【kqbd levante】Không có nguồn vốn từ ngân hàng, dự án BOT lấy vốn ở đâu?
Tín dụng cho BOT giao thông: Ngân hàng phải tính toán và quyết tâm cao | |
BOT giao thông: Không giải quyết dứt điểm khó hút vốn đầu tư | |
BOT giao thông: Cần cái nhìn toàn diện |
Nguy cơ trở thành nợ xấu
Đề cập đến thực trạng vốn vay của các doanh nghiệp thực hiện các dự án giao thông hiện nay, bà Vân Anh, đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, trong thời gian qua vốn cho các BOT phần lớn là từ ngân hàng, nhưng nhiều dự án đã không đạt như dự kiến. Nguyên nhân chủ yếu là do lộ trình tăng phí không được thực hiện, cùng với đó là yêu cầu giảm phí, mất an ninh tại một loại dự án...
Điều này dẫn tới nguy cơ nhiều khoản vay của dự án BOT sẽ chuyển thành nợ xấu. Cho đến thời điểm hiện tại ngân hàng cho vay dự án BOT đạt 110.000 tỷ đồng, trong đó 1/2 dự án doanh thu không đạt như dự kiến. Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải, các địa phương và Chính phủ với mong muốn tháo gỡ khó khăn cho các dự án. Tuy nhiên, đến nay vấn đề vẫn không xử lý được dứt điểm.
“Vì vậy, việc cần làm hiện nay là tháo gỡ khó khăn của các dự án BOT hiện tại để khơi thông tín dụng cho các dự án về sau. Nếu không làm được nợ xấu sẽ ngày càng tăng cao, khó có vốn cho các dự án BOT mới”, bà Vân Anh cho biết thêm.
Theo TS Cấn Văn Lực, bản chất của đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) là chia sẻ lợi ích, chia sẻ rủi ro và tối ưu hoá lợi ích công và tư. Về cơ cấu nguồn vốn, thông thường dự án hạ tầng giao thông sẽ gồm 4 nguồn vốn. Đầu tiên là vốn tự của chủ sở hữu từ 15-20%.
Thứ 2 là từ tổ chức tín dụng thông thường chiếm từ 40-50%. Trong đó vai trò quan trọng là ngân hàng phát triển với nguồn vốn trung và dài hạn. Tuy nhiên, hiện nay ngân hàng phát triển của Việt Nam đang trong quá trình tái cơ cấu nên chưa đáp ứng được vốn cho doanh nghiệp. Trong khi đó các ngân hàng thương mại hiện tại chủ yếu huy động vốn vay ngắn hạn, nếu cho vay dài hạn sẽ dẫn tới rủi ro kỳ hạn, tiềm ẩn nợ xấu.
Thứ 3 là từ thị trường vốn, cụ thể là trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu công trình theo thời gian dự án. Nguồn vốn này chiếm khoảng 20% dự án. Cuối cùng là vốn từ các quỹ.
“Cái khó nhất hiện nay là cấu trúc tài chính phức tạp. Thông thường quốc tế sẽ có tư vấn để tối ưu hoá nguồn vốn. Chúng ta không thể làm theo hình thức các dự án nhỏ mà không có tư vấn để tối ưu hoá nguồn vốn”, TS Cấn Văn Lực cho biết thêm.
Không thể làm theo hình thức các dự án nhỏ mà không có tư vấn đề tối ưu hoá nguồn vốn. Ảnh: Internet. |
Ưu tiên trong việc huy động vốn
Cho ý kiến thêm về quy định xem phát hành trái phiếu là nguồn vốn thứ cấp trong dự thảo Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), TS Cấn Văn lực cho rằng là không phù hợp và cần thiết. Việc huy động vốn theo hình thức nào nên là phương án của doanh nghiệp, quan trọng là tối ưu hoá lợi ích. Hiện nay việc huy động vốn ngân hàng thương mại đang rất khó. NHNN cũng có quy định vay dự án chuyên biệt, với loại hình doanh nghiệp BOT là xong dự án sẽ giải tán. Với loại hình này rủi ro sẽ lớn hơn doanh nghiệp thông thường với trọng số rủi ro lên tới 160% trong khi doanh nghiệp thường chỉ là 100%, vì vậy việc huy động vốn qua thị trường trái phiếu là rất quan trọng với doanh nghiệp BOT.
