hơn 1.400 tỷ đồng. Nhà máy có tổng công suất thiết kế 120 MW, trong đó giai đoạn 1 công suất 30 MW, bao gồm 7 tua bin và giai đoạn 2 công suất 90 MW.

Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng và chủ đầu tư Dự án bấm nút vận hành Nhà máy Điện gió số 7

Tổng sản lượng giai đoạn 1 là 105 GWh/năm, giai đoạn 2 là 312 GWh/năm. Nhà máy Điện gió số 7 đã hoàn thành 100% các hạng mục đúng tiến độ, với tiêu chuẩn kỹ thuật cao nhất, hòa lưới điện quốc gia ngày 24/10/2021 đúng kế hoạch đề ra.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lâm Hoàng Nghiệp đánh giá cao nỗ lực của Công ty cổ phần Năng lượng Sóc Trăng đã đồng tâm hiệp lực, vượt qua khó khăn thử thách về thời tiết và dịch bệnh thời gian qua, để hoàn thành công trình Nhà máy Điện gió số 7 theo các mục tiêu đề ra, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và an ninh năng lượng của cả nước.

Hiện Quy hoạch phát triển điện gió tỉnh Sóc Trăng giai đoạn đến 2020, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương phê duyệt bổ sung quy hoạch phát triển điện lực được 20 dự án điện gió với tổng quy mô công suất 1.435 MW (Megawatt). 

Riêng tại thị xã Vĩnh Châu, với tiềm năng chiều dài bờ biển là 43 km, có 19/20 dự án với tổng công suất 1.335 MW, tính đến nay tỉnh đã cấp chủ trương đầu tư cho 17 dự án (đều thuộc Vĩnh Châu), các vị trí còn lại đang trong quá trình lập thủ tục để cấp chủ trương đầu tư và sớm khởi công thi công dự án. Các dự án điện gió này theo quy hoạch rất phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển của tỉnh theo hướng “xanh”, chú trọng bảo vệ môi trường và phát triển bền vững vùng ven biển.

ACV nhận lệnh khởi công Dự án nhà ga T2 sân bay Đồng Hới trong năm 2022

Theo thông tin của baodautu.vn, Bộ GTVT vừa có công văn gửi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam – ACV về Dự án đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Đồng Hới.

Theo đó, Bộ GTVT đề nghị Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó xây dựng tiến độ và cam kết bố trí vốn đầu tư để bảo đảm khởi công Dự án trong năm 2022.

Một số ý tưởng thiết kế đầu tư Cảng hàng không Đồng Hới

Trường hợp ACV không có khả năng khởi công Dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đề nghị ACV sớm báo cáo Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ GTVT để Bộ GTVT chủ động phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình nghiên cứu phương án huy động nguồn lực đầu tư theo quy định.

Trước đó, vào ngày 12/1/2022, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Quảng Bình (Thông báo số 15/TB-VPCP).

Cụ thể, Thủ tướng giao Bộ GTVT nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá tác động, báo cáo Thủ tướng việc điều chỉnh quy hoạch Cảng hàng không Đồng Hới thành cảng hàng không quốc tế để phát huy tiềm năng lợi thế, khai thác di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Về khởi công Dự án đầu tư, xây dựng Nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Đồng Hới trong năm 2022, Thủ tướng giao Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chỉ đạo ACV có văn bản cam kết tiến độ, lộ trình cụ thể, vốn đầu tư thực hiện Dự án báo cáo Thủ tướng.

“Trường hợp ACV không có khả năng thực hiện khởi công Dự án trong năm 2022, giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với tỉnh kêu gọi xã hội hóa đầu tư xây dựng Nhà ga hành khách T2, Cảng hàng không Đồng Hới theo quy định”, Thủ tướng chỉ đạo.

Nhà ga T2 sân bay Đồng Hới được ACV đề xuất xây mới công suất 3 triệu hành khách mỗi năm, tổng vốn đầu tư hơn 1.200 tỷ đồng trên diện tích 1,1 ha, cùng với sân đỗ ôtô và các công trình phụ trợ rộng 19 ha. Tổng mức đầu tư dự kiến 1.222 tỷ đồng bằng vốn của ACV.

Khu đất này đã nằm trong quy hoạch Cảng hàng không Đồng Hới giai đoạn 2020, định hướng đến 2030.

Theo đại diện Cục Hàng không Việt Nam, nhà ga hành khách sân bay Đồng Hới hiện nay có công suất thiết kế 500.000 khách mỗi năm, đã khai thác vượt công suất thiết kế (năm 2019 là hơn 539.000 khách). Năm 2020, dù do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhưng sản lượng hành khách vẫn đạt trên 487.000.

Việc khai thác vượt công suất thiết kế ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, điều kiện an ninh an toàn tại cảng.

Cục Hàng không Việt Nam đánh giá, việc đầu tư xây dựng nhà ga mới tại cảng hàng không Đồng Hới là cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng nhu cầu khai thác tại sân bay Đồng Hới hiện tại và trong các giai đoạn tiếp theo.

Dự án năng lượng tái tạo ngóng giá mới

Các dự án năng lượng tái tạo dở dang đang chờ cơ quan chức năng sớm đưa ra cơ chế xác định giá mới để thoát khỏi tình trạng đầu tư xong mà không biết huy động thế nào.

Trước đó, ngày 27/1/2022, Bộ Công thương đã có Báo cáo về cơ chế xác định giá bán điện gió, điện mặt trời đối với các dự án chuyển tiếp tới Thủ tướng Chính phủ.

Đây cũng là nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao khi các quyết định liên quan tới giá bán điện của các dự án điện gió đã kết thúc vào ngày 31/10/2021 và với điện mặt trời kết thúc vào ngày 31/12/2020.

Theo Bộ Công thương, hiện nay, có nhiều dự án điện gió, điện mặt trời trong quy hoạch phát triển điện lực đã có nhà đầu tư, đã và đang triển khai đầu tư nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên các dự án này không kịp hưởng mốc thời gian được áp dụng cơ chế giá bán điện cố định (FIT) được quy định tại Quyết định 13/2020/QĐ-TTg hay Quyết định 39/2018/QĐ-TTg.

Do vậy, cần có cơ chế xác định giá bán điện phù hợp với quy định hiện hành.

Bộ Công thương cũng đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tạm dừng cấp chủ trương đầu tư với các dự án điện gió, điện mặt trời đã có trong Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia được phê duyệt, nhưng chưa triển khai tính tới ngày 26/1/2022 để chờ kết quả rà soát trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Quy hoạch điện VIII theo chỉ đạo của Chính phủ.

Đối với các dự án đã được phê duyệt, đã có chủ trương đầu tư đến thời điểm 26/1/2022 và chưa đủ điều kiện áp dụng cơ chế giá bán điện cố định theo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg và Quyết định số 39/2018/QĐ-TTg, Bộ Công thương cũng đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép chủ đầu tư được đàm phán với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) để xác định giá mua bán điện nằm trong khung giá phát điện do Bộ ban hành.

Bộ Công thương cũng đã đề nghị Chính phủ giao xây dựng và ban hành thông tư quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện và phương pháp xác định giá phát điện, hợp đồng mua bán điện đối với các dự án nhà máy điệnmặt trời, điện gió nêu trên.

Nguồn tin của Báo Đầu tư cũng cho hay, với quy trình xây dựng văn bản pháp luật hiện nay, nhanh nhất thì tới tháng 4 mới hoàn tất các công việc chuẩn bị liên quan để khung giá phát điện cho loại hình điện gió và điện mặt trời trước khi được chính thức ban hành.  

Theo thống kê của Bộ Công thương, công suất các dự án điện gió đã được bổ sung quy hoạch hiện là 11.921 MW. Trong số này, có 146 dự án đã ký hợp đồng mua bán điện (PPA) với công suất là 8.171,475 MW.

Các dự án và phần dự án đã đi vào vận hành thương mại (COD) trong giai đoạn từ năm 2011 đến hết ngày 31/10/2021 là 84 dự án, với tổng công suất 3.980,265 MW. Trong số này có 15 dự án đã COD được một phần công suất là 325,15 MW và tổng công suất chưa COD là 1.031,1 MW.

Đối với các dự án điện mặt trời, tình hình cũng không có gì đặc biệt khi tới hết ngày 31/12/2020 có 148 dự án đã được công nhận COD với tổng công suất là 8.652,9 MW. Con số này còn kém xa tổng số công suất điện mặt trời đã được bổ sung quy hoạch là 15.400 MW.

Đến hết ngày 31/10/2021, chỉ có 69 dự án điện gió với tổng công suất 3.298,95 MW được công nhận COD. So với con số 106 dự án có tổng công suất 5.655,5 MW đăng ký thì còn khoảng 2.300 MW đã lỡ hẹn.

Tuy vậy nếu xét tới các dự án đã triển khai đầu tư thực sự thì ước tính có khoảng 1.000 MW điện gió đã hoàn tất đầu tư nhưng không kịp hưởng giá FIT theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg.

Samsung đầu tư thêm 920 triệu USD ở Thái Nguyên

Phần vốn này để mở rộng hoạt động của nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam, hiện có vốn đầu tư 1,35 tỷ USD. Như vậy, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam tăng lên trên 19,2 tỷ USD.

Theo kế hoạch, hôm nay (16/2), UBND tỉnh Thái Nguyên sẽ trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh cho Công ty TNHH Samsung Electro-Mechanics Việt Nam (Samsung Điện cơ).

Theo đó, Samsung sẽ dốc thêm 920 triệu USD vào Dự án này để nâng vốn đầu tư của nhà máy Samsung Electro-Mechanics tại Thái Nguyên lên 2,27 tỷ USD.

Nhà máy Samsung tại Phổ Yên, Thái Nguyên

Dự án Samsung Electro-Mechanics được cấp chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2013, chỉ 6 tháng sau khi Tập đoàn Samsung khởi công xây dựng Tổ hợp Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT), vốn đầu tư 2 tỷ USD.

Khi đó, Dự án Samsung Electro-Mechanics có vốn đầu tư đăng ký là 1,2 tỷ USD, tuy nhiên, sau nhiều lần điều chỉnh, đã nâng vốn lên 1,35 tỷ USD. Toàn bộ số vốn này đã được giải ngân hết. Và con số, cộng với 920 triệu USD tăng thêm, Samsung Electro-Mechanics có tổng vốn đầu tư 2,27 tỷ USD.

Samsung Electro-Mechanics được xây dựng nhằm sản xuất và lắp ráp bản mạch in kết nối mật độ cao HDI (bao gồm mảng lưới bóng chíp bán dẫn), các linh kiện, phụ tùng (như camera module, bộ nắn điện, Touch sensor module, Linear motor...) cho các loại thiết bị viễn thông, thiết bị di động công nghệ cao, các loại sản phẩm điện và điện tử khác…

Dự án này sau khi được phát triển đã góp phần quan trọng giúp Samsung hình thành cứ điểm sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh tại Việt Nam.

Thông tin cho biết, kể từ khi đi vào hoạt động từ tháng 2/2015, Samsung Electro-Mechanics đã duy trì hoạt động sản xuất - kinh doanh ổn định, đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội địa phương, giải quyết việc làm cho trên 6.500 lao động.

Nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường, cuối tháng 12/2021, Samsung Electro-Mechanics đã nộp hồ sơ đề nghị tăng vốn đầu tư và đã rất nhanh chóng nhận được cái gật đầu của các cơ quan chức năng Việt Nam.

Với phần vốn tăng thêm, dự kiến, Samsung Electro-Mechanics sẽ tập trung sản xuất và lắp ráp các loại sản phẩm bảng mạch điện tử kết nối mật độ cao, như mảng lưới bóng chíp bán dẫn…, các linh kiện, phụ tùng (camera module, thấu kính, actuator, bộ nắn điện, touch sensor module, linear motor, WPT…) cho các loại thiết bị viễn thông và thiết bị di động công nghệ cao và các loại sản phẩm điện và điện tử khác...

Việc Samsung tiếp tục đầu tư lớn vào Việt Nam đã một lần nữa khẳng định cam kết đầu tư lâu dài của tập đoàn điện tử lớn nhất thế giới tại Việt Nam. “Samsung luôn tin tưởng vào môi trường đầu tư ưu việt của Việt Nam và sẽ không thay đổi chiến lược kinh doanh tại Việt Nam”, ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam đã nhiều lần khẳng định điều này với phóng viên Báo Đầu tư.

Theo ông Choi Joo Ho, Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư hấp dẫn với hệ thống chính trị, xã hội ổn định, nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào, cơ sở hạ tầng thuận lợi.

Tính đến cuối năm 2021, tổng vốn đầu tư lũy kế của Samsung Việt Nam là 18 tỷ USD, đạt 102% so với vốn đầu tư được phê duyệt vào năm 2020 là 17,7 tỷ USD. Thêm phần đầu tư mở rộng, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam tăng lên 19,2 tỷ USD, giữ vững vị thế là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam.

Đặc biệt, theo ông Choi Joo Ho, nếu như trước đây, Samsung đầu tư chủ yếu vào dây chuyền sản xuất, thì trong thời gian tới, Samsung sẽ nâng cao vị thế của Việt Nam lên một tầm cao mới, trở thành cứ điểm nghiên cứu và phát triển chiến lược thông qua việc đầu tư 220 triệu USD để xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển mới (R&D) tại Hà Nội.

Trung tâm mới sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2022 và sẽ tập trung nghiên cứu những xu hướng công nghệ mới của thế giới như AI, Big Data, IoT..., đóng góp vào việc phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin của Việt Nam.

Công tâm chọn mặt gửi vàng tại các dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông

Việc Chính phủ quyết định chỉ định thầu để thi công các dự án thành phần của tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông là “quyết định hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật” .

Nêu quan điểm về quyết định chỉ định thầu các Dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam phía Đông của Chính phủ, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC), nguyên Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng đó là sự quyết liệt của Thủ tướng Phạm Minh Chính với tinh thần “biến điều không thể thành có thể, biến khó thành dễ” để sớm đưa công trình này vào sử dụng theo Nghị quyết của Quốc hội.

Thi công hầm Dốc Sạn trên cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020.

Theo dõi sát chuyến “xuyên Tết, xuyên Việt” hồi đầu năm của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, TS. Vũ Tiến Lộc hoàn toàn đồng tình với một số nội dung Thủ tướng chỉ đạo, trong đó có việc các dự án bị chia nhỏ lẻ các gói thầu.

TS Vũ Tiến Lộc cho rằng, nên dành những gói thầu đủ lớn, có quy mô thích hợp ưu tiên ngay cho các nhà đầu tư đồng thời là nhà thầu đã có kinh nghiệm, có tiềm năng vượt trội về quản trị và công nghệ đã được chứng minh qua thực tiễn đã hoàn thành các dự án cao tốc mang tính tương tự trong thời gian qua, theo cách cha ông thường nói “Chọn mặt gửi vàng” một cách công tâm vì lợi ích chung.

“Có như vậy, chúng ta mới có thể tạo ra được tốc độ “thần tốc” trong việc triển khai xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam nói riêng và các dự án phát triển kinh tế xã hội nói chung trong nhiệm kỳ, góp phần tạo ra những đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội tới theo Nghị quyết của Đảng và của Quốc hội”, TS. Vũ Tiến Lộc phân tích.

TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng chỉ định thầu được áp dụng đối với những dự án quan trọng do tính chất đặc biệt, hoặc do yêu cầu cấp bách về mặt thời gian. Vì vậy, việc Chính phủ quyết định chỉ định thầu để thi công các dự án thành phần của tuyến đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông là “quyết định hợp lý, phù hợp với quy định của pháp luật” và yêu cầu thực tiễn cần đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công để phục vụ yêu cầu phục hồi nền kinh tế trong ngắn hạn và phát triển nền kinh tế dài hạn.

Chủ tịch VIAC nhận định, chất lượng công trình qua phương thức chỉ định thầu và phương thức đấu thầu về cơ bản là tương đồng. Về hiệu quả kinh tế, thực tế đấu thầu trong những năm qua đối với các dự án giao thông, thì mức giá bỏ thầu của các của các nhà thầu thường chỉ giao động ở mức vài ba %, ngoại trừ trường hợp đặc biệt như doanh nghiệp là nhà đầu tư đồng thời là nhà thầu như Tập đoàn Đèo cả đã tiết giảm gần 1.000 tỷ đồng tại dự án Cam Lâm - Vĩnh Hảo.

Chủ tịch VIAC đề xuất, khi xây dựng phương án mời thầu cần kiểm soát ngay chi phí đầu vào, quá trình chỉ định thầu phải bảo đảm sự công khai, minh bạch và đề cao trách nhiệm của các bên liên quan là các doanh nghiệp, là nhà thầu thi công, đặc biệt là vai trò của chủ đầu tư (Bộ GTVT).