TS Nguyễn Đức Kiên, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh, PPP sinh ra từ việc nguồn lực tài chính quốc gia không đáp ứng được mong mỏi của nhà nước, vì vậy phải chia sẻ, trong điều kiện xã hội, nhà đầu tư trong nước và quốc tế vẫn có khả năng huy động vốn tốt hơn nhà nước. Khi so sánh lợi ích của huy động vốn trong xã hội với việc nhà nước đứng ra bảo lãnh vốn vay cho thấy xu hướng huy động vốn từ các thành phần kinh tế khác có hiệu quả hơn thì nhà nước sẽ đứng ra nhượng quyền. Lúc này nhà nước có 2 vai, vừa là chủ đầu tư, vừa là nhà quản lý.
Cũng theo TS Nguyễn Đức Kiên, các doanh nghiệp được quyền ưu tiên, khi các cơ quan quản lý nhà nước, kinh doanh tiền tệ không đáp ứng được, cần sự can thiệp của nhà nước thì họ được ưu tiên. Các doanh nghiệp dự án cũng được quyền phát hành trái phiếu riêng lẻ và điều này sẽ được quy định tại phần nói về huy động vốn tại luật Doanh nghiệp.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú: Theo quy định, các ngân hàng chỉ được sử dụng 40% vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, thời gian tới, tỷ lệ này sẽ tiếp tục giảm xuống còn 30%. Trong khi hầu hết các dự án BOT giao thông lại vay vốn dài hạn từ 10-15 năm, nên khi cho vay, các ngân hàng phải tính tới các vấn đề về tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn, “trần” tín dụng, hệ số an toàn vốn (CAR)… Nếu các ngân hàng cho vay không kịp bổ sung vốn tự có thì khả năng cho các dự án BOT vay vốn là không cao, trong khi ngân hàng còn phải cung ứng tín dụng cho các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, các ngân hàng sẽ cố gắng trong điều kiện, khả năng cân đối nguồn vốn để đảm bảo an toàn, hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng. |
(责任编辑:World Cup)
- ·Tỉ lệ bồi thường quá thấp, có nên bắt buộc mua bảo hiểm xe máy?
- ·Lãi suất ngày 25/4: Một số ngân hàng giảm mạnh
- ·Lãi suất ngày 27/3: Ngân hàng nào niêm yết lãi suất tiền gửi cao nhất?
- ·Chứng khoán châu Á vẫn đi lên trước những bất ổn thương chiến
- ·Tiểu thuyết kinh dị liệu có được lột xác trong năm 2025?
- ·Cổ phiếu PVL của Đầu tư Nhà Đất Việt bị huỷ niêm yết bắt buộc
- ·Chính thức vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia
- ·Không có ngoại lệ đối với gian lận xuất xứ
- ·Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề xuất nghỉ Tết Ất Tỵ 9 ngày liên tục
- ·Chủ tịch Hà Nội trần tình về nghi vấn lợi ích nhóm trong dự án nước sạch
- ·15 ngày tổng kiểm soát ô tô kinh doanh vận tải, CSGT xử lý 22 nghìn vi phạm
- ·Bộ Giáo dục khẳng định không nên quan ngại về tính độc quyền sách giáo khoa mới
- ·Ngày 15/2: Giá vàng miếng SJC biến động trái chiều, vàng thế giới tiếp đà đi xuống
- ·Dự báo thời tiết hôm nay 12/11: Bắc Bộ nắng ấm trước ngày không khí lạnh về, Nam Bộ mưa rào rải rác
- ·Agribank và 10 thành tựu nổi bật năm 2024
- ·Nhiều ngân hàng rao bán lại tài sản, có bất động sản giảm giá 25% sau 3 tháng
- ·AMM 53: Nhật Bản cam kết chi 1 triệu USD hỗ trợ ASEAN chống dịch
- ·Quảng Ninh phát động giải báo chí “Quảng Ninh: Hành trình đột phá và vươn cao”
- ·Chi tiết iPhone SE đã được xác định trước ngày ra mắt
- ·Ấn Độ và Trung Quốc hoàn tất rút quân khỏi khu vực tranh chấp