“Tôi cho rằng chủ đầu tư và những người tham gia vào quyết định chọn thầu phải chịu trách nhiệm đến cùng đối với chất lượng và tiến độ của dự án cùng với nhà thầu theo tinh thần cộng đồng trách nhiệm. Nên trích một phần trong số 5% kinh phí tiếp kiệm được để có thể lập quỹ thưởng cho các nhà thầu có thể rút ngắn được thời gian thi công theo hợp đồng mà vẫn đảm bảo chất lượng công trình theo yêu cầu. Đúng như tinh thần của Thủ tướng Chính phủ, thưởng phạt công tâm”, TS. Vũ Tiến Lộc đề xuất.

Nhiều chuyên gia cũng nhận định, quy trình chỉ định thầu sẽ giúp rút ngắn được thời gian chọn thầu và có thể rút ngắn được thời gian triển khai thi công và đưa công trình vào sử dụng sớm, như vậy, sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội. Đây cũng là một giải pháp quan trọng góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu tăng tốc trong phát triển cơ sở hạ tầng giao thông trong nhiệm kỳ này và những năm tiếp theo để đất nước ta có được ta có được 5000 km đường cao tốc trước năm 2030.

Ông Phan Văn Thắng, Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả cho rằng, chỉ định thầu còn là giải pháp loại bỏ hiện tượng “quân xanh, quân đỏ”, giúp cơ hội trúng thầu của các nhà đầu tư lớn rộng mở hơn.

“Chính phủ quy định mức tiết kiệm bắt buộc 5% đối với tất cả các nhà thầu là mức cao, nhưng là cơ sở để tạo áp lực cho các nhà thầu bao gồm cả tư vấn nâng cao năng lực thiết kế,  thi công và quản trị dự án mang lại hiệu quả hơn. Điều quan trọng nhất là quy trình chỉ định thầu sẽ giúp rút ngắn được thời gian chọn thầu và có thể rút ngắn được thời gian triển khai thi công và đưa công trình vào sử dụng sớm, như vậy, sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho xã hội”, ông Thắng chia sẻ. Theo tính toán, việc chỉ định thầu có thể rút ngắn từ 6 - 8 tháng từ khâu thiết kế đến thi công.

Hậu Giang triển khai giải ngân nhanh vốn đầu tư công ngay từ đầu năm

UBND tỉnh Hậu Giang yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công ngay từ đầu năm.

Nhằm tháo gỡ kịp thời những ách tắc trong giải ngân vốn đầu tư công, đảm bảo các công trình Dự án triển khai đúng tiến độ, phát huy hiệu quả các dự án để phục hồi và phát triển kinh tế địa phương, tỉnh Hậu Giang đã có nhiều chỉ đạo sát sao, giải pháp quyết liệt đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ những ngày đầu năm.

Hậu Giang thuận lợi cả giao thông thủy bộ

Theo UBND tỉnh, tổng số kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 đến nay là 2.925 tỷ đồng, giá trị giải ngân 2.703 tỷ đồng, đạt 92,41% kế hoạch. Kế hoạch đầu tư công năm 2022 đến nay là 3.282 tỷ đồng, giải ngân 87,83 tỷ đồng, đạt 9,58% kế hoạch. Các chủ đầu tư đang tập trung giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2021 nên nguồn vốn đầu tư công năm 2022 chưa giải ngân nhiều.

UBND tỉnh đã yêu cầu các chủ đầu tư khẩn trương triển khai thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công ngay từ đầu năm. Đối với các dự án khởi công mới năm 2022 chưa được phê duyệt Quyết định đầu tư, đề nghị các đơn vị khẩn trương trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quyết định đầu tư theo quy định. Tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ đầu tư công; tăng cường các biện pháp quản lý, không để phát sinh nợ đọng xây dựng cơ bản; kịp thời kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong quản lý sử dụng vốn đầu tư công theo quy định.

Thực tế những năm qua, nhu cầu đầu tư phát triển của tỉnh rất lớn, trong khi nguồn vốn hạn chế. Tuy nhiên, khi đã có tiền thì không thể phân bổ được do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn và sự phát triển của tỉnh và liên kết vùng. Đây cũng là những vấn đề cấp thiết cần có giải pháp về giải ngân vốn đầu tư không chỉ riêng của tỉnh Hậu Giang mà cả vùng ĐBSCL.

Điển hình như việc tỉnh Hậu Giang hiện còn khoảng 454 tỷ đồng chưa thể phân bổ cho các dự án. Việc này tỉnh đã có chỉ đạo chấn chỉnh, nhưng vẫn tiếp tục tái diễn. 

Do vậy, tại hội nghị sơ kết tình hình kinh tế - xã hội tháng 1 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 2 vừa qua, ông Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, đề nghị các chủ đầu tư và các địa phương cần nghiêm túc rút kinh nghiệm, không để tái diễn tình trạng trên. Đồng thời nghiêm khắc phê bình các chủ đầu tư có các dự án đến nay chưa đầy đủ thủ tục đầu tư để được giao kế hoạch vốn.

Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cũng đề nghị các đơn vị chức năng, chủ đầu tư cần khẩn trương hoàn thiện các thủ tục, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các dự án đầu tư công nguồn ngân sách địa phương, chậm nhất ngày 21/2/2022 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, trình UBND tỉnh trước ngày 25/2/2022. Sau thời gian này, nếu các chủ đầu tư không hoàn thành, đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo cụ thể, nếu cần thiết điều chỉnh sang cho các dự án khác.

Thủ tướng cho phép đầu tư dự án bất động sản25.000 tỷ đồng tại Vân Đồn

Mới đây, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 208/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng - giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn.

Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến là 24.883 tỷ đồng và được lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu thầu. Địa điểm thực hiện Dự án là khu vực Ao Tiên, xã Hạ Long, thuộc Khu kinh tế Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Mục tiêu của dự án là xây dựng mới đồng bộ tổng thể hệ thống hạ tầng kỹ thuật, công trình Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng - vui chơi giải trí cao cấp, sân golf và khu dân cư Monbay Vân Đồn. Đầu tư và kinh doanh đa dạng hóa các cơ sở lưu trú, loại hình lưu trú và dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí chất lượng cao; đầu tư, kinh doanh khu đô thị có hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, văn minh, hiện đại. Trong đó, sản phẩm nhà ở của dự án sẽ gồm: biệt thự (236 căn), nhà phố - nhà liền kề (257 căn), nhà ở chung cư cao tầng (2.614 căn).

Dự án có quy mô khách lưu trú khoảng 3.000 người/ngày và quy mô dân số là 9.800 người. Diện tích thuộc phạm vi dự án là 299,64 ha, trong đó, diện tích đất liền là 279,54 ha và diện tích khu vực biển là 20,1 ha.

Thời hạn hoạt động của dự án tối đa là 70 năm. Tiến độ thực hiện dự án trong vòng 9 năm, tính từ quý II/2022 đến hết quý IV/2030.

UBND tỉnh Quảng Ninh được giao chịu trách nhiệm tổ chức đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đấu thầu. Việc thực hiện dự án phải đảm bảo giữ nguyên diện tích Khu di chỉ khảo cổ Ba Vũng, khoanh vùng bảo vệ đối với khu vực bảo vệ và bổ sung phương án bảo tồn và phát huy giá trị của di tích, bảo đảm không tác động xấu đến tính toàn vẹn của di tích, di sản theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình triển khai, nếu phát hiện thêm di chỉ khảo cổ, di vật, cổ vật thì cần tuân thủ đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Giải quyết mọi khiếu kiện liên quan đến bồi thường, hỗ trợ tái định cư trước khi triển khai đầu tư xây dựng. Đồng thời phối hợp với Bộ Quốc phòng giải quyết dứt điểm, hoàn thành các thủ tục giao, nhận đối với diện tích 37  ha đất quốc phòng theo quy định của pháp luật.

Phú Yên chuẩn bị mặt bằng, vật liệu để khởi công cao tốc trước 20/11

Ban quản lý dự án 7 (Bộ GTVT) vừa làm việc với tỉnh Phú Yên về việc phối hợp triển khai Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc qua Phú Yên.

Cao tốc Chí Thạnh có điểm đầu trùng với điểm cuối của cao tốc Quy Nhơn - Chí Thạnh, điểm cuối kết nối với hầm đường bộ Đèo Cả. Tổng chiều dài trên 49km, đi qua các địa phương: Huyện Tuy An, TP Tuy Hòa, huyện Phú Hòa, huyện Tây Hòa và TX Đông Hòa. Trong giai đoạn 1, đường cao tốc được thiết kế nền đường 17m gồm 4 làn xe, tốc độ thiết kế 80km/h. Hướng tuyến cơ bản đi song song và cách quốc lộ 1 từ 0,5-3,5km; đồng thời đảm bảo an toàn với tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.

Để Dự án được triển khai thuận lợi, Ban quản lý dự án 7 đã kiến nghị UBND tỉnh Phú Yên những vấn đề liên quan đến các hạng mục, đặc biệt phối hợp chặt chẽ trong công tác giải phóng mặt bằng. Qua đó, trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư, Ban 7 đề nghị các địa phương có cao tốc đi qua cần triển khai đồng thời một số công việc liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư...quyết liệt, kịp thời và hiệu quả để đảm bảo bàn giao 70% diện tích mặt bằng các gói thầu xây lắp khởi công trước 20/11 năm nay. Về vật liệu xây dựng phục vụ dự án, Ban quản lý dự án 7 kiến nghị địa phương khẩn trương rà soát, triển khai trước thủ tục cấp phép khai thác các mỏ khoáng sản để đáp ứng nhu cầu của dự án khi triển khai thi công...

Trước các đề xuất này, ông Đào Mỹ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên nhấn mạnh: Công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư, chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất trồng lúa nước hai vụ trở lên, nguồn vật liệu xây dựng... là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện dự án. Vì vậy, UBND tỉnh sẽ theo dõi sát sao, chỉ đạo các địa phương trong quá trình triển khai ngay từ khâu chuẩn bị để tiểu dự án giải phóng mặt bằng đoạn dự án đi qua được hoàn thành đúng kế hoạch.

“Tỉnh Phú Yên sẽ ban hành quyết định giao các địa phương tổ chức thực hiện tiểu dự án giải phóng mặt bằng sau khi dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Về công tác chuẩn bị mỏ vật liệu, các sở, địa phương liên quan rà soát lại quy hoạch để tham mưu trình UBND tỉnh trước ngày 10/3. Sở Giao thông vận tải có nhiệm vụ làm cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan đôn đốc các công việc thuộc trách nhiệm của tỉnh trong quá trình thực hiện dự án; tham mưu kịp thời những vướng mắc để UBND tỉnh xem xét giải quyết theo đúng quy định pháp luật”- ông Đào Mỹ nhấn mạnh.

Eco Land khảo sát dự án trang trại điện gió vùng biển Kỳ Anh

Công ty CP Eco Land vừa được UBND tỉnh Hà Tĩnh đồng ý chủ trương cho phép khảo sát dự án nhà máy điện gió biển Kỳ Anh với khoảng 6.161 ha trên mặt biển.

Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cho biết thông tin trên, và doanh nghiệp này được phép nghiên cứu, khảo sát Dự án điện gió thuộc địa phận các xã Kỳ Xuân, Kỳ Phú (huyện Kỳ Anh) với diện tích nghiên cứu, khảo sát khoảng 6.161 ha trên mặt biển.

Chủ trương này dựa trên đề xuất của Công ty CP Eco Land và ý kiến từ các sở, ngành, địa phương. Việc khảo sát, nghiên cứu dự án được thực hiện trong phạm vi vùng biển 6 hải lý trở vào. UBND tỉnh Hà Tĩnh giao Công ty CP Eco Land tự chịu mọi kinh phí để thực hiện công việc liên quan đến khảo sát, nghiên cứu dự án nêu trên và trong mọi trường hợp kinh phí này không được hoàn trả.

Thời gian thực hiện chủ trương trên là 18 tháng kể từ ngày đồng ý chủ trương, bao gồm cả thời gian khảo sát đo gió. Trường hợp quá thời hạn nêu trên mà dự án vẫn chưa được cấp có thẩm quyền bổ sung vào quy hoạch thì văn bản cho chủ trương này hết hiệu lực.

UBND tỉnh yêu cầu Công ty CP Eco Land trong quá trình khảo sát, nghiên cứu dự án, nhà đầu tư chịu trách nhiệm chủ động phối hợp chặt chẽ với các sở, ngành, đơn vị, địa phương liên quan để nghiên cứu, tính toán, đảm bảo dự án khả thi, chất lượng, tuân thủ các quy định của pháp luật; không làm ảnh hưởng, vi phạm đến các công trình liên quan đã có, các quy hoạch an ninh quốc phòng, quy hoạch du lịch, rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, các quy hoạch liên quan, hiện trạng các công trình công cộng, các dự án và các vấn đề an sinh xã hội.

Trước đó, tháng 10/2021, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải cũng đã đồng ý chủ trương cho phép Công ty CP Tập đoàn Đức Thắng nghiên cứu, khảo sát thực hiện cụm điện gió trên diện tích khoảng 2.698 ha đất liền và khoảng 4.416 ha trên mặt biển tại huyện Kỳ Anh, TX Kỳ Anh với tổng mức đầu tư dự kiến 13.893 tỷ đồng.

Công ty CP Tập đoàn Đức Thắng (trụ sở tại TP Hà Tĩnh) đề xuất với UBND tỉnh Hà Tĩnh đầu tư dự án cụm nhà máy điện gió Kỳ Anh có công suất 148,5MW tại huyện Kỳ Anh và TX Kỳ Anh có tổng kinh phí 5.206 tỷ đồng. Diện tích nghiên cứu khảo sát dự án là 3.937 ha, dự kiến xây dựng 33 tuabin gió. Sản lượng điện sản xuất khoảng 481.229MWh/năm, doanh thu dự kiến 949 tỷ đồng/năm.

Dự án điện gió trên biển có công suất dự kiến 200MW được đầu tư xây dựng tại khu vực biển xã Kỳ Ninh - TX Kỳ Anh với tổng mức đầu tư 8.687 tỷ đồng. Diện tích nghiên cứu khảo sát dự án khoảng 4.416 ha, xây dựng 40 tuabin gió trên biển với sản lượng điện sản xuất 563.054MWh/năm, doanh thu dự kiến 1.280 tỷ đồng/năm.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm khu vực Tây Nam Bộ

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải vừa có buổi làm việc trực tuyến về triển khai các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ giai đoạn 2021-2025 khu vực Tây Nam Bộ.

Theo đó, các Dự án giao thông trọng điểm khu vực Tây Nam Bộ giai đoạn 2021 - 2025 hiện có 5 dự án đang triển khai và 6 dự án chuẩn bị đầu tư.

Trong đó, dự án Mỹ Thuận - Cần Thơ (tỉnh Vĩnh Long - Đồng Tháp) đang được triển khai, có tổng chiều dài 22,97 km, qua địa bàn tỉnh Vĩnh Long (12,53 km) và tỉnh Đồng Tháp (10,44 km), đến nay đã bàn giao mặt bằng đạt 97%.

Dự án đường cao tốc Cao Lãnh - An Hữu (Đồng Tháp, Tiền Giang) đang thực hiện chủ trương đầu tư. Tổng chiều dài tuyến khoảng 27,43 km, với quy mô đường cao tốc 4 làn xe. Ban quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận đang phối hợp Vụ Kế hoạch Đầu tư (Bộ Giao thông Vận tải) hoàn chỉnh thủ tục để trình Thủ tướng chủ trương đầu tư trong tháng 2/2022 (dự kiến Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư trong tháng 4/2022; dự kiến trình bộ thẩm định, duyệt dự án cuối tháng 8/2022, tuyển chọn tư vấn thiết kế, đấu thầu xây lắp và khởi công dự án đầu năm 2023).

Dự án nâng cấp tuyến Cao Lãnh - Lộ Tẻ (Đồng Tháp và Cần Thơ), đã phê duyệt chủ trương đầu tư. Tổng chiều dài tuyến khoảng 28,8 km, thảm mặt đường hiện hữu, bổ sung nút giao và đường gom. Ban QLDA Mỹ Thuận đã chuẩn bị các nội dung để tuyển chọn tư vấn, nghiên cứu lập hồ sơ dự án đầu tư (dự kiến lập và trình duyệt dự án đầu tư trước tháng 6/2022, đấu thầu và khởi công trước tháng 12/2022).

Dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh đã phê duyệt chủ trương đầu tư. Hiện Ban QLDA Mỹ Thuận mời thầu tư vấn các gói thầu khảo sát (dự kiến ký các hợp đồng tư vấn vào đầu tháng 3/2022, lập và trình duyệt dự án đầu tư trước tháng 6/2022, đấu thầu xây lắp và khởi công quý III/2023).

Ông Trần Trí Quang - Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết, để đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, tỉnh sẽ phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải, các bộ, ngành và đơn vị liên quan để thực hiện tốt các công trình. Về vấn đề khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng, tỉnh sẽ tổ chức đối thoại với các hộ dân để sớm giải quyết vướng mắc về mặt bằng để triển khai đúng tiến độ.

Các dự án đã đầu tư và chuẩn bị đầu tư gồm có: cảng Trần Đề, cầu Đại Ngãi, mở rộng Quốc lộ 1, tuyến đường cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng - Trần Đề.

Trong đó, Dự án mở rộng Quốc lộ 1 (đoạn từ TP. Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang đến huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng có 9,3 km cần giải phóng mặt bằng. Đến nay, tỉnh đã bàn giao mặt bằng được 6,25 km phía bên tay phải hướng từ Cần Thơ - Sóc Trăng; phần còn lại dự kiến sẽ bàn giao dứt điểm trong tháng 4/2022.

Đối với dự án cảng Trần Đề, Sóc Trăng đang khẩn trương lập nội dung đề xuất Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Sóc Trăng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự kiến nội dung này sẽ hoàn thành, trình Bộ Giao thông Vận tải trong tháng 4/2022.

Dự án tuyến đường bộ cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng - Trần Đề có tổng chiều dài 188,2 km, trong đó đoạn qua địa bàn tỉnh Sóc Trăng có chiều dài 56,67 km. Nhằm đẩy nhanh tiến độ, tạo thuận lợi cho tỉnh trong việc kêu gọi đầu tư khu bến Trần Đề (cảng nước sâu), góp phần phát triển kinh tế - xã hội, Sóc Trăng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải xem xét, chấp thuận cho tỉnh thực hiện nhiệm vụ chủ đầu tư dự án đối với đoạn qua địa bàn tỉnh.

Sóc Trăng cam kết triển khai đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ và chịu trách nhiệm trong quản lý, điều hành dự án theo quy định. Bên cạnh đó, tỉnh kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải đẩy nhanh tiến độ, sớm triển khai Dự án cầu Đại Ngãi (giai đoạn 1); đồng thời sớm có kế hoạch hỗ trợ tỉnh đầu tư đường dẫn từ cầu Đại Ngãi (giai đoạn 2) kết nối với Quốc lộ 60 hiện hữu.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể đề nghị, 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang cần quyết liệt hơn nữa trong công tác giải phóng mặt bằng dự án mở rộng tuyến Quốc lộ 1, để bàn giao chủ đầu tư trong thời gian sớm nhất. Tỉnh thành lập ngay Ban Chỉ đạo, Ban điều hành dự án Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng - Trần Đề để xúc tiến các công việc có liên quan để Bộ Giao thông Vận tải sớm trình Chính phủ, Quốc hội trong thời gian tới.

Đối với cảng Trần Đề, Bộ trưởng đề nghị tỉnh khẩn trương triển khai các công việc có liên quan, có vướng mắc, khó khăn gì cần đề xuất ngay để giải quyết.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nhấn mạnh, các công trình giao thông trọng điểm của khu vực Tây Nam Bộ đã được bố trí vốn ổn định. Vấn đề hiện nay là các địa phương cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Giao thông Vận tải và các bộ, ngành liên quan để đẩy nhanh tiến độ thực hiệc các dự án giao thông ở địa phương mình. Lãnh đạo các tỉnh cần theo dõi tiến độ của từng dự án nhằm có những chỉ đạo và tháo gỡ khó khăn kịp thời để đảm bảo tiến độ giải ngân đúng tiến độ như đã cam kết với Thủ tướng Chính phủ.

Bộ GTVT ủng hộ Đồng Nai triển khai tuyến đường sắt nhẹ kết nối Sân bay Long Thành

Bộ GTVT vừa có công văn số 1388/BGTVT – KHĐT gửi UBND tỉnh Đồng Nai về đề xuất của tỉnh này với nội dung xây dựng Dự án đường sắt nhẹ kết nối Cảng hàng không quốc tế Long Thành.

Tại công văn này, Bộ GTVT cho rằng, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021, trong đó tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành có chiều dài khoảng 38km, qua địa phận tỉnh Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh, với lộ trình đầu tư trong giai đoạn đến năm 2030.

Đồng thời, tuyến đường sắt này đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào danh mục quốc gia các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025 tại Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 1/11/2021.

Một đoàn tàu đường sắt nhẹ do Siemen chế tạo.

Hiện nay, dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành được Bộ GTVT xác định là một trong những dự án động lực của kỳ trung hạn tiếp theo nhằm tăng cường các phương thức vận tải kết nối với Cảng hàng không quốc tế Long Thành và đã bố trí vốn chuẩn bị đầu tư từ năm 2022 để triển khai nghiên cứu.

Vào đầu tháng 12/2021, UBND tỉnh Đồng Nai có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét giao UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thực hiện dự án đường sắt nhẹ Thủ Thiêm - Long Thành.

Tại văn bản số 13306/BGTVT-KHĐT ngày 14/12/2021 gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ GTVT ủng hộ đề xuất của UBND tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, do tuyến đường sắt nêu trên đi qua địa phận TP HCM nên theo quy định tại khoản 3 Điều 5 Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư, đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai thống nhất với UBND TP HCM để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Dự án tuyến đường sắt nhẹ Thủ Thiêm – sân bay Long Thành có điểm đầu tại ga Thủ Thiêm,Tp Thủ Đức, TP HCM, điểm cuối tại Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tuyến có chiều dài 37,5km, tổng mức đầu tư sơ bộ khoảng 40.566 tỷ đồng; hình thức đầu tư dự kiến là PPP.

Dự án tuyến đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu có điểm đầu tại ga Trảng Bom (khổ đường 1.435mm) huyện Trảng Bom , tỉnh Đồng Nai; điểm cuối tại cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Dự án có chiều dài 65km, tổng mức đầu tư 50.822 tỷ đồng; hình thức đầu tư dự kiến là PPP. 

Mục tiêu của UBND tỉnh Đồng Nai là sớm triển khai tuyến đường sắt nhẹ này để sớm đưa vào khai thác đồng bộ với tiến độ của Cảng hàng không quốc tế Long Thành vào năm 2025.

Dự án hạ tầng giao thông tạo đà cho các địa phương bứt phá

Hà Tĩnh, Quảng Trị, Bình Định… đang hoàn thiện các công trình hạ tầng giao thông quan trọng, kết nối liên vùng - một trong những yếu tố góp phần đưa các địa phương phát triển bứt phá.

Trong năm 2022, Quảng Trị tập trung triển khai nhiều Dự án trọng điểm, trong đó có đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây... Ông Võ Văn Hưng, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, Quảng Trị vừa ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số ngày 8/1/2022 của Chính phủ, Kết luận số 175 của Tỉnh ủy và Nghị quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022.

Mục tiêu của Chương trình hành động là quán triệt chủ đề năm 2022 của tỉnh đã được Ban Thường vụ Tỉnh ủy xác định là “Trách nhiệm, kỷ cương - Thích ứng an toàn - Thúc đẩy tăng trưởng”. “Một trong những mục tiêu quan trọng chính là tận dụng tốt mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, ông Hưng cho hay.

Nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ..., Quảng Trị tập trung triển khai các dự án trọng điểm từ nguồn vốn đầu tư công và nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước. Trong đó, tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án có quy mô lớn, có tính chất lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo đã được phê duyệt quy hoạch.

Quảng Trị cũng đề ra các chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế, xã hội, môi trường. Trong đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) từ 6,5-7%, GRDP bình quân đầu người đạt 65- 66 triệu đồng, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt khoảng 24.000 tỷ đồng. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 4.150 tỷ đồng, gồm thu nội địa 3.500 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu 650 tỷ đồng...

Với Hà Tĩnh, kết cấu hạ tầng giao thông ngày càng được đầu tư hoàn thiện, đồng bộ, kết nối liên vùng, đáp ứng nhu cầu vận chuyển, lưu thông hàng hóa là một trong những yếu tố góp phần đưa tỉnh này phát triển, dần trở thành một trong những cực phát triển của khu vực Bắc Trung bộ.

Ông Trần Văn Tùng, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Hà Tĩnh cho hay, trong năm 2021, đã có nhiều công trình giao thông trọng điểm được thi công hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng tại địa phương như: cầu Thọ Tường bắc qua sông La, nâng cấp tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng đoạn Xuân Trường - Thạch Bằng, xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương (Dự án Lramp)…

Ngành giao thông tỉnh Hà Tĩnh cũng đang gấp rút triển khai, nâng cấp 14 công trình, dự án như: Tuyến đường ven biển Xuân Hội - Thạch Khê - Vũng Áng giai đoạn II 151 tỷ đồng; Dự án cải tạo, nâng cấp ĐT.553 đoạn từ Km49+900 tới Km74+680 (đường Hồ Chí Minh vào Đồn Biên phòng Bản Giàng, huyện Hương Khê) 34 tỷ đồng; Dự án đường nối Quốc lộ 1 đi Khu du lịch biển Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh) hơn 88 tỷ đồng.

Năm 2022, Hà Tĩnh dự kiến đầu tư cải tạo mặt đường, chỉnh trang hạ tầng kỹ thuật đường Quang Trung đoạn từ đường Nguyễn Huy Lung đến cầu Hộ Độ và bổ sung một đơn nguyên cầu Hộ Độ, trị giá 157 tỷ đồng; xây dựng đường Hàm Nghi kéo dài, trị giá 386 tỷ đồng; cải tạo, nâng cấp ĐT.553 đoạn từ Lộc Yên đến đường Hồ Chí Minh, trị giá 266 tỷ đồng.

Tại Bình Định, dịp Tết Nguyên đán, đã về đích 2 tuyến đường ven biển đoạn Cát Tiến - Đề Gi và đường vào Cảng hàng không Phù Cát với tổng vốn đầu tư khoảng 1.600 tỷ đồng. Ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định cho hay, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến hết sức phức tạp, các công trình này đều hoàn thành kịp tiến độ, đảm bảo chất lượng.

Thời gian tới, các đoạn còn lại của tuyến đường ven biển Bình Định, 3 tuyến đường kết nối phía Tây tỉnh với tuyến đường ven biển tiếp tục được gấp rút triển khai. “Cùng với tuyến cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Bình Định, tôi tin tưởng, các dự án này hoàn thành sẽ tạo nên mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương tăng tốc phát triển”, ông Dũng nhấn mạnh.

Theo ông Dũng, từ nay đến năm 2025, Bình Định xây dựng hoàn thành Dự án tổng thể tuyến đường ven biển tỉnh Bình Định dài gần 118 km (từ TP. Quy Nhơn đến phường Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn), tổng vốn đầu tư hơn 7.500 tỷ đồng.

Năm 2021, Bình Định là một trong những địa phương có hàng loạt công trình giao thông trọng điểm về đích đúng tiến độ, giúp Bình Định “miễn nhiễm” với dịch Covid-19 để đón dòng vốn đầu tư đổ về. Cụ thể, Bình Định đã thu hút được 93 dự án đầu tư, với tổng vốn trên 104.340,19 tỷ đồng (giảm 40% về số dự án, tăng 102,22% về tổng vốn thu hút đầu tư so với năm 2020).

Cần giải phóng nguồn tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng

Dự báo mỗi năm Việt Nam sẽ thiếu tới 15 tỷ USD tài trợ cho hạ tầng, trong đó tài trợ của khu vực quốc tế và tư nhân sẽ có vai trò thiết yếu.

Theo ông Trần Tuấn Phong, Đồng Trưởng nhóm Công tác Cơ sở hạ tầng Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam thường niên (VBF), ước tính mỗi năm, Chính phủ Việt Nam có thể tài trợ từ 15 - 18 tỷ USD (tương đương 7% GDP) cho chi tiêu cơ sở hạ tầng trong tổng nhu cầu đầu tư hàng năm từ 25 - 30 tỷ USD cho cơ sở hạ tầng (bao gồm cả ngành điện).

Do đó, dự báo mỗi năm Việt Nam sẽ thiếu tới 15 tỷ USD tài trợ cho hạ tầng, trong đó tài chính và tài trợ của khu vực tư nhân sẽ có vai trò thiết yếu khi mức trần nợ công của Việt Nam được thiết lập ở mức 60% GDP. 

Đánh giá Việt Nam đã phát triển được công suất đáng kể điện gió và điện mặt trời trong những năm gần đây, nhưng theo ông Phong, hoạt động phát triển này chủ yếu được thực hiện với tài trợ của các ngân hàng trong nước và khu vực hoặc các ngân hàngđánh giá rủi ro doanh nghiệp chứ không phải rủi ro Dự án. Cơ cấu tài trợ cũng thường dựa trên hình thức giảm thiểu rủi ro tín dụng, thường là bảo lãnh của ngân hàng trong nước hoặc nhà tài trợ dự án. 

Nguyên nhân được ông Phong nêu ra là do năng lực vay vốn ngân hàng theo phương thức IPP thường không thể áp dụng hình thức tài trợ có chi phí vốn thấp hơn và có thể vay với thời hạn dài hơn so với nguồn tài trợ trong nước. Ngoài ra, hạn chế về thanh khoản, lãi suất cao, thiếu nguồn tài trợ dài hạn, và giới hạn theo ngành của khu vực ngân hàng trong nước sẽ dẫn tới phụ thuộc nợ nước ngoài nhiều hơn để tài trợ cho phát triển hạ tầng trong thập kỷ tới. 

Ông Phong cảnh báo tình trạng không có nguồn tài trợ dự án quốc tế dẫn tới rủi ro về phát triển và nguồn tài trợ cho Việt Nam trong ngắn hạn.

Do đó, Nhóm Công tác Cơ sở Hạ tầng đề nghị Chính phủ bắt đầu thực hiện chương trình cải thiện sự tham gia trong nửa đầu năm 2022 với các tổ chức hàng đầu thuộc khu vực tư nhân và các định chế tài chínhđa phương để giải phóng nguồn tài trợ dự án cần thiết cho các dự án cơ sở hạ tầng của Việt Nam trong giai đoạn đến năm 2030.

Bên cạnh đó, cần đánh giá về cách thức áp dụng Quyết định 1604 đối với dự án PPP và ở một mức độ nhất định đối với dự án IPP, cải thiện sự tham gia của các tổ chức đa phương (MLA) trong cung cấp bảo lãnh MLA để giảm thiểu rủi ro quốc gia và hỗ trợ phát triển dự án cơ sở hạ tầng, dự án năng lượng tái tạo và LNG quy mô lớn.

Nhóm công tác Cơ sở Hạ tầng cũng “ủng hộ mạnh mẽ” việc tiếp tục thực hiện các đề xuất gần đây của Chính phủ nhằm sửa đổi Điều 4 của Luật Điện lực và cho phép khu vực tư nhân đầu tư vào cơ sở hạ tầng lưới điện.

Việt Nam đang trở thành cứ điểm sản xuất mới của thế giới

Ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài tìm đến Việt Nam và từng bước đưa Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất mới của thế giới.

Thông tin được đăng tải những ngày gần đây, Hãng tin Sputnik của Nga đã gọi Việt Nam là “cứ điểm sản xuất mới của thế giới”. Viện dẫn các con số xuất khẩu kỷ lục, dòng vốn đầu tư nước ngoài đang dồn dập đổ vào Việt Nam, Sputnik đã chứng minh điều này.

Trên thực tế, điều này đã được nhắc đến từ lâu, đặc biệt là trong thời gian gần đây, khi xu hướng ngày càng nhiều nhà đầu tư nước ngoài dốc vốn vào Việt Nam. Khi đại dịch Covid-19 bùng phát, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy, các tập đoàn lớn, như lời của Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài Đỗ Nhất Hoàng, đã chọn Việt Nam là địa điểm để “tái định vị” sản xuất.

Sau Intel, Samsung, LG, ngày càng nhiều doanh nghiệp tìm đến Việt Nam. Chẳng hạn, Foxconn, Luxshare, Winston, Compal, Pegatron… Các nhà đầu tư này đều đã, đang đầu tư lớn tại Việt Nam, và đang tiếp tục có kế hoạch mở rộng đầu tư.

Trong số đó, Samsung có thể coi là ví dụ điển hình. Kể từ khi bắt đầu triển khai “đại kế hoạch” đầu tư tại Việt Nam vào năm 2008, dù trước đó đã có nhà máy sản xuất TV quy mô nhỏ ở TP.HCM, Samsung - tính đến cuối năm 2021 - đã “dốc” 18 tỷ USD để xây dựng 3 tổ hợp công nghệ cao ở Bắc Ninh, Thái Nguyên và TP.HCM. Cộng thêm Dự án mới được bổ sung 920 triệu USD ở Thái Nguyên mới đây, thì tổng cộng, Samsung đã đầu tư tại Việt Nam 19,2 tỷ USD. Con số này giúp Samsung giữ vững vị thế là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.

Với Samsung, Việt Nam chính là cứ điểm sản xuất toàn cầu hoàn chỉnh. Thậm chí, theo chia sẻ của ông Choi Joo Ho, Tổng giám đốc Samsung Việt Nam, nếu như trước đây, Samsung đầu tư chủ yếu vào dây chuyền sản xuất, thì trong thời gian tới, sẽ tập trung vào cả các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D).

Hiện tại, Trung tâm R&D mới của Samsung, với vốn đầu tư 220 triệu USD, vẫn đang được xây dựng tại Khu đô thị Tây Hồ Tây (Hà Nội).

Theo kế hoạch, trung tâm này sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022 và tập trung nghiên cứu những xu hướng công nghệ mới của thế giới, như AI, Big Data, IoT..., không chỉ góp phần nâng vị thế của Việt Nam lên một tầm cao mới, trở thành cứ điểm R&D chiến lược, mà còn đóng góp vào việc phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam.

Chính sự xuất hiện của các nhà đầu tư lớn như Samsung đã giúp Việt Nam trở thành cứ điểm sản xuất mới của thế giới. Và thậm chí, không chỉ là cứ điểm sản xuất các mặt hàng truyền thống như dệt may, da giày trước đây, mà là các sản phẩm công nghệ cao.

Trong một báo cáo được công bố vào cuối năm 2021, Savills Việt Nam đã nhận định rằng, từ một nền kinh tế với các ngành công nghiệp thâm dụng lao động, Việt Nam đang tiếp tục chuyển đổi sang các ngành công nghiệp có giá trị cao.

“Các ngành công nghiệp giá trị thấp đang dần dần hình thành ở những khu vực khác tại Đông Nam Á. Nguyên nhân là do Việt Nam không còn áp dụng các chính sách ưu đãi như trước, nên việc tìm kiếm nguồn lao động cũng như đất đai giá rẻ tại Việt Nam trở nên khá khó khăn. Tuy nhiên, nhà đầu tư của những ngành công nghiệp có giá trị cao tại nước ngoài vẫn lạc quan về sự tăng trưởng dài hạn của Việt Nam”, ông John Campbell, Quản lý bộ phận bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam nhận định.

Nhìn vào các số liệu thống kê về tình hình xuất nhập khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây, có thể thấy rõ điều này. Trước đây, dệt may, da giày, dầu thô là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, nhưng nay, điện thoại di động, đồ điện tử, máy tính đã “soán ngôi”.

Số liệu từ Bộ Công thương, năm 2021, xuất khẩu các sản phẩm máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt kim ngạch xuất khẩu 50,828 tỷ USD, giữ vị trí số 2 trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Vị trí quán quân tiếp tục thuộc về điện thoại di động và linh kiện, với 57,54 tỷ USD, tăng 12,4% so với năm 2020.

Trong đó, xuất khẩu điện thoại và linh kiện sang thị trường Trung Quốc đạt 15,18 tỷ USD, tăng 23%; sang thị trường Mỹ đạt trị giá 9,69 tỷ USD, tăng 10,3%; sang EU (27 nước) đạt 7,89 tỷ USD, giảm 9,1%... so với năm trước.

Samsung tiếp tục là doanh nghiệp đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu này. Năm 2021, Samsung Việt Nam đạt doanh thu 74,2 tỷ USD, tăng 14% so với với năm 2020. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu đạt 65,5 tỷ USD, tăng 16% so với năm 2020. Đây là thành tích rất đáng ghi nhận trong bối cảnh thị trường đang gặp nhiều khó khăn do tác động của đại dịch Covid-19.

Theo ông Choi Joo Ho, có 3 yếu tố chính giúp Samsung đạt được thành quả này. Trước hết, đó là sự hỗ trợ trợ toàn diện của Chính phủ Việt Nam và chính quyền các địa phương nơi Samsung và các nhà cung cấp đặt nhà máy. Nhờ vậy, dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, nhưng quá trình sản xuất của Samsung không bị gián đoạn.

“Để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn này, cũng không thể không kể đến nỗ lực của các nhân viên Việt Nam cũng như các nhân viên Hàn Quốc, khi sẵn sàng ở lại nhà máy theo quy định ‘3 tại chỗ’ nhằm duy trì hoạt động sản xuất ổn định”, ông Choi Joo Ho nói.

Và yếu tố thứ ba, tất nhiên là sự hồi phục của thị trường. Hiện nay, nhu cầu đối với các thiết bị di động đang hồi phục, nhất là với các dòng điện thoại chiến lược, như Galaxy Z Fold 3 và Galazy Z Flip 3…

“Các dòng sản phẩm này đã gây được tiếng vang lớn trên thị trường toàn cầu và đều đang được sản xuất tại Việt Nam, do đó, đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng doanh thu và kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam”, ông Choi Joo Ho nói.

Không chỉ Samsung, mà các nhà đầu tư khác, như Intel, LG, Foxconn… vẫn đang không ngừng mở rộng đầu tư và các hoạt động sản xuất tại Việt Nam. Khi các hoạt động này được đẩy lên cao, thì Việt Nam chắc chắn sẽ trở thành cứ điểm sản xuất mới của thế giới.

Thái Bình: Khởi công, động thổ 3 dự án tổng vốn đầu tư 240 triệu USD

Ngày 18/2, tại Khu công nghiệp Green iP-1 (Khu kinh tế Thái Bình) diễn ra lễ khởi công, động thổ 3 dự án thứ cấp với tổng vốn đầu tư 240 triệu USD.

Đó là Dự án đầu tư nhà máy Lotes của Công ty TNHH Lotes, Dự án đầu tư nhà máy Ohsung Vina của Công ty TNHH Ohsung Vina và Dự án của Công ty TNHH Quốc tế Nam Tài Thái Bình.

Dự án đầu tư nhà máy Lotes Thái Thụy Việt Nam của Công ty TNHH Lotes Việt Nam tại Khu công nghiệp Liên Hà Thái, quy mô 150.000 m2, vốn đầu tư 120 triệu USD, sản xuất chân kết nối ram, cáp nối cho máy tính và thiết bị điện tử, linh kiện, cấu kiện kim loại dùng cho máy móc lắp ráp chân nối Ram và thiết bị đầu nối, công suất trên 1 triệu sản phẩm/năm cung cấp cho các Tập đoàn Samsung, Sony...

Dự án Nhà máy Ohsung Vina Thái Bình quy mô xây dựng 6 ha, tổng vốn 40 triệu USD, chủ đầu tư là Công ty TNHH Ohsung Vina, doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Ohsung của Hàn Quốc, chuyên sản xuất linh, phụ kiện màn hình máy tính, điện thoại, ti vi, các sản phẩm điện và điện tử.

Dự án do Công ty TNHH Quốc tế Nam Tài Thái Bình làm chủ đầu tư trên quy mô 42 ha, tổng mức đầu tư 80 triệu USD xây dựng trung tâm thiết kế thời trang của New World Fashion lớn nhất miền Bắc Việt Nam. Cùng với đó là xây dựng, kinh doanh nhà xưởng, văn phòng cho thuê với những nhà đầu tư có công nghệ hiện đại, tiên tiến tại khu công nghiệp Green iP-1.

Ông Bùi Thế Long – Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Green I Park cho biết: Sự kiện các dự án đồng loạt khởi công, động thổ đã đánh dấu bước tiến quan trọng ngay từ đầu năm 2022 của Khu công nghiệp Green iP – 1 (Khu kinh tế Thái Bình). Hiện thực hóa đầu tư xây dựng Green iP – 1 trở thành KCN kiểu mẫu để thu hút các dự án hiện đại, công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Với lợi thế nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng đang dần đồng bộ, cơ chế ưu đãi trong Khu kinh tế và đặc biệt là sự quan tâm, ủng hộ cao của lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, địa phương, đến nay đã có rất nhiều nhà đầu tư, các tập đoàn lớn quan tâm, mong muốn đầu tư vào Khu công nghiệp.

Tổng giám đốc Bùi Thế Long mong tiếp tục nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện, song hành của các lãnh đạo tỉnh, Ban quản lý Khu kinh tế, các sở, ban, ngành, địa phương để Công ty tiếp tục hoàn thiện đồng bộ Khu công nghiệp tiên phong trong Khu kinh tế Thái Bình.

Đại diện các chủ đầu tư của 3 dự án cũng bày tỏ cảm ơn tới lãnh đạo tỉnh Thái Bình, Ban Quản lý Khu kinh tế, các sở, ban, ngành, địa phương cùng chủ đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp Green iP – 1 đã tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ các thủ tục hành chính, mặt bằng sạch,… để các dự án được thực hiện đúng tiến độ. Đồng thời cam kết sẽ đưa các nhà máy sớm đi vào hoạt động, tạo việc làm ổn định cho lao động địa phương và đóng góp tích cực vào ngân sách cũng như sự phát triển kinh tế của Thái Bình.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Khắc Thận khẳng định: Sự kiện diễn ra trong những ngày đầu năm mới 2022 có ý nghĩa quan trọng, tạo không khí phấn khởi, khí thế thi đua sản xuất sôi nổi ngay từ đầu năm, tạo động lực phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra trong năm 2022.

Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá cao sự năng động và cam kết của Công ty cổ phần Green I – Park về một khu công nghiệp chất lượng cao, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại và các khu dịch vụ vận hành đạt tiêu chuẩn quốc tế, một khu công nghiệp xanh, sạch và phát triển bền vững, sẵn sàng đón các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư sản xuất kinh doanh.

Đồng thời đề nghị các nhà đầu tư cần quản lý chặt chẽ tiến độ, chất lượng công trình, có kế hoạch bố trí bộ máy, tuyển dụng đội ngũ chuyên môn để sớm đưa dự án vào hoạt động hiệu quả; các sở, ban, ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với các nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án; Công ty cổ phần Green I – Park tiếp tục thực hiện đầu tư các hạng mục hạ tầng khu công nghiệp Green iP -1, kêu gọi thu hút các nhà đầu tư tiềm năng và thực hiện các cam kết với các nhà đầu tư thứ cấp...

Nghệ An yêu cầu kiểm điểm, xử lý đơn vị chậm giải ngân vốn đầu tư công

UBND tỉnh Nghệ An yêu cầu các cá nhân đứng đầu đơn vị chưa giải ngân hết chỉ tiêu kế hoạch vốn được giao, báo cáo rõ nguyên nhân và tổ chức kiểm điểm về các nguyên nhân này…

Theo UBND tỉnh Nghệ An, hiện toàn tỉnh có 35 Dự án chưa giải ngân hết kế hoạch đầu tư công năm 2021 (từ 300 triệu đồng trở lên), trong đó có 6 dự án nguồn ngân sách Trung ương, 9 dự án nguồn vốn nước ngoài và 25 dự án nguồn ngân sách địa phương.

Trong số này, một số đơn vị còn tồn số vốn chưa giải ngân lớn như Sở Giao thông Vận tải với các dự án, như: dự án đường ven biển đoạn từ Nghi Sơn Thanh Hóa đến Cửa Lò Nghệ An (Km7-Km 76) còn chậm giải ngân lên đến 450 tỷ đồng; Dự án đường giao thông trục chính dọc trung tâm thị trấn Quán Hành, huyện Nghi Lộc…

Lý giải nguyên nhân, theo đại diện Sở Giao thông Vận tải Nghệ An cho rằng, do mới được giao kế hoạch đầu tư công vào tháng 9/2021; ngoài ra còn vướng bởi công tác GPMB…

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nghệ An Lê Hồng Vinh cho biết, tỉnh đã ban hành Công văn số 896/UBND-KT về việc kiểm điểm, xử lý các trường hợp giải ngân chậm kế hoạch đầu tư công năm 2021.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc các sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các Ban Quản lý dự án; các chủ đầu tư của các dự án chưa giải ngân hết chỉ tiêu kế hoạch vốn được giao (dự án có số vốn chưa giải ngân trên 300 triệu đồng) báo cáo làm rõ nguyên nhân, lý do khách quan, chủ quan không giải ngân hết kế hoạch vốn được giao; tổ chức kiểm điểm, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc chậm giải ngân vốn các dự án.

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An, tổng cộng nguồn đầu tư công tập trung năm 2021 được bố trí cho 206 dự án, tính đến cuối tháng 12/2021, còn 70 dự án giải ngân dưới 85% trong đó có 67 dự án giải ngân dưới mức bình quân chung của tỉnh (dưới 72,9%).

Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nghệ An Nguyễn Xuân Đức lý giải, nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công chậm là do dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, nhiều huyện, thành, thị phải thực hiện giãn cách xã hội trong thời gian dài để phòng, chống dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư công nói riêng.

Bên cạnh đó, năm 2021 là năm đặc thù, kế hoạch giao chủ yếu cho các công trình chuyển tiếp của giai đoạn 2016-2020 chuyển sang, các dự án này hầu hết hoặc là đã cơ bản hoàn thành đang làm thủ tục quyết toán, hoặc là đang vướng mắc giải phóng mặt bằng, vướng mắc trong thi công phải điều chỉnh dự án, thiết kế dự toán… Vì vậy, việc triển khai mất nhiều thời gian hơn, các dự án khởi công mới chưa đủ điều kiện giao kế hoạch vốn đầu năm, phải chờ sau khi được Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 mới có cơ sở triển khai thực hiện (tháng 9 mới được giao vốn) nên tiến độ triển khai chậm hơn, ông Đức cho hay.

Khởi công Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Bình

Chiều 18/2, Tòa nhà Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Thái Bình cao 15 tầng được khởi công xây dựng, cùng khối nhà 5 tầng được chỉnh trang với tổng vốn đầu tư 225 tỷ đồng.

Phát biểu tại lễ khởi công, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thái Bình Nguyễn Quang Hưng cho biết: Đây là công trình thiết thực thực hiện Nghị quyết Trung ương 6, khóa XII của Trung ương Đảng về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, với quan điểm sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành y tế là nòng cốt...

Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, nhiều vấn đề mới phát sinh biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, đang ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của nhân dân. Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, các cơ sở y tế của tỉnh đều quá tải, đã bộc lộ các vấn đề về cơ sở vật chất, trang thiết bị, khả năng cơ động xử lý phòng chống dịch bệnh khi có tình huống phát sinh trên diện rộng còn bất cập, hạn chế.

Việc đầu tư xây dựng tòa nhà sẽ giúp hoàn thiện cơ sở vật chất cho ngành y tế dự phòng, tạo điều kiện cho ngành tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Mặc dù trong điều kiện nguồn vốn ngân sách còn hạn chế, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và an toàn của người dân là trên hết cùng với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Thái Bình đã bố trí nguồn vốn để đầu tư xây dựng công trình.

Phó Chủ tịch Nguyễn Quang Hưng cũng yêu cầu Ban quản lý dự án xây dựng của tỉnh và các nhà thầu, các đơn vị tư vấn tiếp tục nâng cao tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, khoa học, đổi mới để quá trình triển khai dự án được đảm bảo.

Các sở, ngành tạo điều kiện để chủ đầu tư hoàn thành nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát đảm bảo thi công an toàn, chất lượng.

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu đầu tư hệ thống trang thiết bị chuyên ngành đảm bảo đồng bộ ngay sau khi hoàn thành xây dựng, sớm đưa công trình đi vào hoạt động, đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Thoát chết trong vụ cháy ở Hoài Đức: cậu thanh niên nguy kịch
  • Eximbank ra mắt gói ưu đãi tín dụng đặc biệt cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
  • MSB tiếp tục đẩy mạnh thanh toán xuyên biên giới
  • Vì sao Bitcoin không phá mốc 100.000 USD?
  • Chị em giành nhau 2.000 m2 đất thừa kế
  • 6 nguyên tắc thanh toán tiền an toàn khi mua nhà, đất
  • Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Tiếp tục tăng
  • Giá xăng dầu hôm nay 23/11: Giá dầu cao nhất 2 tuần qua
推荐内容
  • Chồng tôi chắp tay xin vợ quay về
  • Chiều nay, giá xăng dầu trong nước dự báo tiếp tục giảm
  • Thủ tướng dự Hội nghị Thượng đỉnh kinh doanh Việt Nam
  • 35 năm khẳng định vị thế nhà bán lẻ hàng đầu Việt Nam của Saigon Co.op
  • Gia đình nghèo lay lắt sống chung với bệnh ung thư, thần kinh
  • Cửa hàng ở Hà Nội giảm giá 'đỉnh nóc, kịch trần' tới 90% nhân Black Friday